Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển nguồn điện mặt trời tại huyện côn đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 42 - 46)

2.3.1.Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu

Các phương pháp phân tích khác nhau được sử dụng trong nghiên cứu này như: phương pháp nghiên cứu tại bàn ( desktop study), phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu. Cho mỗi một tiêu chí đánh giá, tác giả sử dụng nguồn dữ liệu là dữ liệu thứ cấp hay dữ liệu sơ cấp hoặc kết hợp cả hai nguồn sơ cấp-thứ cấp làm dẫn chứng cho phân tích

của mình. Các dữ liệu thứ cấp (secondary data) của đề tài gồm có các thông tin liên quan đến mô hình nhà máy điện mặt trời tại huyện Côn Đảo, tình hình áp dụng cũng như kết quả của chương trình thông qua các tài liệu, sách báo trên mạng, nghiên cứu sẵn có hoặc các tài liệu liên quan đến mục đích nghiên cứu.

2.3.2.Phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi

Nghiên cứu đã sử dụng bảng hỏi với những câu hỏi phù hợp với nội dung và mục đích nghiên cứu của đề tài để điều tra các đối tượng: cán bộ Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cán bộ Công ty Điện lực huyện Côn Đảo và các hộ dân tại huyện Côn Đảo.

Nội dung của phiếu điều tra liên quan đến hiện trạng cấp điện và sử dụng năng lượng (chi tiết bộ câu hỏi xem phụ lục 2 của nghiên cứu này).

Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn bằng phiếu điều tra với tổng số 41 đối tượng, bao gồm 05 cán bộ Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 5 cán bộ Công ty Điện lực huyện Côn Đảo, và 31 hộ dân sống trên địa bàn huyện Côn Đảo.

2.3.3.Phương pháp xử lý số liệu

Kết quả điều tra bằng bảng hỏi sẽ được xử lý bằng phần mềm excel.

2.3.4.Tiêu chí và các chỉ số đánh giá

Để phân tích ảnh hưởng của nhà máy điện mặt trời trong việc cấp điện cho các hộ dân, thì cần đánh giá tương đối giữa giải pháp cấp điện hiện tại trên đảo với nguồn điện mặt trời. Việc đánh giá này được thực hiện với một bộ chỉ số về ba khía cạnh của phát triển bền vững, đó là các vấn đề sinh thái, kinh tế - xã hội và kinh tế. Bộ chỉ số này được tham khảo từ tài liệu nghiên cứu của Tiến sỹ Timur Gül [14]. Trong thời gian nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, do kiến thức và thời gian tiếp cận các nghiên cứu trên thế giới có hạn nên học viên đã lựa chọn bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững về năng lượng của Tiến sỹ Timur Gül nhằm đánh giá, phân tích các ảnh hưởng của nhà máy điện mặt trời cho việc cấp điện cho các hộ dân trên đảo. Mức độ đánh giá chỉ mang tính tương đối để thấy được các mặt tích cực giữa hệ thống kết hợp nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện Diesel đã có trên đảo.

Bảng 2.1 - Tiêu chí và các chỉ số để đánh giá các công nghệ năng lượng

Khía cạnh Tiêu chí Các chỉ số

Môi trường

Bảo vệ môi trường Phát thải khí nhà kính mỗi kWh Phát thải các chất ô nhiễm không khí cho mỗi kWh

Bảo vệ tài nguyên Tiêu thụ các nguồn không bền vững Giảm tiếng ồn Ô nhiễm tiếng ồn

Xã Hội

Các vấn đề xã hội tổng thể Khả năng thích ứng và sự đồng thuận Khả năng tham gia và trao quyền Các lợi ích về xã hội Tác dụng việc làm

Tác động đến sức khỏe

Kinh tế

Chi phí và biểu giá thấp Chi phí đầu tư cho một W

Chi phí cho sản xuất cho một kWh Bảo dưỡng Các yêu cầu bảo dưỡng

Độc lập về kinh tế Mức độ phụ thuộc nhập khẩu và mức độ tự cung cấp của khu vực

Tiềm năng tương lai Tiềm năng phát triển kinh tế

Bộ chỉ số được sử dụng để đưa ra một cái nhìn toàn diện về phát triển bền vững, tổng hợp các thông tin liên quan đến nhau, tạo ra một hệ thống phân loại minh bạch và đơn giản để cung cấp thông tin về mức độ bền vững cho cả người ra quyết định và công chúng quan tâm. Ngoài ra, bộ chỉ số cho phép so sánh "tương đối" giữa các công nghệ khác nhau, đánh giá tình trạng bền vững hiện thời của chúng với nhau, và cũng cung cấp một cái nhìn toàn diện về những điểm yếu của chúng từ một góc độ phát triển bền vững.

