Sự tăng trưởng về kinh tế - xã hội, du lịch ngày một lớn mạnh đã tác động đến nhu cầu phụ tải điện ngày càng gia tăng tại huyện Côn Đảo. Theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2016-2025 tầm nhìn đến 2035 đã được phê duyệt [4], dự báo nhu cầu công suất nguồn phát điện(Pmax) trên huyện đảo tới năm 2020 là 11,8MW, tới năm 2025 là 21MW.
Để đóng góp vào việc cung ứng cho nhu cầu điện trên đảo, ngoài việc duy trì lượng phát điện từ các nhà máy điện Diezel, cần xem xét khai thác các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là nguồn điện mặt trời.
Như đã phân tích ở phần 3.1, tiềm năng nguồn năng lượng mặt trời trên đảo là khá tốt, cộng với việc giá công nghệ điện mặt trời đang giảm dần và có xu hướng tiếp tục giảm trong thời gian tới, thì việc phát triển nguồn điện mặt trời trên đảo là việc làm hết sức cần thiết trong tương lai gần.
Tuy nhiên, việc phát triển nguồn điện mặt trời trên huyện đảo còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn như sau:
- Quỹ đất để phát triển nguồn điện mặt trời là khá cao. So với nguồn điện đang được sử dụng phổ biến trên đảo hiện tại là nguồn diezel, thì suất sử dụng đất cho các nhà máy điện mặt trời là cao hơn rất nhiều. Trung bình, suất sử dụng đất cho nhà máy điện mặt trời là 1-1,2ha/MWp, ngoài ra địa hình tại khu vực phải tương đối bằng phẳng, không bị che khuất ánh nắng mặt trời(sẽ làm giảm hiệu suất phát điện của các tấm pin mặt trời).
- Kết nối tới lưới điện địa phương rất khó khăn. Đặc điểm về địa lý của huyện Côn Đảo cách rất xa với đất liền (hơn 80km) nên việc kết nối lưới điện trên đảo với hệ lưới điện quốc gia gần như là không thể. Do đó, dù tiềm năng bức xạ mặt trời trên đảo là tương đối cao, nhưng việc đấu nối lên lưới điện quốc gia khó có thể thực hiện được đối với các nhà máy điện mặt trời. Mặt khác, các chủ đầu tư nhà máy điện mặt trời thường có nhu cầu xây dựng các nhà máy có công suất tương đối cao (công suất lắp đặt thường khoảng trên 30MWp), mặc dù phụ tải điện của huyện Côn Đảo đang đà phát triển mạnh, nhưng dự báo nhu cầu phụ tải trong tương lai của huyện Côn Đảo chỉ dưới 30MW. Do vậy, các chủ đầu tư điện mặt trời sẽ không quá quan tâm tới khu vực này nếu không có các cơ chế hỗ trợ đầu tư tốt cho họ.
- Thời tiết, khí hậu ở khu vực các đảo cũng là một vấn đề trở ngại trong việc phát triển điện mặt trời. Dù cho có tiềm năng bức xạ mặt trời khá cao, tuy nhiên thời tiết, khí hậu ở khu vực huyện đảo khá thất thường. Khí hậu ở biển, đặc biệt là gió biển ảnh hưởng lớn tới tuổi thọ của các tấm pin mặt trời so với ở khu vực đất liền.
- Suất đầu tư và giá thành sản xuất điện cao so với thu nhập của người dân. Hiện tại, giá thành sản xuất các tấm pin và các thiết bị phụ trợ cho nhà máy điện mặt trời đang tiếp
tục giảm, nhưng mức giá này vẫn là khá cao so với thu nhập của người dân tại huyện đảo. Với những khó khăn nêu trên, các giải pháp nhằm phát triển nguồn điện mặt trời trên đảo cần phải khắc phục được các trở ngại nêu này.
3.6.Đề xuất giải pháp phát triển nguồn điện mặt trời cho khu vực huyện Côn Đảo
3.6.1.Giải pháp về công suất lắp đặt nguồn điện mặt trời tại huyện Côn Đảo
Hiện tại, tổng công suất phát điện của các nhà máy điện Diesel trên đảo là 8,56MW. Theo dự báo nhu cầu phụ tải của huyện tới năm 2020 là 11,8 MW, tới năm 2025 là 21MW, tới năm 2030 là 33,3MW, tổng dung lượng nguồn công suất lắp đặt yêu cầu tính tới các năm lần lượt là: năm 2020 -15,7MW, năm 2025 - 27,9MW, năm 2035 - 37,3MW. Song hành với việc tiếp tục nâng cấp các tổ máy phát điện Diesel, việc xây dựng thêm các nhà máy điện mặt trời với công suất khoảng từ 5-10MW trên địa bàn huyện hoàn toàn có thể được tính đến nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải của huyện. Tuy nhiên, để có thể đưa ra con số chính xác về công suất và vị trí lắp đặt để tận dụng tối đa nguồn năng lượng mặt trời, cần phải có các nghiên cứu, khảo sát chuyên sâu về tiềm năng kỹ thuật, tiềm năng kinh tế, kết hợp với việc nghiên cứu chi tiết về địa hình, hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất của huyện...
