Nguồn vốn xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại xã hưng nhân, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 67)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã

3.2.3. Nguồn vốn xã hội

Là một xã có lịch sử lâu đời nên người dân xã Hưng Nhân có tính cộng đồng cao. Các hộ dân trong xã liên kết lại với nhau hình thành nên một số mô hình phát triển kinh tế theo hình thức hợp tác xã như mô trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap, mô hình VAC…Vài năm trở lại đây, một số hộ dân đã mạnh dạn đưa các loại rau hàng hóa như bắp cải, xúp lơ, cà rốt, bí đỏ lấy ngọn vào trồng thử và bước đầu đã thu lại một số tín hiệu khả quan. Các mô hình này được sự hỗ trợ của các tổ chức cũng như của cán bộ kỹ thuật từ các sở, ban, ngành của tỉnh về hỗ trợ tập huấn, đào tạo kiến thức giúp người dân tạo ra được các mô hình sản xuất phù hợp và có tính hiệu quả hơn. Tuy nhiên đầu ra tiêu thụ sản phẩm vẫn còn hạn chế. Chủ yếu là thương lái tự tìm đến mua và tự cung tự cấp trong xã. Bước đầu mới chỉ có cây ngô

là được mua bởi các tập đoàn TH, Vinamilk. Đây là vấn đề cần giải quyết, tạo ra các mô hình liên kết để tạo đầu ra cho sản phẩm.

Bên cạnh trồng trọt và chăn nuôi, đánh bắt thủy sản cũng là một ngành chủ yếu của xã Hưng Nhân. Tuy nhiên, việc đánh bắt thủy sản còn ở mức độ thủ công, sơ sài, chủ yếu các hộ gia đình tự đánh bắt và tự tìm đầu ra tiêu thụ, chưa có mối liên kết xã hội giữa các hộ gia đình với nhau.

Hình 3.9: Một số hoạt động sản xuất trên địa bàn xã Hưng Nhân

Người dân địa bàn xã Hưng Nhân phần lớn đều tham gia tích cực vào các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội như Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cứu chiến binh, Đảng, đoàn thanh niên… Thông qua việc tham gia các tổ chức và hội này đã giúp người dân thêm cơ hội được tham gia học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận được các thông

tin và sản xuất và đời sống, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp. Qua đó giúp cho việc phát triển sản xuất, hình thành mạng lưới thị trường nông sản, tăng mối liên kết giữa các hộ dân để giúp đỡ nhau lúc khó khăn.

Xã Hưng Nhân là một trong các xã trọng điểm của huyện Hưng Nguyên về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vì vậy công tác phòng chống biến đổi khí hậu của xã hàng năm được các cấp lãnh đạo tập trung chỉ đạo từ đầu mỗi năm.Sự phối hợp giữa UBND xã cùng các lực lượng xung kích PCTT- TKCN được thể hiện như sau: Hàng năm UBND xã đã tổ chức hội nghị mở rộng quân dân chính Đảng từ xã đến xóm để tổng kết công tác hoạt động của năm trước và triển khai nhiệm vụ cho năm tiếp theo, luôn đảm bảo đúng thời gian quy định trong tháng 4 hàng năm. UBND xã đã chỉ đạo các xóm triển khai tốt phương án khắc phục phòng chống hạn hán, chủ động bơm nước và điều tiết nước hợp lý phục vụ sản xuất đạt hiệu quả cao. Xã thực hiện triển khai việc kiểm tra rà soát và sửa chữa các vật tư, phương tiện phục vụ cho công tác phòng chống biến đổi khí hậu, tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo đáp ứng phương châm “4 tại chỗ” : Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ. Ban chỉ huy Quân sự của xã luôn trong tư thế đầy đủ lực lượng phương tiện hậu cần đảm bảo công tác cứu hộ cứu nạn. Công an xã hàng năm lên kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự cho nhân dân khi có thiên tai, thời tiết nguy hiểm xảy ra.

Các ban ngành đã có sự phối hợp và phân rõ vai trò trong kế hoạch xây dựng hàng năm của xã để đảm bảo cho công tác phòng ngừa ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp như: Ban nông nghiệp chủ động tham mưu hướng dẫn cho nhân dân gieo cấy và thu hoạch đúng mùa vụ; bộ phận tài chính xã đảm bảo nguồn kinh phí dự phòng đáp ứng xử lý ứng cứu khi có tình huống bất ngờ xảy ra; ban địa chính- xây dựng đảm bảo giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng cho xã; trạm y tế xã bên cạnh việc được cấp thuốc dự trữ hàng năm thì cũng chuẩn bị thêm đầy đủ cơ số thuốc và hóa chất phục vụ công tác ứng cứu khi có thiên tai xảy ra.

