Thực trạng phát triển năng lượng mặt trời ở Việt Nam và các nghiên cứu về tiềm năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển nguồn điện mặt trời tại huyện côn đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 27 - 30)

tiềm năng năng lượng mặt trời hiện có ở Việt Nam

Theo các nghiên cứu sơ bộ trước đây, Việt nam được đánh giá là có nguồn tiềm nămg NLMT lớn. Các công nghệ đang được nghiên cứu, ứng dụng gồm công nghệ điện pin mặt trời (sau đây gọi là nguồn điện mặt trời, PV) và công nghệ nhiệt mặt trời hội tụ. Công nghệ nhiệt điện mặt trời (hay công nghệ điện mặt trời hội tụ, CSP) hoàn toàn chưa được nghiên cứu, ứng dụng ở Việt nam.

Các nội dung chính trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và kinh doanh về công nghệ NLMT bao gồm:

1) Ứng dụng công nghệ chế tạo mô đun pin mặt trời (PMT) (solar module lamination), để sản xuất mô đun PMT từ các tế bào mặt trời (Solar Cells) tinh thể Si được nhập ngoại. Các cơ sở sản xuất này gồm có: Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Quốc tế Mặt Trời Đỏ (Redsun) ở Long An; Viện Vật lý Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà nội; Solarlab - Phân viện Vật lý (TP. HCM); Công ty CP Năng Lượng IREX (thuộc SolarBK) ở Tp. HCM; Sở Khoa học Công nghệ Hà nội; Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Năng lượng mặt trời BOVIET tại Bắc Giang,...

2) Thiết kế, lắp đặt các hệ nguồn điện mặt trời công suất nhỏ, công nghệ độc lập (không nối lưới) cấp điện cho các hộ gia đình, cơ quan, trạm xá, trường học, v.v... ở khu vực miền núi, hải đảo. Đáng chú ý là gần đây đã có một số dự án điện mặt trời nối lưới.

3) Thiết kế, chế tạo các thiết bị điện tử và phụ kiện cho hệ nguồn điện mặt trời độc lập (như Bộ điều khiển (Solar Controller), Bộ biến đổi điện (Inverter), v.v...);

4) Thiết kế, chế tạo và lắp đặt các thiết bị đun nước nóng mặt trời (TBNNMT) cho các hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn, nhà trẻ, bệnh xá, v.v...;

5) Thiết kế, chế tạo và lắp đặt các thiết bị sấy và gia nhiệt NLMT cho các dây chuyền sản xuất tiểu thủ công nghiệp (sấy sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, v.v...);

6) Thiết kế, chế tạo và lắp đặt các thiết bị chưng lọc nước biển thành nước ngọt dùng NLMT cho hộ gia đình và các đơn vị bộ đội trên các đảo (dự án ngân sách hoặc thuộc Bộ)

7) Hàng trăm đơn vị kinh doanh thiết bị NLMT, nhiều nhà tư vấn về NLMT.

8) Bản đồ bức xạ mặt trời và bản đồ tiềm năng năng lượng mặt trời Việt Nam trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Thúc đẩy phát triển Năng lượng mặt trời tại Việt Nam” do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ không hoàn lại. Năm thực hiện 2013-2014.

Bản đồ bức xạ mặt trời Việt Nam do 3 viện nghiên cứu hàng đầu của Tây Ban Nha là CIEMAT, CENER, IDEA lập. Các viện nghiên cứu của Tây Ban Nha đã sử dụng các mô hình toán học để mô phỏng, tính toán trên cơ sở số liệu của 171 trạm đo khí tượng thủy văn của Việt Nam đo số giờ nắng trong 30 năm, cơ sở dữ liệu ảnh vệ tinh (ảnh phổ thị) trong 5 năm và dữ liệu của 12 trạm đo khí tượng thủy văn tự động trong 2 năm.

dữ liệu quan trọng giúp cơ quan nhà nước xây dựng chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam, xây dựng các quy hoạch tiềm năng phát triển điện mặt trời, giúp các nhà đầu tư có thêm nguồn thông tin tin cậy để ra quyết định đầu tư vào dự án điện mặt trời tại địa điểm phù hợp.

Hình 1.5 - Bản đồ Tổng bức xạ trung bình ngày cho cường độ bức xạ ngang (GHI) tại Việt Nam

Nguồn: Bộ Công Thương, 2015

Vài năm gần đây do có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển NLMT của Chính phủ, nhiều nhà đầu tư đã đăng ký lập dự án điện mặt trời nối lưới công suất mỗi dự án từ vài chục MWp đến vài trăm MWp. Các dự án chủ yếu tập trung ở khu vực miền Trung và miền Nam nơi có bức xạ mặt trời cao. Nhiều dự án đã được Thủ tướng/Bộ Công Thương phê duyệt Bổ sung quy hoạch phát triển điện lực hoặc Dự án đầu tư (FS): đã và đang triển

khai ở các mức độ khác nhau. Tính tới ngày 30/06/2019, tức là ngày cuối cùng mà các dự án điện mặt trời phải hoàn thành đóng điện kỹ thuật để được hưởng mức giá ưu đãi 9.35 UScent/kWh trong quyết định 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, đã có 82 nhà máy điện mặt trời, với tổng công suất 4.464 MW đã được Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia kiểm tra điều kiện và đóng điện thành công, nâng công suất đặt của nguồn điện mặt trời lên 8,82% trên tổng công suất đặt của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam[16].

Hình 1.6 – Vị trí các nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam tính đến 30/06/2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển nguồn điện mặt trời tại huyện côn đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)