Nhu cầu tài chính cho xử lý nguồn thải lò mổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành động giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia cho nước thải ở các lò giết mổ gia súc tập trung (Trang 56)

Mục tiêu Số lƣợng lò mổ Lƣu lƣợng nguồn thải TB (m3/ngày.đêm) Thời gian vận hành hệ thống xử lý (năm) Chi phí đầu tƣ ban đầu (tỷ VNĐ) Chi phí vận hành (tỷ VNĐ) Chi phí xử lý/m3 (VNĐ) 2020: 5% số lƣợng lị mổ đƣợc xử lý bằng cơng nghệ màng khí nâng 1400 10 20 770 599,5 13,700 2030: 30% số lƣợng lò mổ đƣợc xử lý bằng cơng nghệ màng khí nâng 8500 10 20 4.675 3.640 13,700

Nhƣ vậy, chi phí trung bình để xử lý 1 m3

nguồn thải lò mổ khoảng 13,700 VNĐ. Theo đó, để đạt đƣợc mục tiêu 5% số lƣợng lị mổ áp dụng cơng nghệ này đến năm 2020 thì sẽ cần khoảng 770 tỷ VNĐ chi phí đầu tƣ ban đầu và hơn 599 tỷ VNĐ chi phí vận hành trong 20 năm. Để đạt đƣợc mục tiêu 30% thì sẽ cần hơn 4.675 tỷ chi phí đầu tƣ ban đầu và 3.640 tỷ chi phí vận hành trong 20 năm.

c. Mơ hình đầu tư và triển khai thực hiện

Cơng nghệ này có thể đƣợc nhân rộng với sự hỗ trợ của nhà nƣớc theo hình thức BOT (Build – Operation – Transfer). Theo đó, một bên đầu tƣ thứ 3 có thể bỏ chi phí lắp đặt và và vận hành hệ thống trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi đã có lãi thì sẽ chuyển giao lại hệ thống cho cơ sở giết mổ. Cơ sở giết mổ sẽ khơng phải bỏ chi phí đầu tƣ ban đầu nhƣng sẽ phải trả một khoản phí xử lý nguồn thải trong một thời gian nhất định. Nhà nƣớc đóng vai trị là một bên tham gia với những hỗ trợ về vốn vay ƣu đãi thông qua Quỹ bảo vệ môi trƣờng. Theo nhƣ ƣớc tính, phí xử lý nguồn thải khả thi để thực hiện mơ hình này là

khoảng 21.000 VNĐ/m3, với lãi suất ƣu đãi vốn vay từ 5 – 6%/năm và thời gian

vận hành là 10 năm sau đó sẽ chuyển giao hệ thống cho cơ sở giết mổ.

Về vấn đề khấu hao máy móc thiết bị, hệ thống có một số thiết bị có khấu hao trong chu kỳ 10 năm, nhƣ máy phát điện, máy bơm, hệ thống dây, ống dẫn. Những thiết bị này có tuổi khấu hao là khoảng 10 năm, thì sẽ khấu hao hết toàn bộ giá trị; tức là số năm sử dụng sẽ là khoảng 10 năm, (trên thực tế có thể hơn). Khi đó, cơ sở giết mổ sẽ cần một chi phí nhất định để bảo dƣỡng, bảo trì hoặc thay mới thiết bị, ƣớc tỉnh khoảng xấp xỉ 120 tr.đ/ cho chu kỳ sau 10 năm sử dụng.

Cơ chế đầu tƣ và thực hiện cơng nghệ xử lý nguồn thải theo hình thức BOT đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau:

Bước 1: Nhà đầu tƣ khảo sát hiện trạng cơ sở giết mổ, xây dựng hồ sơ dự

án, đăng ký đầu tƣ và ký hợp đồng nguyên tắc về chi phí xử lý nguồn thải với chủ cơ sở giết mổ;

Bước 2: Nhà đầu tƣ nộp hồ sơ dự án và các văn bản liên quan lên Quỹ bảo

Bước 3: Vốn ƣu đãi đƣợc giải ngân cho nhà đầu tƣ thông qua Quỹ bảo vệ

môi trƣờng;

Bước 4: Nhà đầu tƣ xây dựng, lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nguồn

thải tại cơ sở giết mổ;

Bước 5: Cơ sở giết mổ chi trả phí xử lý nguồn thải định kỳ;

Bước 6: Chủ đầu tƣ thanh toán nợ gốc và lãi vay, phí phát sinh cho Quỹ

bảo vệ môi trƣờng;

Bước 7: Chủ đầu tƣ chuyển giao lại hệ thống cho cơ sở giết mổ.

