Thuyền phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn đặt trong khuôn viên xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại xã hưng nhân, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 75 - 104)

Hình 3 .5 Các nhà đều tông cao nền nhà, nền sân để tránh lũ

Hình 3.14 Thuyền phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn đặt trong khuôn viên xã

Bảng dưới đây tổng hợp một số vật dụng mà các hộ dân được phỏng vấn đã chuẩn bị để thích ứng với tác động biến đổi khí hậu

Bảng 3.10: Các vật dụng các hộ dân sử dụng để thích ứng BĐKH TT Biện pháp Lựa chọn TT Biện pháp Lựa chọn Không 1 Bao cát 30% 70% 2 Dây thừng, dây thép 79% 21% 3 Thuyền bè 13% 87% 4 Áo phao 24% 76% 5 Thuốc men 90% 10% 6 Vật dự trữ nước 91% 9% 7 Xà gỗ 12% 88% 8 Khác Bạt che

Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra của tác giả, năm 2019

Các vật dụng chủ yếu được người dân sử dụng là dây thừng, dây thép, thuốc men, vật dự trữ nước. Một số vật dụng cần thiết cho việc cứu hộ cứu nạn như áo phao, thuyền bè, xà gỗ… thì tỷ lệ lựa chọn đang còn thấp, điển hình như áo phao tỷ lệ chỉ 24% người dân lựa chọn.

Về phương tiện sinh hoạt và sản xuất: Phần lớn các hộ dân đều có các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu như xe máy, ti vi, điện thoại, bếp gas….Phương tiện sản xuất các hộ gia đình đang từng bước cơ giới hóa, một số hộ gia đình do điều kiện khó khăn nên chưa có vốn đầu tư nên phương tiện còn thủ công, sơ sài.

3.2.5. Nguồn vốn tài chính

Xã Hưng Nhân là xã thuần nông, nền kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, lại chịu ảnh hưởng không nhỏ từ thời tiết và biến đổi khí hậu, nhiều hộ gia đình kinh tế còn khó khăn nên nguồn lực tài chính của các gia đình còn hạn chế. Theo thống kê phiếu điều tra, thu nhập chính của gia đình chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ trong đó nông nghiệp chiếm 41%, dịch vụ/buôn bán chiếm 24%. Số người có thu nhập ổn định từ lương và phụ cấp chỉ chiếm 10%.

Thu nhập bình quân đầu người của xã Hưng Nhân năm 2011 là 12 triệu đồng/người/năm. Đến năm 2018, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2,7 lần đạt 33,2 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt tỷ lệ 7% [31]. Theo số liệu điều tra, mức thu nhập của người dân xã tập trung chủ yếu mức 800.000-1.500.000 đồng/người/tháng là 23% và trên 1.500.000 đồng/người/tháng là 51%.

Phỏng vấn bác Võ Văn Q làm nghề đánh bắt thủy sản ở xóm 9 xã Hưng Nhân cho biết: “Nhà tui (tôi) thu nhập không ổn định, có tháng nước về thì nhiều tôm, nhiều cá, tháng lũ thì không đi thuyền được nên cũng không đánh bắt được mấy”.

Do chính sách hỗ trợ người nông dân của Chính phủ trong việc vay vốn mà những năm gần đây, việc tiếp cận vốn của người dân trong xã đã dễ dàng hơn rất nhiều. Nguồn vốn cho việc sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất có thể được vay từ ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện. Lãi suất, thời gian, tài sản thế chấp và hình thức trả gốc lẫn lãi có sự linh hoạt hơn. Tuy nhiên nguồn vốn chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của cuộc sống. Một số hộ dân muốn vay vốn lớn để kinh doanh hoặc chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay này.

Qua khảo sát người dân, chỉ 26/90 người (29%) được phỏng vấn trả lời được hỗ trợ tài chính trong công tác khắc phục hậu quả do thiên tai, thời tiết cực đoan gây ra. Nguồn hỗ trợ này chủ yếu từ các cấp địa phương và các tổ chức từ thiện cá

nhân. Tuy nhiên nguồn hỗ trợ này không đáng kể lắm, chỉ đủ đáp ứng một phần chi tiêu và lương thực trong một thời gian ngắn, không đáp ứng được nhu cầu khôi phục hoạt động sản xuất cho người dân.

