Mức độ biến động tuyến tính NDVI trung bình năm qua thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tương quan giữa lượng mưa và biến động lớp phủ thực vật tại việt nam (Trang 55 - 59)

Hình 3.6. Mức độ biến động tuyến tính NDVI trung bình năm qua thời gian (1982-2014, p < 0,1) (1982-2014, p < 0,1)

Những pixel có màu tím càng đậm thể hiện cho xu thế giảm NDVI càng mạnh, ngược lại những pixel có màu xanh càng đậm thể hiện cho xu thế tăng NDVI càng mạnh. Kết quả cho thấy tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ từ sau năm 1982 do có sự tăng cường về các hoạt động sản xuất nông nghiệp[1], [45] nên sinh khối NDVI có sự gia tăng mặc dù đây là hai vùng có chỉ số sinh khối NDVI trung bình năm thấp nhất trên cả nước. Khu vực Việt Bắc – Đông Bắc cũng có xu thế tăng NDVI hàng năm. Sự biến động lớp phủ thực vật như vậy có thể được lý giải khi đi tìm hiểu quá trình đổi mới và phát triển của ngành nông nghiệp trong thời kì này.

Trong những năm cuối thập kỉ 80, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chuyển mình rõ rệt. Nếu như năm 1988 ở miền Bắc ước tính 9,3 triệu người bị đói (39,7% số hộ nông nghiệp) thì chỉ sau có 1 năm sản lượng lương thực có một cú nhảy mạnh đạt 21 triệu tấn, đây cũng là năm đất nước xuất khẩu gạo trở lại sau chiến tranh[18]. Điều đó cho thấy quy mô và diện tích canh tác được mở rộng đặc biệt tại hai khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Theo báo cáo rà soát nông nghiệp và lương thực của OCED Việt Nam trước năm 1990 chúng ta không phải là một quốc gia có vai trò quá quan trọng trên thị trường hàng hóa nông sản thế giới[13] . Tuy nhiên đến năm 2011-2013, Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều và hạt tiêu đen lớn nhất thế giới, cà phê và sắn xếp thứ 2, gạo và thủy sản đứng thứ ba, cao su tự nhiên xếp hạng năm cho thấy nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Tổng khối lượng sản xuất nông nghiệp tăng gấp hơn 3 lần từ thời điểm năm 1990 đến 2013.

Hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên có diện tích sinh khối bị suy giảm mạnh nhất. Chúng ta là quốc gia có tài nguyên đất nông nghiệp khá hạn chế, bình quân đất nông nghiệp chỉ đạt 0,12ha trên đầu người bằng một phần sáu mức trung bình của thế giới. Để đạt được những thành tựu về phát triển nông nghiệp như đã nói ở trên thì có đến 61% diện tích đất nông nghiệp tăng trong giai đoạn 1990-2012 phần lớn do phá rừng. Những chuyển dịch hiện trạng sử dụng đất từ đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp phần nào đã thể hiện rõ trong bản đồ biến động lớp phủ thực vật (Hình 3.6). Hệ quả của việc tăng trưởng kinh tế nâu trong thời kì đó là diện tích rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên bị tàn phá nặng nề. Hệ sinh thái tại các khu vực bị thay đổi mạnh mẽ, đất đai bị suy thoái và đe dọa nghiêm trọng.

Ngoài ra thì một số vùng như Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ cũng xuất hiện các khu vực bị suy giảm mạnh lớp phủ thực vật. Một trong những nguyên nhân phải nhắc đến đó chính là cháy rừng. Năm 2002, khoảng 3000 ha rừng nguyên sinh tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng đã bị cháy rụi. Liên tiếp hai năm 2015, 2016 cháy rừng đã làm thiệt hại lần lượt là 2.060 ha và 3.374 ha. Các tỉnh để xảy ra cháy rừng nhiều như Sơn La, Điện Biên, Bình Định, Hà Giang, Nghệ An, Lào Cai, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu và Lâm Đồng cũng có thể dễ dàng quan sát trên bản đồ biến động NDVI theo thời gian. Nguyên nhân của tình trạng cháy rừng được nhận định chính là do thời tiết phức tạp, có những biến động dị thường so với quá khứ. Nắng nóng trong những năm gần đây xảy ra ở hầu hết các địa phương trên cả nước, tuy nhiên vấn đề đáng quan ngại là có một số nơi xảy ra nắng nóng cục bộ. Tình trạng nhiệt độ khô hạn đã làm khô các vật liệu gây cháy . Ngoài ra tại Tây Bắc những năm gần đây cũng xảy ra tình trạng rét đậm, rét hại, có nơi xuất hiện mưa đá. Cây trồng bị đóng băng dưới lớp tuyết lạnh khiến cho không thể chống chịu và bị chết hàng loạt.

3.2. Mối tương quan giữa lượng mưa và sinh khối NDVI giai đoạn 1982 - 2014

3.2.1. Tổng hợp lượng mưa trung bình 33 năm (1982-2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tương quan giữa lượng mưa và biến động lớp phủ thực vật tại việt nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)