Diện tích bị suy giảm NDVI của 7 vùng khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tương quan giữa lượng mưa và biến động lớp phủ thực vật tại việt nam (Trang 52 - 55)

Kết quả cho thấy toàn quốc có 2251 pixel tương ứng với 70.591,36 km2(21,33%) bị suy giảm NDVI hay có nguy cơ thoái hóa đất đai (Hình 3.4). Tỷ lệ diện tích đất bị suy thoái được phát hiện cao hơn so với kết quả nghiên cứu trước đó của của Vu, Q.M (2014) 19%[50]. Khu vực Tây Nguyên (NII) và Tây Bắc (BI) có diện tích khu vực bị suy giảm sinh khối NDVI nhiều nhất với lần lượt là 649 và 442 pixel hay 20.352,64 km2 và 13.861,12 km2 . Khu vực Nam Trung Bộ là nơi có mức độ suy giảm năng suất sinh khối thấp nhất với 129 pixel (4,045.44 km2).

Bảng 3.1. Thống kê 10 tỉnh có diện tích bị suy giảm NDVI nhiều nhất

TT Tỉnh Diện tích (km2) 1 Sơn La 8.184,96 2* Điện Biên 5.770,24 3 Gia Lai 5.550,72 4* Đắk Lắk 4.484,48 5 Bình Phước 3.920,00 6* Nghệ An 3.041,92 7 Cà Mau 2.916,48 8* Đăk Nông 2.571,52 9* Quảng Bình 2.571,52 10 Kon Tum 2.038,40

(*) Các địa phương bị suy giảm lớp phủ thực vật xảy ra nạn phá rừng

Giải thích cho việc diện tích NDVI bị suy giảm mạnh tại khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên đó chính là tình trạng mất rừng. Một số nguyên nhân mất rừng chính có thể liệt kê chính là cháy rừng, nạn chặt phá rừng lấy gỗ, chuyển đổi đất rừng thành đất sản xuất nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện, đất ở,… Số liệu giai đoạn 2000-2005 của FAO chỉ ra Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ phá rừng nguyên sinh lên đến 54,5% tổng diện tích rừng nguyên sinh cả nước, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau mỗi Nigeria [42]. Theo

Bộ NN&PTNT thì trữ lượng rừng tại Tây Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2014 đã giảm 57 triệu m3[14]. Theo cục kiểm lâm trong năm 2016 cả nước đã xảy ra 2.132 vụ phá rừng gây thiệt hại 1.145 ha. Trong đó các tỉnh để xảy ra phá rừng nhiều nhất phải kể đến là Điện Biên (187 ha), Nghệ An (30,8 ha), Quảng Bình (18,8 ha), Quảng Nam (23 ha), Lâm Đồng (122 ha), Đắc Nông (127 ha), Bình Định (266 ha)[17]. Như vậy có đến 5 tỉnh xảy ra chặt phá rừng nằm trong nhóm 10 tỉnh bị suy giảm lớp phủ thực vật nhiều nhất (Bảng 3.1). Rõ ràng những áp lực về gia tăng dân số, đặc biệt là người dân tộc do thiếu đất ở, đất canh tác nên đã phá rừng lấy đất hoặc khai thác lâm sản. Nhu cầu của thị trường về các loại cây dược liệu, nông sản có giá trị kinh tế cao nhanh thu hồi vốn đã làm người dân tự ý chuyển đổi đất rừng…

Tiếp tục tìm hiểu kĩ hơn về mức độ suy giảm mạnh hay yếu NDVI liên năm, bản đồ hệ số độ dốc tuyến tính (A) của NDVI liên năm được xây dựng (Hình 3.5). Hệ số độ dốc A của từng pixel được tính toán và sau đó kiểm định thống kê ở mức 90% ( p < 0.10) (Hình 3.6). Khi một pixel có độ dốc NDVI âm (Ai < 0) và p < 0,10 ta có thể phân tích xu hướng dài hạn của hệ số có mức nhiễu cao như NDVI [38], [40].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tương quan giữa lượng mưa và biến động lớp phủ thực vật tại việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)