Phỏng vấn bà Bùi Thị T về hỗ trợ khi lũ lụt xảy ra, bà cho biết: “Khi lụt đến nhà tui (tôi) được phát áo phao, mì tôm, chăn màn, quần áo, gạo. Việc ủng hộ này thường do các nhà sư và các công ty quyên góp. Tiền được phát chỉ được có mấy chục nghìn.”

Từ kết quả khảo sát thực tế như đã phân tích ở trên, có thể thấy được năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng có những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục để làm cơ sở đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở xã Hưng Nhân.

Bảng 3.11: Đánh giá năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng của xã Hưng Nhân

Tiêu chí Điểm mạnh Điểm yếu

Nguồn vốn con người

- Tỷ lệ người biết chữ và lao động qua đào tạo của xã khá là cao; - Người dân địa phương có kinh nghiệm đối phó với thiên tai; - Người dân nhận được sự hỗ trợ để ứng phó với Biến đổi khí hậu; - Người dân đã có tính chủ động trong các biện pháp phòng chống khắc phục hậu quả BĐKH (chằng chống nhà cửa, làm gác xép, nâng cao nền sân nền nhà);

- Người dân đã thay đổi để thích ứng với BĐKH như chuyển đổi hướng sản xuất, thay đổi mùa vụ; - Người dân đã được tham gia các

- Người dân mới chỉ nhận biết BĐKH thông qua sự thay đổi tần suất và cường độ của các hiện tượng thiên tai, thời tiết cực đoan; - Người dân chủ yếu tiếp nhận thông tin qua các phương tiện thông tin truyền thống, các hình thức tiếp nhận thông tin nhanh như từ internet còn chiếm tỷ lệ thấp;

- Tỷ lệ đổi mới kỹ thuât trong sản xuất chiếm tỷ lệ thấp (23%);

Tiêu chí Điểm mạnh Điểm yếu

lớp tập huấn, tuyên truyền về BĐKH do các tổ chức thực hiện;

Nguồn vốn tự nhiên

- Điều kiện khí hậu phù hợp với trồng các loại cây ngắn ngày; - Đất có lượng phù sa lớn được bồi đắp từ 2 con sông;

- Xâm nhập mặn làm tăng hiệu quả khai thác con rươi đem lại nguồn lợi kinh tế lớn.

- Cây trồng và vật nuôi còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi các hiện tượng thiên tai, thời tiết bất thường;

- Lượng phù sa bồi đắp quá lớn ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng cây trồng;

- Hạn hán, ngập úng làm ảnh hưởng chất lượng nước và nhu cầu trong sinh hoạt, sản xuất.

Nguồn vốn xã hội

- Là xã có lịch sử lâu đời nên người dân có tính cộng đồng cao; - Công tác phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu được xã quan tâm, cùng với các lực lượng (công an xã, ban chỉ huy quân sự và các ban ngành) đã có sự phối hợp với nhau;

- Trong công tác tuyên truyền xã hội, đã xây dựng được lực lượng xung kích để thực hiện tuyên truyền.

- Đã hình thành một số mô hình liên kết sản xuất tuy nhiên còn ở số lượng ít, chất lượng chưa cao, đầu ra sản phẩm chưa chủ động;

Nguồn vốn vật chất

- Cơ sở hạ tầng tốt, được chú trọng đầu tư xây dựng trong những năm gần đây;

- Cơ sở vật chất, phương tiện phòng chống thiên tai đã được

- Một số tuyến đường nội đồng chưa được kiên cố hóa gây khó khăn trong việc cứu hộ cứu nạn; - Tuyến kênh nổi nay đã không phát huy được hiệu quả, làm chia

Tiêu chí Điểm mạnh Điểm yếu

trang bị;

- Người dân chủ động trong việc chuẩn bị các vật dụng cần thiết để thích ứng với BĐKH

cắt xã mỗi khi có lũ.

- Tỷ lệ người dân được cung cấp áo phao, phao tròn đang còn thấp (chiếm 24% qua khảo sát thực địa)

Nguồn vốn tài chính

- Thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm;

- Chính sách vay vốn thay đổi làm cho người dân tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn.