Trong công tác di dời: Mỗi khi mực nước ở sông Lam lên báo động 1 thì 5/9 xóm giáp ranh với sông Lam của xã Hưng Nhân thường bị cô lập hoàn toàn. UBND xã đã lập kế hoạch để di dời dân đến nơi an toàn, đặc biệt có thể sang xã lân cận Hưng Châu.

Hàng năm xã Hưng Nhân luôn ký hợp đồng với xã Hưng Châu (là xã tiếp giáp với xã Hưng Nhân, nằm ở trong đê Tả Lam) về việc di dời nhân dân đến nơi an toàn mỗi khi có lũ lụt xảy ra. Với phương châm “4 tại chỗ” nên UBND xã, Ban chỉ huy PCLB xã thường xuyên chủ động các nguồn lực, phương tiện, cơ sở, vật chất; chế độ, chính sách bảo đảm cho lực lượng xung kích phòng, chống, khắc phục thiên tai.

Bên cạnh công tác phòng, chống, công tác khắc phục hậu quả thiên tai hàng năm được luôn được Đảng ủy, UBND xã, Mặt trận tổ quốc tổ chức triển khai một cách khẩn trương, tích cực. Các ban ngành đoàn thể đã kịp thời tổ chức thăm hỏi, động viên những gia đình bị thiệt hại nặng nề, tiến hành giúp đỡ nhân dân sửa chữa, vệ sinh môi trường. Thông qua Mặt trận tổ quốc, Hội chữ thập đỏ đã kêu gọi nhiều nguồn lực của các tập thể và các nhà hảo tâm hỗ trợ hàng và tiền cho nhân dân, góp phần ổn định đời sống sinh hoạt của nhân dân sau thiên tai.

Trong công tác tuyên truyền xã hội, xã Hưng Nhân đã xây dựng lực lượng xung kích tình nguyện để thực hiện việc tuyên truyền cũng như diễn tập các phương án cứu hộ cứu nạn. Năm 2015, hưởng ứng chương trình Dự án giảm thiểu rủi ro do Hội chữ thập đỏ Na Uy phối hợp với TW Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã tài trợ và hỗ trợ tập huấn cho Đội xung kích xã ứng phó với thiên tai. Năm 2016, đội xung kích tình nguyện xã đã phối hợp với Hội chữ thập đỏ huyện Hưng Nguyên và tỉnh Nghệ An tổ chức diễn tập di dời dân và tài sản, vật nuôi về nhà cộng đồng tránh lũ của xã và diễn tập công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn tại sông Lam được UBND huyện và Hội chữ thập đỏ đánh giá cao. Bên cạnh đó, xã còn thực hiện tuyên truyền nhân dân làm vệ sinh môi trường với phương châm “Nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó”, chỉ đạo các trường học làm vệ sinh sớm để ổn định công tác dạy và học. UBND xã cũng chỉ đạo các thành viên trạm y tế xã chủ động phòng chống các loại bệnh như tiêu chảy, đau mắt đỏ; tiến hành xử lý nguồn nước để đảm bảo không có dịch bệnh phát sinh trên địa bàn.

3.1.4 Nguồn vốn vật chất. 3.2.4. Nguồn vốn vật chất

Hệ thống giao thông, thủy lợi của xã Hưng Nhân tương đối thuận lợi. Xã Hưng Nhân đang trong quá trình phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới (17/19 chỉ tiêu năm 2019) trong năm 2020 nên toàn thể cán bộ và người dân trong xã vừa đóng góp sức người, của cải cũng như huy động các nguồn vốn hợp pháp khác bê tông hóa 95% hệ thống đường giao thông trong xã. Tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa đạt 78%, đảm bảo hoạt động tưới tiêu 100% công suất. Cơ sở hạ tầng thuận lợi tạo điều kiện tốt cho người dân trong sản xuất, giao thương hàng hóa. Các công trình phúc lợi công cộng góp phần nâng cao, cải thiện đời sống tinh thần cho người dân.

Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Nghệ An

Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện Hưng Nguyên

Ban chỉ huy PCTT-TKCN xã Hưng Nhân Trong BCH PCTT-TKCN

xã gồm 4 tiểu ban: - Tiểu ban di dời - Tiểu ban khắc phục

- Tiểu ban hậu cần - Tiểu ban lực lượng Ban chỉ huy

Quân sự xã Công an Xã

Tiểu ban các xóm

Hình 3.10: Sơ đồ phối hợp trong công tác PCTT-TKCN từ cấp tỉnh đến xã của xã Hưng Nhân

Hình 3.11: Một số hình ảnh về hệ thống CSHT tại xã Hưng Nhân

Bảng 3.9: Mức độ đánh giá của người dân về hệ thống cơ sở hạ tầng xã Hưng Nhân. Hệ thống CSHT Đáp ứng tốt Cơ bản đáp ứng Đáp ứng chưa tốt Đê 40% 52% 8% Kè 30% 57% 13% Kênh mương 36% 52% 12% Đường sá 29% 51% 20%

Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra của tác giả, năm 2019

Qua bảng tổng hợp trên, có thể thấy sự đánh giá cao của người dân về hệ thống cơ sở hạ tầng (đê, kè, kênh mương, đường sá) trong việc thích ứng với biến

đổi khí hậu. Mức đánh giá đáp ứng tốt và cơ bản đáp ứng chiếm tỷ lệ ≥ 80 %. Một số đoạn đường nội đồng còn chưa được kiên cố hóa nên trong việc di chuyển cứu hộ cứu nạn còn gặp hạn chế. Ngoài ra, hệ thống mương nổi được xây dựng từ năm 1994 đã không còn đem lại hiệu quả trong sản xuất, thậm chí còn gây chia cắt xã Hưng Nhân thành 2 xã mỗi khi có lũ, gây khó khăn cho việc cứu hộ, cứu nạn. Phỏng vấn ông Trần Đình Hoàn- chủ tích UBND xã Hưng Nhân cho biết: “Chúng tôi đã nhiều lần đề xuất lên huyện và tỉnh để phá bỏ hệ thống mương nổi này, tuy nhiên bao năm nay vẫn chưa được giải quyết”.

Các công trình công cộng của xã như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa đều được sửa sang và nâng cấp lại. Xã Hưng Nhân đã có nhà cộng đồng tránh lũ, đường vào khu di tích, trường mầm non đạt chuẩn, 9/9 xóm của xã có nhà văn hóa chung. Trong 5 năm qua 2013-2018 tổng vốn đầu tư các công trình hạ tầng là 34,9 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 6,1 tỷ đồng.

Nhà cộng đồng tránh lũ xã Hưng Nhân được hình thành bởi 70% nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ thiên tai miền Trung tài trợ, 20% từ ngân sách tỉnh và 10% từ nguồn ngân sách xã. Ngôi nhà gồm 2 tầng, mỗi tầng 400 m2, tầng dưới có 3 phòng, trong đó có 1 phòng dùng để cấp cứu bệnh nhân bão lụt. Tầng trên là hội trường, trong nhà bố trí bếp nấu ăn, bể chứa nước ngọt, bàn ghế để cho người dân nghỉ ngơi khi sơ tán lụt. Theo thiết kế, nhà đủ chỗ cho 400 người sơ tán. Đây là địa điểm để sơ tán người già trẻ em trong bão lụt. Cùng với trạm xá xã, trường học nhà cộng đồng tránh lũ sẽ giảm áp lực sơ tán dân trong bão lụt, giúp người dân bám trụ để sống chung với lũ.

Hình 3.13: Một số công trình công cộng trên địa bàn xã Hưng Nhân

Về phương tiện phòng chống thiên tai: tính đến ngày 01/01/2018, UBND xã Hưng Nhân đã có 02 máy phát điện, 2 máy bơm nước, 1 máy cưa cầm tay, 12 chiếc thuyền 3 ván các loại, 128 phao cứu sinh, 87 phao tròn cứu sinh. Nhìn chung về phương tiện và vật tư về cơ bản đã đáp ứng cho Ban chỉ huy PCTT-TKCN của xã nhưng lại chưa đáp ứng đủ cho các tiểu ban của 9 xóm. Qua khảo sát người dân, số người trả lời được cung cấp dụng cụ để phòng tránh là 65 người. Tuy nhiên, dụng cụ mà họ được phát chủ yếu là áo phao, áo mưa, chăn và tập trung chủ yếu ở lứa tuổi người già và trẻ nhỏ. Có thể thấy về cơ sở vật chất của xã vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người dân mà mới dừng lại ở mức độ phục vụ cho công tác chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả.

