Hình 3 .5 Các nhà đều tông cao nền nhà, nền sân để tránh lũ
Hình 3.11 Một số hình ảnh về hệ thống CSHT tại xã Hưng Nhân
Bảng 3.9: Mức độ đánh giá của người dân về hệ thống cơ sở hạ tầng xã Hưng Nhân. Hệ thống CSHT Đáp ứng tốt Cơ bản đáp ứng Đáp ứng chưa tốt Đê 40% 52% 8% Kè 30% 57% 13% Kênh mương 36% 52% 12% Đường sá 29% 51% 20%
Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra của tác giả, năm 2019
Qua bảng tổng hợp trên, có thể thấy sự đánh giá cao của người dân về hệ thống cơ sở hạ tầng (đê, kè, kênh mương, đường sá) trong việc thích ứng với biến
đổi khí hậu. Mức đánh giá đáp ứng tốt và cơ bản đáp ứng chiếm tỷ lệ ≥ 80 %. Một số đoạn đường nội đồng còn chưa được kiên cố hóa nên trong việc di chuyển cứu hộ cứu nạn còn gặp hạn chế. Ngoài ra, hệ thống mương nổi được xây dựng từ năm 1994 đã không còn đem lại hiệu quả trong sản xuất, thậm chí còn gây chia cắt xã Hưng Nhân thành 2 xã mỗi khi có lũ, gây khó khăn cho việc cứu hộ, cứu nạn. Phỏng vấn ông Trần Đình Hoàn- chủ tích UBND xã Hưng Nhân cho biết: “Chúng tôi đã nhiều lần đề xuất lên huyện và tỉnh để phá bỏ hệ thống mương nổi này, tuy nhiên bao năm nay vẫn chưa được giải quyết”.
Các công trình công cộng của xã như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa đều được sửa sang và nâng cấp lại. Xã Hưng Nhân đã có nhà cộng đồng tránh lũ, đường vào khu di tích, trường mầm non đạt chuẩn, 9/9 xóm của xã có nhà văn hóa chung. Trong 5 năm qua 2013-2018 tổng vốn đầu tư các công trình hạ tầng là 34,9 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 6,1 tỷ đồng.
Nhà cộng đồng tránh lũ xã Hưng Nhân được hình thành bởi 70% nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ thiên tai miền Trung tài trợ, 20% từ ngân sách tỉnh và 10% từ nguồn ngân sách xã. Ngôi nhà gồm 2 tầng, mỗi tầng 400 m2, tầng dưới có 3 phòng, trong đó có 1 phòng dùng để cấp cứu bệnh nhân bão lụt. Tầng trên là hội trường, trong nhà bố trí bếp nấu ăn, bể chứa nước ngọt, bàn ghế để cho người dân nghỉ ngơi khi sơ tán lụt. Theo thiết kế, nhà đủ chỗ cho 400 người sơ tán. Đây là địa điểm để sơ tán người già trẻ em trong bão lụt. Cùng với trạm xá xã, trường học nhà cộng đồng tránh lũ sẽ giảm áp lực sơ tán dân trong bão lụt, giúp người dân bám trụ để sống chung với lũ.