Nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý bền vững khu bảo tồn thiên nhiên ngọc sơn – ngổ luông, tỉnh hoà bình (Trang 26 - 31)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan tài liệu

1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam

Thực hiện cam kết của mình đối với Chƣơng trình nghị sự đến 2030 vì sự PTBV của Liên Hợp Quốc bao gồm 17 mục tiêu PTBV chung và 169 mục tiêu PTBV cụ thể

cho toàn cầu, Thủ tƣớng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ là đầu mối trong việc lập kế hoạch, thực hiện và báo cáo về Chƣơng trình Nghị sự 2030. Kế hoạch này đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017. Dựa trên 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể về PTBV toàn cầu, Kế hoạch hành động đã đƣa ra 17 mục tiêu PTBV của Việt Nam và tích hợp 169 mục tiêu cụ thể toàn cầu thành 115 mục tiêu cụ thể cho Việt Nam. Theo đó, các bộ ngành và địa phƣơng phải xây dựng KHHĐ ở cấp bộ ngành và địa phƣơng mình để thực hiện các mục tiêu PTBV trong đó tập trung vào “xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững, muộn nhất trong năm 2018, đảm bảo xây dựng đƣợc các chỉ tiêu đánh giá định lƣợng. Đến năm 2020, hoàn thành cơ sở dữ liệu thống kê phục vụ giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu PTBV” (Thủ tƣớng Chính phủ, 2017).

Bên cạnh đó, một số bộ chỉ số, chỉ thị liên quan đến đánh giá PTBV đã và đang đƣợc xây dựng nhƣ: các chỉ tiêu giám sát và đánh giá PTBV Việt Nam giai đoạn 2011- 2020; các chỉ tiêu giám sát, đánh giá kết quả bảo vệ môi trƣờng giai đoạn đến năm 2020; chỉ số bền vững về môi trƣờng (ESI); chỉ số đánh giá hoạt động bảo vệ môi trƣờng (EPI); chỉ số phân hạng môi trƣờng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng...

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trƣờng các tỉnh Tây Nguyên” của Trần Văn và cộng sự (Trần Văn và nnk., 2014) đƣa ra 77 chỉ tiêu cho cấp vùng, 70 chỉ tiêu cấp tỉnh và 49 chỉ tiêu cấp huyện. Bộ chỉ tiêu này xây dựng cho tổng thể quá trình PTBV Tây Nguyên gồm 13 chủ đề (lĩnh vực kinh tế 3 chủ đề, xã hội 5 chủ đề và môi trƣờng 5 chủ đề). Danh sách các chỉ tiêu PTBV Tây Nguyên là cơ sở để xác định các giá trị hiện tại của các chỉ tiêu, cũng nhƣ các giá trị mục tiêu của chúng cần đạt đƣợc; phi thứ nguyên hóa, chuẩn hóa và trực quan hóa (bằng biểu đồ, đồ thị,...) các giá trị đã xác định sao cho có thể so sánh đƣợc với nhau; làm cơ sở khoa học để các nhà hoạch định chính sách có thể đánh giá và giám sát PTBV và từ đó ra đƣợc các giải pháp điều chỉnh trong quá trình phát triển hƣớng tới bền vững của Tây Nguyên.

Năm 2004, dƣới sự hỗ trợ của Quỹ WWF, lần đầu tiên phƣơng pháp đánh giá nhanh và xác định ƣu tiên cho công tác quản lý các KBT (RAPPAM) đƣợc áp dụng tại Việt Nam, cụ thể là trong đánh giá công tác quản lý tại 19 Vƣờn quốc gia trong vùng sinh thái dãy Trƣờng Sơn. Việc áp dụng phƣơng pháp này đã giúp đƣa ra mức độ cấp

bách và ƣu tiên bảo tồn cho các nhu cầu cụ thể của từng vùng. Theo đó, các chuyên gia đã xác định nguy cơ cao nhất cho KBT Phong Điền và Đakrông (mới thành lập) là nạn khai thác gỗ bất hợp pháp; trong khi ở tất cả các KBT còn lại, mối đe dọa lớn nhất là tình trạng săn bắt động vật hoang dã. Việc áp dụng phƣơng pháp này sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách một công cụ đề ra chiến lƣợc đầu tƣ, nhằm tăng cƣờng quản lý hệ thống các KBT ở khu vực và trên cả nƣớc (Theo thông tin tại trang vnexpress.net).