Bên cạnh đó, việc phát triển các hệ thống điện mặt trời trên mái nhà các hộ dân cũng là một giải pháp rất hiệu quả để tận dụng tiềm năng nguồn năng lượng mặt trời trên đảo. Với việc giá thành sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời đang ngày càng giảm dần, việc các hộ gia đình đầu tư các hệ thống pin năng lượng mặt trời với công suất nhỏ từ 1-5kWp có sử dụng ắc quy dự trữ, thay vì tiếp tục sử dụng các máy phát điện diesel tự dùng khi cắt điện luân phiên, vừa có thể giải quyết nhu cầu về cấp điện, vừa không gây ô nhiễm môi trường, mà còn có thể sinh lợi từ việc bán điện thừa cho ngành điện. Giải pháp này vừa có lợi về mặt kinh tế cho các hộ gia đình, vừa giải quyết việc ô nhiễm môi trường, mà còn giảm gánh nặng về nhu cầu điện cho ngành điện trong việc đáp ứng nhu cầu phụ tải cho các hộ vùng sâu vùng xa như huyện Côn Đảo.
3.6.2. Giải pháp về cơ chế chính sách của Chính phủ nhằm phát triển nguồn điện mặt trời cho huyện Côn Đảo huyện Côn Đảo
Chính sách khuyến khích các các tổ chức, cá nhân với các hình thức sở hữu khác nhau tham gia vào việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi
ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo.
Chính sách giá điện và bảo đảm đầu tư: hiện tại, quyết định 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, giá ưu đãi mua điện của các dự án điện mặt trời đã hết hiệu lực vào ngày 30/06/2019. Bộ Công Thương và các Bộ ban ngành có liên quan đang nghiên cứu để đưa ra mức giá ưu đãi mới nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển các nguồn năng lượng mặt trời dần thay thế cho việc sử dụng nguồn điện than. Tuy nhiên, trong quyết định 11 không nói đến việc ưu đãi cho các dự án điện mặt trời tại các khu vực không nối lưới điện quốc gia. Do vậy, Chính phủ cần nghiên cứu để đưa ra mức giá ưu đãi nhằm khuyến khích các chủ đầu tư phát triển xây dựng các nhà máy điện mặt trời cho các khu vực không nối được lưới điện quốc gia như huyện Côn Đảo. Việc các chủ đầu tư chưa quan tâm tới các khu vực không có lưới điện quốc gia là bởi tại các khu vực này, công suất lắp đặt thấp, do vậy sẽ ảnh hưởng tới thời gian thu hồi vốn đầu tư chậm, trong khi vòng đời của các tấm pin mặt trời chỉ là 20-25 năm. Do vậy, để có thể thu hút các nhà đầu tư đẩy mạnh phát triển các dự án tại các khu vực vùng sâu vùng xa nói chung và tại huyện Côn Đảo nói riêng, Chính phủ cần có một cơ chế đặc biệt về giá ưu đãi mua điện, có thể cao hơn so với các khu vực tiềm năng khác, nhưng sẽ là giải pháp đáng kể để giải quyết nhu cầu phụ tải cho các hộ dân tại các khu vực này.
Ngoài ra, các dự án phát triển và sử dụng nguồn năng lượng mặt trời tại huyện đảo nên được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư theo các quy định pháp luật hiện hành về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
- Các ưu đãi về thuế:
+ Về thuế nhập khẩu: Các dự án sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để phát điện có thể được miễn thuế nhập khẩu đối với đối với các loại hàng hóa buộc phải nhập khẩu cho dự án; hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án.
+ Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Chính phủ cùng với các Bộ ban ngành có thể xem xét việc miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án phát triển và sử dụng nguồn năng lượng mặt trời cho khu vực huyện đảo. Việc miễn , giảm thuế này được thực hiện như đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế.
- Ưu đãi về đất đai: Các dự án phát triển và sử dụng nguồn năng lượng mặ trời trên huyện đảo có thể được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Với việc suất sử dụng đất của các dự án phát triển điện mặt trời là khá cao, do vậy, chủ đầu tư các dự án điện mặt trời trên huyện đảo cũng cần khảo sát thật kỹ lưỡng để có thể tối ưu suất sử dụng đất.
- Ưu tiên cho các nghiên cứu liên quan đến phát triển và sử dụng tài nguyên năng lượng tái tạo trong lĩnh vực phát triển khoa học và công nghệ và phát triển công nghiệp công nghệ cao; bố trí kinh phí từ các quỹ để hỗ trợ các nghiên cứu khoa học và công nghệ tại các dự án thí điểm, dự án công nghiệp hóa cho phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, thúc đẩy cải tiến công nghệ liên quan đến sự phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, giảm chi phí sản xuất của các sản phẩm năng lượng tái tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm.
3.6.3.Giải pháp về hỗ trợ tài chính cho các dự án nguồn năng lượng mặt trời trên huyện đảo.