- Tỷ lệ người có thu nhập ổn định thấp (chiếm 10% qua khảo sát thực địa);

- Hỗ trợ tài chính sau thiên tai còn thấp, chưa đủ để giúp người dân khôi phục lại sản xuất.

3.3 Những bất cập, hạn chế trong thích ứng với BĐKH của cộng đồng xã Hưng Nhân Hưng Nhân

Qua kết quả điều tra thực tế cùng với các tài liệu, số liệu thu thập được, năng lực thích ứng của cộng đồng xã Hưng Nhân trước những tác động của BĐKH vẫn còn những bất cập, hạn chế như:

- Hàng năm xã Hưng Nhân có tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho nhân dân trong xã về thiên tai và các biện pháp phòng ngừa mà chưa nhấn mạnh đến nguyên nhân, tác động của biến đổi khí hậu vì vậy người dân mới chỉ nhận biết biến đổi khí hậu thông qua sự thay đổi tần suất và cường độ của các hiện tượng thiên tai, thời tiết cực đoan;

- Người dân chủ yếu tiếp nhận thông tin về thiên tai, thời tiết nguy hiểm qua các phương tiện thông tin truyền thống, các hình thức tiếp nhận thông tin nhanh như từ internet, mạng xã hội còn chưa phổ biến;

- Người dân đã thay đổi để thích ứng với BĐKH như chuyển đổi hướng sản xuất, thay đổi mùa vụ tuy nhiên tỷ lệ đổi mới kỹ thuật trong sản xuất của các hộ dân còn đang chiếm tỷ lệ thấp (chỉ 23% qua điều tra thực tế);

- Lũ lụt kéo dài bồi lắng lượng phù sa bồi đắp quá lớn ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng cây trồng;

- Xã đã hình thành một số mô hình liên kết sản xuất tuy nhiên số lượng còn ít, chất lượng sản phẩm chưa cao,chưa mang tính chất sản xuất hàng loạt, đầu ra sản phẩm chưa chủ động, chủ yếu là kinh doanh hộ cá nhân;

- Một số tuyến đường nội đồng chưa được kiên cố hóa gây khó khăn trong việc cứu hộ cứu nạn. Tuyến kênh nổi nay đã không phát huy được hiệu quả, làm chia cắt xã mỗi khi có lũ.

- Tỷ lệ người dân được trang bị áo phao, phao tròn đang còn thấp (chiếm 24% qua khảo sát thực tế)

- Hỗ trợ tài chính sau thiên tai còn thấp, chưa đủ để giúp người dân khôi phục lại sản xuất.

3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An dựa vào cộng đồng tại xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Dựa trên năng lực thích ứng với BĐKH và những bất cập trong việc thích ứng với BĐKH của cộng đồng xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, một số giải pháp được đưa ra như sau:

Để các hoạt động thích ứng với BĐKH có hiệu quả, đồng bộ ở các ngành và lĩnh vực thì cần lồng ghép các hoạt động thích ứng trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các cấp, các ngành, lĩnh vực. Song song với đó cần đưa các vấn đề về thích ứng với BĐKH vào nghị quyết của Đảng ủy và Hội đồng nhân dân các cấp. Tăng cường công tác giám sát của các cơ quan cấp trên về việc thực hiện lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và của các ngành, lĩnh vực.

Xã Hưng Nhân cần chú trọng tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức cho người dân về BĐKH. Chính quyền địa phương cần đa dạng các hình thức tuyên truyền để tác động sâu hơn vào nhận thức người dân như tổ chức các cuộc thi về tìm hiểu nguyên nhân và tác động của BĐKH bằng các hình thức như hát dân ca, thi đố vui câu hỏi; làm các pano, tranh ảnh quảng cáo dán trên các bảng thông tin tại các xóm để người dân nhìn thấy tác động của BĐKH đối với đời sống. Có các hoạt động cụ thể hưởng ứng các ngày lễ về môi trường như Ngày môi trường thế

giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Chiến dịch Giờ Trái đất… để tăng hiệu quả truyền thông BĐKH.