Để đánh giá so sánh các hệ thống kết hợp với các giải pháp công nghệ khác liên quan đến các chỉ số khác nhau ở một mức độ khái quát có thể thực hiện với các mức đánh giá dưới đây.

Bảng 2.2 - Các mức đánh giá với từng tiêu chí Khía Khía cạnh Tiêu chí Các chỉ số Mức độ Mô tả Môi trường Bảo vệ

môi trường Phát thải khí nhà kính trên mỗi kWh

Cao Hoàn toàn không phát thải

Trung bình Có phát thải nhưng mức độ không đáng kể Thấp Phát thải cao

Phát thải các chất ô nhiễm không khí cho mỗi kWh

Cao Hoàn toàn không phát thải

Trung bình Có phát thải nhưng mức độ không đáng kể Thấp Phát thải cao

Bảo vệ tài

nguyên Tiêu thụ các nguồn không bền vững

Cao Hoàn toàn không tiêu thụ

Trung bình Có tiêu thụ nhưng mức độ không đáng kể Thấp Tiêu thụ nhiều

Giảm tiếng

ồn Ô nhiễm tiếng ồn

Cao Hoàn toàn không gây tiếng ồn

Trung bình Có gây tiếng ồn nhưng không đáng kể Thấp Gây tiếng ồn lớn Xã Hội Các vấn đề xã hội Khả năng thích ứng và sự đồng thuận

Cao Khả năng thích ứng tốt và có sự đồng thuận cao Trung bình Có khả năng thích ứng và sự đồng thuận nhưng

chưa cao

Thấp Không có khả năng thích ứng và không có sự đồng thuận

Các lợi ích về xã hội

Tác động đến việc làm

Cao Có tác động tốt đến việc làm

Trung bình Tác động đến việc làm ở mức độ bình thường Thấp Không có tác động đến việc làm

Tác động đến sức khỏe

Cao Không ảnh hưởng tới sức khỏe

Trung bình Có ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng không đáng kể Thấp Ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe

Kinh tế

Chi phí và biểu giá thấp

Chi phí đầu tư cho một W (Watt)

Cao Chi phí đầu tư rất thấp hoặc không cần chi phí đầu tư

Trung bình Chi phí đầu tư vừa phải Thấp Chi phí đầu tư rất cao Chi phí cho sản xuất cho

một kWh

Cao Không cần chi phí sản xuất hoặc chi phí rất thấp Trung bình Chi phí cho sản xuất ở mức trung bình Thấp Chi phí cho sản xuất rất cao

Bảo dưỡng Các yêu cầu bảo dưỡng

Cao Không có yêu cầu về bảo dưỡng vận hành Trung bình Yêu cầu bảo dưỡng vận hành vừa phải, ở mức

trung bình

Thấp Yêu cầu rất cao về bảo dưỡng vận hành.

Độc lập về kinh tế

Mức độ phụ thuộc nhập khẩu và mức độ tự cung cấp của khu vực

Cao Không có sự phụ thuộc về nhập khẩu, hoàn toàn có thể tự cung cấp trong thị trường nội địa Trung bình Có sự phụ thuộc vào nhập khẩu nhưng vẫn có

thể tự cung cấp bằng thị trường nội địa Thấp Hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhập khẩu và

không có thị trường nội địa Tiềm năng

tương lai Tiềm năng phát triển kinh tế

Cao Có tiềm năng phát triển kinh tế cao

Trung bình Tiềm năng phát triển kinh tế trung bình, không cao Thấp Không có tiềm năng phát triển kinh tế

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển nguồn điện mặt trời tại huyện côn đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 42 - 46)