Chính phủ có thể thành lập Quỹ phát triển năng lượng bền vững. Nguồn tiền từ quỹ này có thể được huy động bởi các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ phí môi trường đối với nhiên liệu hóa thạch, các nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động khuyến khích phát triển ngành năng lượng mặt trời nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung trên phạm vi toàn quốc. Một phần của quỹ sẽ được sử dụng cho việc đầu tư các hệ thống độc lập từ nguồn năng lượng tái tạo. Hiện tại, suất đầu tư điện mặt trời trên mái nhà vẫn còn khá cao so với việc đầu tư máy phát điện diesel tự phát. Do vậy, huyện Côn Đảo có thể đề xuất Chính phủ cho phép huyện sử dụng nguồn tiền từ quỹ này để hỗ trợ đầu tư cho các hộ gia đình có nhu cầu lắp đặt các hệ thống điện mặt trời trên mái nhà với công suất nhỏ, nhằm khuyến khích các hộ gia đình sử dụng nguồn điện mặt trời thay vì sử dụng các máy phát điện diesel làm ô nhiễm môi trường.
3.6.4.Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao năng lực quản lý phát triển nguồn năng lượng tái tạo ở các cấp;
Khuyến khích và hỗ trợ các trường đại học, các cơ sở dạy nghề phát triển giáo trình và giảng dạy các môn học mới liên quan tới năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng. Triển khai chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp NLTT để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển ngành công
nghiệp NLTT.
Khuyến khích, hỗ trợ công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ năng lượng mặt trời trong các tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đặc biệt đối với việc nghiên cứu sâu các công nghệ nhằm tối đa hóa hiệu suất chuyển đổi của các tấm pin mặt trời để thích nghi với điều kiện thời tiết của Việt Nam.
Xây dựng kế hoạch hợp tác ngắn và dài hạn với các tổ chức quốc tế trong việc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và tập huấn về quản lý vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các dự án về điện mặt trời.
Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các dịch vụ và các tổ chức tư vấn trong lĩnh vực năng lượng mặt trời.
3.6.5.Giải pháp nhằm tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng về phát triển và sử dụng năng lượng người dân, cộng đồng về phát triển và sử dụng năng lượng
Đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến kiến thức đến mọi người dân trên huyện đảo về tầm quan trọng, các ảnh hưởng tích cực về các mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường cho việc phát triển và sử dụng năng lượng mặt trời trong quá trình phát triển bền vững để từ đó có những hành động thiết thực đóng góp vào việc phát triển lưới điện của địa phương.
Khuyến khích và hỗ trợ về cả kỹ thuật và tài chính để người dân trên đảo từng bước triển khai và mở rộng quy mô các hệ thống pin mặt trời hộ gia đình thay cho việc sử dụng các máy phát điện Diesel gây ô nhiễm môi trường. Những hộ dân có kế hoạch xây nhà mới, nếu cam kết sử dụng hệ thống pin mặt trời trên mái nhà sẽ được hỗ trợ chi phí về tài chính, ngoài ra có thể được ưu đãi về vay vốn để xây dựng.
3.6.6.Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ.
Hiện tại, thành phần các tấm pin năng lượng mặt trời được sản xuất từ Nitrat Bạc và thủy ngân, là các chất cực độc và ảnh hưởng tới môi trường. Ngoài việc cam kết với các hãng sản xuất về việc thu hồi và giải quyết các tấm pin sau khi hết vòng đời của dự án, đảm bảo không xả thải ra môi trường, thì việc nghiên cứu để chế tạo ra các tấm pin mặt trời mà không sử dụng các chất gây nguy hại đến môi trường cũng là một vấn đề cần giải quyết. Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN kiêm Giám đốc Ban quản lý Dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam - Bộ KH&CN phát biểu trong hội nghị Giải pháp công nghệ và tài
chính cho phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam: “Điện mặt trời thế hệ cũ rất ảnh hưởng tới môi trường vì tấm năng lượng và ắc quy tráng bằng nitrat bạc là chất cực độc và thủy ngân. Công nghệ mà chúng tôi đang nghiên cứu là công nghệ mới silicon và nano cacbon, được tráng thành phim không gây ô nhiễm môi trường và có thể tái chế dễ dàng”. Ngoài ra, với khí hậu đặc thù như ở huyện Côn Đảo, cần nghiên cứu nhằm tìm ra các ý tưởng để sản xuất các tấm pin mặt trời có thể chống chịu với thời tiết, khí hậu khắc nghiệt của vùng biển đảo.
Do vậy, việc nghiên cứu khoa học công nghệ, nhằm tìm ra các giải pháp để sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời không gây nguy hại đến môi trường, có khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt ở các khu vực biển đảo là việc làm hết sức cần thiết. Song hành với việc nghiên cứu, cũng cần nâng cao việc học hỏi, trao đổi các kỹ thuật của các nước phát triển trên thế giới nhằm tìm ra các giải pháp tốt nhất cho việc phát triển khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào phát triển điện mặt trời ở Việt Nam, đặc biệt là các khu vực ở xa đất liền như huyện Côn Đảo.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài đã đánh giá được tiềm năng bức xạ mặt trời tại huyện Côn Đảo là tương đối tốt, phù hợp cho việc phát triển hệ thống điện tại khu vực, thay thế dẫn cho hệ thống điện