Nhƣ vậy, đề tài đƣợc đánh giá là có hiệu quả về mặt kinh tế và hiệu quả về mặt xử lý. Các tính tốn chi phí trên đây đƣợc áp dụng tính tốn thực tế cho mơ hình xử lý 20 m3

thực nghiệm, cùng với đề xuất nhân rộng của mơ hình. Tuy nhiên, theo nhƣ nghiên cứu của Christoph Brepols, 2011 về nghiên cứu so sánh tỷ suất đầu tƣ của hệ thống xử lý MBR của các cơ sở xử lý quy mô lớn (khoảng 400 m3/ ngày), có chỉ ra đƣợc rằng với cùng hệ thống cơng nghệ và các biến đầu vào không đổi, cơ sở xử lý quy mô lớn sẽ tiết kiệm chi phí đầu tƣ và xử lý hơn. Dựa trên kết quả nghiên cứu của Christoph Brepols, 2011, có thể rút ra kết luận rằng nếu hệ thống đƣợc mở rộng với công suất lớn hơn 20 m3/ngày, sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí hơn một cách đáng kể.

Việc áp dụng nhân rộng công nghệ xử lý hỗn hợp chất thải rắn – lỏng lị giết mổ bằng cơng nghệ bể sinh học kết hợp với màng khí nâng có tận thu năng lƣợng từ xử lý chất thải rắn có thể đƣợc thực hiện theo cơ chế Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao (BOT) nhằm huy động các nguồn lực tƣ nhân vào xử lý môi trƣờng. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài, vấn đề về chi phí khi nhân rộng mơ hình mới chỉ đƣợc tạm tính, chƣa xét đến các yếu tố về khấu hao, khấu trừ hoặc chi phí giảm đƣợc khi xây dựng ở quy mơ lớn. Để tính tốn chính xác cần có những nghiên cứu xây dựng hệ thống ở quy mô lớn hơn và đƣợc thực hiện với thời gian dài hơn để kiểm chứng làm cơ sở cho việc nhân rộng.

3.2.2. Hình thành mơi trường pháp lý và điều kiện hỗ trợ để triển khai hoạt động giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia.

a. Hành lang pháp lý

Gia tăng phát thải KNK đƣợc khẳng định là nguyên nhân chủ yếu của hiện tƣợng nóng lên tồn cầu. Những hoạt động của con ngƣời trong các lĩnh vực sản xuất và sinh hoạt đã và đang làm phát thải một lƣợng lớn KNK vào bầu khí quyển. Việt Nam là nƣớc có lƣợng phát thải KNK thấp so với các nƣớc khác trên thế giới, là nƣớc không thuộc Phụ lục 1 của Nghị định thƣ Kyoto. Tuy nhiên, với tốc độ gia tăng phát thải nhanh trong thời gian vừa qua, địi hỏi Việt Nam phải có sự nhìn nhận đúng và có các biện pháp để kiềm chế tốc độ gia tăng phát thải KNK. Đảng và Nhà nƣớc ta cũng đã và đang quan tâm đến giảm nhẹ phát thải KNK, thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

- Nghị quyết số 24/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng;

- Chiến lƣợc quốc gia về Biến đổi khí hậu (Quyết định số 2139/QĐ-TTg,

ngày 5/12/2011);

- Chiến lƣợc quốc gia về Tăng trƣởng xanh (Quyết định số 1393/QĐ-TTg,

ngày 25/9/2012);

- Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trƣờng thế giới (Quyết định số 1775/QĐ-

TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ);

- Chƣơng trình hành động quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thơng

qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lƣợng các-bon rừng giai đoạn 2011 - 2020 (Quyết

định số 799/QĐ-TTg ngày 27/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ).

Những văn bản nêu trên đã có đề cập đến chủ trƣơng, định hƣớng giảm phát thải KNK trong mối quan hệ với khai thác, sử dụng tài nguyên, BĐKH,

tăng trƣởng xanh,... Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu giảm phát thải KNK ở Việt Nam đến năm 2020 và trong dài hạn, trƣớc tiên cần thiết lập hành lang pháp lý rõ ràng, vững chắc về giảm phát thải KNK. Muốn vậy, cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, cơ chế, chính sách đồng bộ về quản lý gắn liền với mục tiêu giảm phát thải KNK trong các ngành/lĩnh vực phù hợp với điều kiện của Việt Nam và các quy định quốc tế.

