Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.
Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.
Việt Nam có ba mặt Đông, Nam và Tây-Nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía Tây-Nam và Nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
Sông ngòi: Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km), chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m3 nước. Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt.
Đất đai, thực vật, động vật:
Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng (khoảng 14.600 loài thực vật). Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, gồm các loại cây ưa ánh sáng, nhiệt độ lớn và độ ẩm cao.
Quần thể động vật ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loài thú quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ của thế giới. Hiện nay, đã liệt kê được 275 loài thú có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng thể, 2.400 loài cá, 5.000 loài sâu bọ. (Các rừng rậm, rừng núi đá vôi, rừng nhiều tầng lá là nơi cư trú của nhiều loài khỉ, voọc, vượn, mèo rừng. Các loài voọc đặc hữu của Việt Nam là voọc đầu trắng, voọc quần đùi trắng, voọc đen. Chim cũng có nhiều loài chim quý như trĩ cổ khoang, trĩ sao. Núi cao miền Bắc có nhiều thú lông dày như gấu ngựa, gấu chó, cáo, cầy...)
Việt Nam đã giữ gìn và bảo tồn một số vườn quốc gia đa dạng sinh học quý hiếm như Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn (khu vực núi Phan-xi-phăng, Lào Cai), Vườn quốc gia Cát Bà (Quảng Ninh), vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình), vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), vườn quốc gia Côn Đảo (đảo Côn Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu), vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai)… Các vườn quốc gia này là nơi cho các nhà sinh học Việt Nam và thế giới nghiên cứu khoa học, đồng thời là những nơi du lịch sinh thái hấp dẫn. Ngoài ra, UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam là khu dự trữ sinh quyển thế giới như Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà, Châu thổ sông Hồng, Cù Lao Chàm, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau…
Diễn biến thiên tai:
Theo nhiều số liệu và kết quả nghiên cứu[4], [10], tại Việt Nam các thiên tai đang có chiều hướng gia tăng khá rõ trong vòng mười năm trở lại đây. Trong đó các hiện tượng như lũ lớn, lũ quét, hạn hạn diễn ra tại nhiều tỉnh thành vùng Bắc Bộ, duyên hải Miền Trung. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng rõ rệt của nước biển dâng và hạn hán, tình trạng xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, lũ lớn ngập úng xảy ra liên tiếp. Khu vực Tây Nguyên thiếu nước trầm trọng do thiếu nguồn nước mùa. Các trận mưa cường độ lớn có xu hướng gia tăng thời gian xuất hiện ngắn gây lũ quét tại
vùng núi phía Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên. Đồng bằng Bắc Bộ vẫn phải đối mặt với nguy cơ vỡ đê do lũ lớn kết hợp với bão mạnh khiến nước nước dâng cao tại các cửa sông, cửa biển.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Xu thế biến động sinh khối thực vật qua thời gian dài 3.1. Xu thế biến động sinh khối thực vật qua thời gian dài
3.1.1. Tổng hợp chuỗi NDVI trung bình 33 năm (1982-2014)
- Bản đồ NDVI trung bình được tính toán dựa trên 33 lớp bản đồ NDVI trung bình năm giai đoạn 1982-2014 (Hình 3.1). Kết quả cho thấy khu vực có giá trị NDVI > 0.75 nằm tập trung ở vùng giáp ranh giữa Việt Nam và Lào. Bắt đầu từ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ là Hòa Bình chạy dọc đến Quảng Nam và một số tỉnh của Tây Nguyên như Kon Tum, Lâm Đồng,... Hai khu vực đồng bằng Bắc Bộ (BIII) và Nam Bộ (NII) và các vùng lân cận chạy dài ven biển là nhưng nơi có mức độ chỉ số NDVI thấp < 0.45.
3.1.2. Xu thế biến động NDVI theo thời gian
Việc tính toán biến động NDVI tăng hay giảm theo thời gian như đã trình bày trong phần phương pháp, được xác định bởi hệ số độ dốc A của NDVI qua các năm với mỗi pixel (Hình 3.2).
Tuy nhiên, để đảm bảo sự thay đổi có ý nghĩa về mặt thống kê, hệ số A cần phải được kiểm định thống kê với mức p < 0.10 cho từng pixel với ti lớn hơn 1,309 (T0.1,31) kết
quả cuối cùng xác định được vùng có biến động NDVI với mức ý nghĩa p < 0.10 như sau:
Những khu vực giảm NDVI với mức kiểm định xác định 90% được coi là những vùng có nguy cơ thoái hóa đất đai cần được nghiên cứu và tìm hiểu kĩ lưỡng để xác định nguyên nhân và đề ra những giải pháp giúp nâng cao, phục hồi sinh khối trong tương lai (Hình 3.3).
Diện tích các vùng bị thoái hóa chia theo khu vực cũng được tính toán theo số các pixel (5.6 km x 5.6 km) cho 7 vùng khí hậu.