CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.3. Trình tự các bước nghiên cứu
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu biến động lớp phủ thực vật tại Việt Nam và mối tương quan với lượng mưa (1982-2014)
Toàn bộ quá trình nghiên cứu có thể được tóm tắt qua ba bước chính sau (Hình 2.2)
B1: Đánh giá sự biến động của NDVI tại Việt Nam trong giai đoạn 1982- 2014 Dữ liệu NDVI hàng năm được trích xuất từ bộ dữ liệu VIPHEN_EVI2 sẽ được tính toán thống kê cho từng pixel để xem xét xu hướng thay đổi lớp phủ thực vật tại từng điểm. Nếu phát hiện sự biến động NDVI có xảy ra liên tục sẽ được kiểm định thống kê với mức ý nghĩa p < 0,1 lúc này sẽ xảy ra hai trường hợp
Xu hướng thay đổi A (+): NDVI tăng theo thời gian Xu hướng thay đổi A (-): NDVI giảm theo thời gian
B2: Tính tương quan giữa lượng mưa và chỉ số NDVI
Bản đồ lượng mưa trung bình 33 năm (1982 – 2014) sẽ được tính toán tương ứng với dữ liệu NDVI 33 năm để tìm hiểu mối tương quan thống kê thông qua kiểm định Pearson. Nếu hệ số tương quan giữa lượng mưa và NDVI đủ lớn |r| > 0,45 sẽ xảy ra các trường hợp sau:
- Hệ số tương quan dương r > 0,45 có mối quan hệ thuận với chỉ số NDVI, tức là lượng mưa tăng thì làm NDVI tăng hoặc ngược lại lượng mưa giảm làm giảm NDVI
- Hệ số tương quan âm r < - 0,45 có mối quan hệ nghịch với chỉ số NDVI, tức là lượng mưa tăng thì làm giảm NDVI hoặc ngược lại lượng mưa giảm lại làm tăng NDVI - Với trường hợp lượng mưa không có mối tương quan với NDVI | r | < 0,45 tức là việc suy giảm lớp phủ thực vật sẽ do các nguyên nhân khác gây nên nhằm tách biệt sự ảnh hưởng của yếu tố khi hậu như lượng mưa khỏi sự biến động lớp phủ thực vật.
B3: Hồi cứu dữ liệu kinh tế, xã hội, thiên tai,… trong quá khứ
Tại các khu vực có sự biến động về lớp phủ thực vật cũng như tương quan với lượng mưa sẽ đi tìm hiểu các dữ liệu quá khứ nhằm làm rõ hơn những nguyên nhân biến động, đồng thời củng cố thêm kết quả nghiên cứu nếu kết quả hồi cứu lịch sử là tương đồng hoặc diễn ra cùng xu thế.