Giảm nhẹ phát thải KNK vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ chiến lƣợc quan trọng trong Chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu. Do đó, việc tạo hành lang pháp lý rõ ràng và vững chắc về giảm phát thải KNK cần đƣợc thực hiện trên cơ sở luật hóa vấn đề BĐKH ở Việt Nam, nhƣ xây dựng Luật Biến đổi khí hậu; hoặc lồng ghép nội dung, yêu cầu giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu (giảm phát thải KNK) vào thành các quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (luật, nghị định, thông tƣ) điều chỉnh hoạt động của các ngành/lĩnh vực có gây phát thải KNK nhƣ năng lƣợng, công nghiệp, AFOLU, quản lý chất thải.

Bên cạnh đó, cần lồng ghép yêu cầu giảm phát thải KNK từ các nguồn phát thải trong các lĩnh vực năng lƣợng, công nghiệp, AFOLU, quản lý chất thải vào các chƣơng trình hành động, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch,... của các ngành/lĩnh vực từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; tiến tới áp dụng các tiêu chí giảm phát thải KNK nhƣ một tiêu chí bắt buộc khi thẩm định, phê duyệt các chƣơng trình, nhiệm vụ, dự án phát triển trong các ngành/lĩnh vực. Ngoài ra, cần rà sốt, bổ sung cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển thị trƣờng các- bon tự nguyện ở Việt Nam.

b. Cơ chế MRV

MRV là một khái niệm tích hợp ba q trình độc lập: đo đạc (Measuring), báo cáo (Reporting) và thẩm định (Verifying). Mặc dù mỗi một quá trình của hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định có thể là một q trình độc lập, tuy nhiên, hệ thống với chỉ các biện pháp đo đạc hay báo cáo không đƣợc coi là một hệ thống MRV đầy đủ. Theo quy định trong Cơng ƣớc khung của LHQ về biến đổi khí

hậu (UNFCCC), các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK nhằm hạn chế tác động của BĐKH cần đƣợc thực hiện một cách có thể "đo đạc, báo cáo và thẩm định” đƣợc. Các mục tiêu giảm phát thải KNK của các nƣớc phát triển cần có cơ chế MRV. Do đó, xét trên phạm vi quốc gia, hệ thống MRV là công cụ thiết yếu và hữu hiệu trong quản trị các hoạt động giảm phát thải KNK của quốc gia cũng nhƣ từng ngành/lĩnh vực; đồng thời thông qua MRV, các quốc gia đang phát triển có nhiều cơ hội để thu hút các nguồn hỗ trợ về công nghệ, tài chính, tăng cƣờng năng lực từ các quốc gia phát triển cho các nỗ lực giảm phát thải KNK, hƣớng tới phát triển bền vững của quốc gia mình. MRV ngày càng thể hiện vai trò nổi bật trong các cuộc đàm phán quốc tế về BĐKH. Một khung thực hiện MRV bảo đảm với các bên liên quan là các dự án và các chƣơng trình đáp ứng các tiêu chuẩn rõ ràng, đƣợc theo dõi một cách cẩn thận, tiến độ thực hiện và kết quả của các hành động đó đƣợc báo cáo tới cơ quan hữu quan và thẩm định.

Tại Việt Nam hiện nay, các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK có tiềm năng và điều kiện trở thành một cơ hội lớn không chỉ trong các nỗ lực giảm nhẹ phát thải KNK mà còn tạo ra động lực thay đổi công nghệ, tăng cƣờng hiệu quả kinh tế trong các ngành/lĩnh vực và nhằm triển khai các công nghệ các-bon thấp tiên tiến nhằm hƣớng tới một nền kinh tế các-bon thấp và tăng trƣởng xanh. Do đó, để có thể thúc đẩy các hoạt động giảm phát thải KNK ở Việt Nam thì ngồi việc thiết lập hành lang pháp lý rõ ràng và chắc chắn, cần phải thiết lập và vận hành cơ chế MRVrõ ràng và thống nhất cho các hoạt động giảm phát thải KNK trên phạm vi quốc gia và các ngành/lĩnh vực. Cơ chế đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV) giảm phát thải KNK ở Việt Nam cần đƣợc xây dựng để đạt đƣợc một hệ thống minh bạch và tạo ra các nguồn thơng tin có thể so sánh đƣợc.