Hình 3.14: Thuyền phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn đặt trong khuôn viên xã

Bảng dưới đây tổng hợp một số vật dụng mà các hộ dân được phỏng vấn đã chuẩn bị để thích ứng với tác động biến đổi khí hậu

Bảng 3.10: Các vật dụng các hộ dân sử dụng để thích ứng BĐKH TT Biện pháp Lựa chọn TT Biện pháp Lựa chọn Không 1 Bao cát 30% 70% 2 Dây thừng, dây thép 79% 21% 3 Thuyền bè 13% 87% 4 Áo phao 24% 76% 5 Thuốc men 90% 10% 6 Vật dự trữ nước 91% 9% 7 Xà gỗ 12% 88% 8 Khác Bạt che

Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra của tác giả, năm 2019

Các vật dụng chủ yếu được người dân sử dụng là dây thừng, dây thép, thuốc men, vật dự trữ nước. Một số vật dụng cần thiết cho việc cứu hộ cứu nạn như áo phao, thuyền bè, xà gỗ… thì tỷ lệ lựa chọn đang còn thấp, điển hình như áo phao tỷ lệ chỉ 24% người dân lựa chọn.

Về phương tiện sinh hoạt và sản xuất: Phần lớn các hộ dân đều có các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu như xe máy, ti vi, điện thoại, bếp gas….Phương tiện sản xuất các hộ gia đình đang từng bước cơ giới hóa, một số hộ gia đình do điều kiện khó khăn nên chưa có vốn đầu tư nên phương tiện còn thủ công, sơ sài.

3.2.5. Nguồn vốn tài chính

Xã Hưng Nhân là xã thuần nông, nền kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, lại chịu ảnh hưởng không nhỏ từ thời tiết và biến đổi khí hậu, nhiều hộ gia đình kinh tế còn khó khăn nên nguồn lực tài chính của các gia đình còn hạn chế. Theo thống kê phiếu điều tra, thu nhập chính của gia đình chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ trong đó nông nghiệp chiếm 41%, dịch vụ/buôn bán chiếm 24%. Số người có thu nhập ổn định từ lương và phụ cấp chỉ chiếm 10%.

Thu nhập bình quân đầu người của xã Hưng Nhân năm 2011 là 12 triệu đồng/người/năm. Đến năm 2018, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2,7 lần đạt 33,2 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt tỷ lệ 7% [31]. Theo số liệu điều tra, mức thu nhập của người dân xã tập trung chủ yếu mức 800.000-1.500.000 đồng/người/tháng là 23% và trên 1.500.000 đồng/người/tháng là 51%.

Phỏng vấn bác Võ Văn Q làm nghề đánh bắt thủy sản ở xóm 9 xã Hưng Nhân cho biết: “Nhà tui (tôi) thu nhập không ổn định, có tháng nước về thì nhiều tôm, nhiều cá, tháng lũ thì không đi thuyền được nên cũng không đánh bắt được mấy”.

Do chính sách hỗ trợ người nông dân của Chính phủ trong việc vay vốn mà những năm gần đây, việc tiếp cận vốn của người dân trong xã đã dễ dàng hơn rất nhiều. Nguồn vốn cho việc sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất có thể được vay từ ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện. Lãi suất, thời gian, tài sản thế chấp và hình thức trả gốc lẫn lãi có sự linh hoạt hơn. Tuy nhiên nguồn vốn chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của cuộc sống. Một số hộ dân muốn vay vốn lớn để kinh doanh hoặc chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay này.

Qua khảo sát người dân, chỉ 26/90 người (29%) được phỏng vấn trả lời được hỗ trợ tài chính trong công tác khắc phục hậu quả do thiên tai, thời tiết cực đoan gây ra. Nguồn hỗ trợ này chủ yếu từ các cấp địa phương và các tổ chức từ thiện cá

nhân. Tuy nhiên nguồn hỗ trợ này không đáng kể lắm, chỉ đủ đáp ứng một phần chi tiêu và lương thực trong một thời gian ngắn, không đáp ứng được nhu cầu khôi phục hoạt động sản xuất cho người dân.

Phỏng vấn bà Bùi Thị T về hỗ trợ khi lũ lụt xảy ra, bà cho biết: “Khi lụt đến nhà tui (tôi) được phát áo phao, mì tôm, chăn màn, quần áo, gạo. Việc ủng hộ này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại xã hưng nhân, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)