Thông qua hoạt động tuyên truyền, chính quyền và người dân cùng nhau cải tiến, xây dựng các biện pháp thích ứng với BĐKH như lên kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết từng mùa vụ như chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng ngô đối với diện tích thường xuyên bị hạn, trồng xen canh các loại cây để tận dụng tối đa nguồn đất; đổi mới kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi cho người dân thay vì đang thủ công như hiện tại. Có các biện pháp chống rét, chống nóng cho trâu bò và gia súc gia cầm, bổ sung dinh dưỡng, tiêm phòng dịch bệnh, che chắn chuồng trại để tránh thiệt hại trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm giữa cán bộ với người dân, giữa các hộ gia đình với nhau qua các buổi sinh hoạt sẽ giúp tăng khả năng thích ứng với BĐKH của người dân trong xã. Tạo điều kiện cho người dân được tham gia đóng góp ý kiến về việc phòng, chống thích ứng với BĐKH.

Người dân cần tăng cường học hỏi, áp dụng, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới sẽ giúp phần nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng chống chọi với thời tiết của cây trồng và vật nuôi.

Điều kiện khí hậu khắc nghiệt khiến cây trồng, vật nuôi bị chết, vì vậy chuồng trại cần được che chắn kỹ vào mùa đông; làm mát thoáng khí vào mùa hè. Sử dụng màn lưới, vòm ni lông để che chắn rau màu, hoa màu trong điều kiện thời tiết nắng nóng, làm luống đất cao để hạn chế ngập úng cây trồng. Điều chỉnh lịch thời vụ cho phù hợp với điều kiện thời tiết của địa phương. Khi có cảnh báo về mưa lớn, bão, lũ lụt nên chủ động thu hoạch sớm với phương châm “Xanh nhà hơn già đồng”.

Lựa chọn các giống cây trồng phù hợp với loại đất phù sa được bồi đắp hàng năm sau lũ lụt như cây ngô. Người dân có thể chọn các giống lúa ngắn ngày để thời gian thu hoạch sớm mà vẫn đảm bảo năng suất. Thực hiện cải tạo nguồn đất: Thau chua, rửa mặn đối với vùng đất ven sông bị nhiễm mặn; đối với vùng đất có lượng phù sa quá lớn ảnh hưởng tới canh tác thì cần xúc bỏ bớt lượng phù sa bồi lắng.

Chủ động xử lý nguồn nước sau mưa lũ để đảm bảo vệ sinh nguồn nước, tránh dịch bệnh xảy ra. Tận dụng lợi thế có giá trị kinh tế cao từ con rươi, cần xác định thời điểm xuất hiện rươi để đón mùa thu hoạch rươi hiệu quả tối đa.

Phát triển, nhân rộng các tổ hợp tác sản xuất như tổ hợp tác làm nghề đan lát, tổ hợp tác sản xuất lúa giống… Tuy đây là hình thức không mới nhưng việc tổ chức các tổ hợp tác này sẽ tận dụng được nguồn vốn nhỏ từ các hộ dân, đi tìm đầu ra cho sản phẩm. Khi tham gia vào các tổ hợp tác sản xuất này, người dân sẽ có cơ hội được hỗ trợ về mặt kiến thức, có thêm cơ hội để quản lý, sáng tạo ra sản phẩm, mang lại thu nhập cao hơn giúp cải thiện đời sống. Chủ động liên kết với những điểm tiêu thụ để tạo nguồn đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Do việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính còn khó khăn đối với các hộ dân nên cộng đồng dân cư cần lập thành các nhóm tiết kiệm để tạo năng lực tài chính trong nội tại. Chính quyền xã hỗ trợ cho người dân trong hồ sơ thủ tục vay vốn với các tổ chức tín dụng.

Huy động nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nước ngoài để phát triển các hoạt động sản xuất cho xã và người dân.

Số lượng thuyền cứu hộ của xã chưa đủ đáp ứng hết nhu cầu công tác cứu hộ cứu nạn cho người dân, vì thế xã nên chủ động kết hợp với các hộ gia đình làm nghề đánh bắt thủy sản huy động thuyền có sẵn để cùng chính quyền giúp đỡ người dân khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, huy động các nguồn vốn hợp pháp để trang bị cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại xã hưng nhân, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 75 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)