Trƣớc hết, cần xây dựng và thí điểm hệ thống MRV ở cấp quốc gia và cấp ngành/lĩnh vực phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và quy định của UNFCCC. Để thiết lập và vận hành hệ thống MRV cần xây dựng quy định, quy trình đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV) cụ thể, rõ ràng và phù hợp với điều kiện Việt Nam cho cấp quốc gia và các lĩnh vực: năng lƣợng, các q trình cơng nghiệp, AFOLU và quản lý chất thải. Đồng thời cần thành lập cơ cấu tổ chức và

cơ chế vận hành MRV, có nghĩa là đƣa ra các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan Chính phủ, địa phƣơng về các hoạt động đo đạc, báo cáo và thẩm định. Các hoạt động này có mối liên kết khơng thể tách biệt, trong đó đo đạc là một điều kiện tiên quyết cho quá trình báo cáo và thẩm định. Với hệ thống MRV cấp ngành/lĩnh vực và quốc gia, cần xây dựng lộ trình cụ thể cho các hoạt động, chức năng và nhiệm vụ đo đạc, báo cáo và thẩm định.

Cơ cấu tổ chức quản lý Nhà nƣớc một hệ thống MRV cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK là sự tác động lên toàn hệ thống với mục tiêu đƣa mức phát thải KNK tới một giới hạn nhất định. Ở Việt Nam hiện nay, đang có sự phân công về tổ chức nhƣ sau: (1) Ủy ban chỉ đạo liên bộ là Ủy ban Quốc gia về BĐKH; (2) Cơ quan điều phối là Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng; (3) Điều phối về kỹ thuật: hiện nay chƣa hình thành chính thức các nhóm/cơ quan kỹ thuật trực thuộc các Bộ, ngành; (4) Nhóm cơng tác liên ngành: ở cấp quốc gia đã có Ủy ban Quốc gia về BĐKH, tuy nhiên chƣa có các ban cơng tác phụ trách cụ thể về MRV. Tại các Bộ, ngành đã có một số dự án, chƣơng trình hoạt động trong lĩnh vực giảm nhẹ thành lập các nhóm cơng tác tƣ vấn cho cấp Bộ về chính sách và kỹ thuật, tuy nhiên các nhóm cơng tác này chƣa có sự liên kết để hình thành một nhóm cơng tác liên ngành. Do đó, để thiết lập và vận hành MRV cần phân công, phân cấp về chức năng, nhiệm vụ hợp lý và chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phƣơng nhằm liên kết và phối hợp các đối tƣợng bị quản lý. Việc phân cấp phải gắn trách nhiệm với quyền hạn rõ ràng và bảo đảm tính thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.

c. Các điều kiện thuận lợi khác

Ngoài việc thiết lập hành lang pháp lý vững chắc, cơ chế MRV rõ ràng và minh bạch cho giảm phát thải KNK, các điều kiện thuận lợi khác ở đây là những quy định, cơ chế, chính sách điều chỉnh về lĩnh vực khác ngồi KNK nhƣng có mang lại những tác động tích cực đến mục tiêu giảm phát thải KNK nhƣ chính sách về thích ứng với BĐKH, bảo vệ mơi trƣờng, quản lý chất thải, phịng chống thiên tai,... Do đó, rất cần có sự hợp tác, gắn kết hài hồ giữa cơ chế, chính sách

giảm phát thải KNK với các cơ chế, chính sách khác sao cho ln tạo ra những hiệu ứng tích cực.

Bản thân việc áp dụng cơng nghệ MBR cũng nhƣ tồn bộ hệ thống xử lý nƣớc thải cũng có những lợi ích khác ngồi việc giảm phát thải KNK. Đỗ Nam Thắng (2014) đã chỉ ra những lợi ích kép bao gồm:

- Doanh thu từ bán chứng chỉ giảm phát thải; - Tiết kiệm chi phí mua nhiên liệu đốt;

- Cải thiện chất lƣợng môi trƣờng.

Thị trƣờng các-bon, một nguồn thu hút các chứng chỉ giảm phát thải, đƣợc xem là một trong những cơng cụ chính để giảm phát thải KNK. Đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, tham gia vào thị trƣờng các-bon là cơ hội để Việt Nam tiếp cận công nghệ hiện đại, tạo nguồn thu tài chính và chung tay với thế giới trong mục tiêu giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, ứng phó với BĐKH. Muốn vậy, Việt Nam cần tiếp tục củng cố và thúc đẩy khai thác các cơ chế đầu tƣsong phƣơng và đa phƣơng về giảm phát thải KNK, bao gồm các cơ chế trong và ngồi khn khổ Nghị định thƣ Kyoto.

Cơ chế phát triển sạch (CDM) - đây là cơ chế duy nhất theo khuôn khổ Nghị định thƣ Kyoto (KP) để một nƣớc đang phát triển tham gia vào các hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành động giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia cho nước thải ở các lò giết mổ gia súc tập trung (Trang 56)