Viện Tài nguyên và Môi trƣờng (CRES) thực hiện đề tài cấp nhà nƣớc của Bộ Khoa học và Công nghệ “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí và quy trình giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý của các khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) tại Việt Nam”. Mục tiêu của đề tài là xây dựng bộ tiêu chí và quy trình giám sát, đánh giá khoa học, hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhằm phục vụ cho sự PTBV các KDTSQ của Việt Nam. Kết quả của đề tài đã góp phần xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thúc đẩy quản lý hiệu quả các KDTSQ của Việt Nam. Qua tổng hợp, đánh giá thực trạng quản lý các KDTSQ trong khuôn khổ thể chế chính sách của Việt Nam, 13 tiêu chí và 32 chỉ số đánh giá hiệu quả quản lý theo các nội dung của chu trình quản lý đã đƣợc đề xuất. Những chỉ số này đều áp dụng phƣơng pháp cho điểm, là phƣơng pháp đƣợc áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực PTBV, cho việc đánh giá hiệu quả quản lý. Dựa trên các tiêu chí và chỉ số này, các ban quản lý của KDTSQ có thể rà soát, đánh giá hiệu quả quản lý và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và thúc đẩy sự PTBV KDTSQ của mình (Thông tin tại trang web: Cres.edu.vn và trang tapchimoitruong.vn). Theo đề tài “Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc ĐDSH quốc gia” của tác giả Hoàng Thị Thanh Nhàn đã xây dựng đƣợc bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH đất ngập nƣớc áp dụng cho Việt Nam gồm 25 chỉ thị thuộc nhóm áp lực, hiện trạng và đáp ứng trong đó có 17 chỉ thị bắt buộc áp dụng. Các chỉ thị gồm cả những chỉ thị phản ánh các yếu tố môi trƣờng cũng nhƣ các yếu tố đa dạng sinh học, đồng thời bộ chỉ thị cũng phản ánh đƣợc các tác động của con ngƣời đến các hệ sinh thái đất ngập nƣớc thông qua các chỉ thị về mật độ dân số, các hoạt động khai thác cũng nhƣ các chính sách tác động đến hệ sinh thái đất ngập nƣớc (Hoàng Thị Thanh Nhàn, 2010). (Chi tiết bộ chỉ thị xem phụ lục 3).

Bộ chỉ thị ĐDSH đã đƣợc xây dựng và hƣớng dẫn sử dụng, góp phần vào việc đánh giá và giám sát ĐDSH (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và JICA, 2014). Đây là cơ

sở để giúp các nhà chính sách thực hiện các quy hoạch cảnh quan liên quan đến các khu vực cần bảo tồn, cũng nhƣ đánh giá, theo dõi đƣợc giá trị cần bảo tồn trƣớc khi giao quyền quản lý cho tổ chức khác. Nhƣ vậy, bộ chỉ thị này cũng có thể đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả quản lý thông qua đánh giá đƣợc thực trạng ĐDSH trong khu vực nghiên cứu. Việc xây dựng bộ chỉ thị ĐDSH góp phần phục vụ công tác quan trắc ĐDSH tại các KBT tại Việt Nam. Dựa trên cách tiếp cận PSRV (P- áp lực, S – hiện trạng, R – đáp ứng, V – giá trị) đã xác định bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH cho KBT tại Việt Nam bao gồm 14 chỉ thị, trong đó có 3 chỉ thị hiện trạng, 4 chỉ thị áp lực, 4 chỉ thị đáp ứng và 3 chỉ thị lợi ích. Quy trình xây dựng bộ chỉ thị ĐDSH cho KBT này đã đƣợc kiểm nghiệm thành công đối với Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Dựa theo quy trình xây dựng bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH của CBD và Công ƣớc Ramsar, nhóm nghiên cứu đã xây dựng đƣợc bộ chỉ thị quan trắc đất ngập nƣớc Vƣờn quốc gia Xuân Thuỷ phù hợp với nguyên tắc và các tiêu chí lựa chọn, bộ chỉ thị bao gồm 19 chỉ thị thuộc các chỉ thị cho hiện trạng, áp lực, đáp ứng và lợi ích. Tuy nhiên, Vƣờn quốc gia này mới chỉ đại diện cho HST đất ngập nƣớc ven biển, chƣa đại diện đƣợc hết các KBT ở Việt Nam.

Tại Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu về xây dựng và thực hiện kế hoạch giám sát các loài (thú, chim, thực vật…) thông qua các chỉ thị, chỉ số giám sát ĐDSH. “Dự án bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Việt Nam” (Nguyễn Xuân Đặng và nnk, 2013) đã xây dựng kế hoạch giám sát các loài quan trọng ở Vƣờn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với mục tiêu xác định tình trạng và xu thế biến đổi quần thể của một số loài động vật - thực vật quan trọng, phạm vi và mức độ tác động của các đe dọa chính cũng nhƣ đề xuất điều chỉnh các hoạt động quản lý của VQG cho phù hợp và hiệu quả hơn.

Tác giả Lê Văn Hữu lần đầu tiên nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Nghiên cứu này đã xác định đƣợc 23 chỉ tiêu PTBV về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật để đánh giá sự PTBV ở Việt Nam. Dựa trên bộ chỉ tiêu của Liên Hợp Quốc và chỉ tiêu phát triển KT-XH giai đoạn 2001-2010; bộ chỉ tiêu Agenda 21 của Việt Nam và bộ chỉ tiêu thống kế quốc gia, nghiên cứu đã xác định đƣợc 23 chỉ tiêu trên 5 chủ đề nhanh: đất, nƣớc, không khí, sinh vật và con ngƣời. Trong khuôn khổ của nghiên cứu, bộ chỉ số đƣợc áp dụng thành công tại tỉnh Bình Định với kết quả

tỉnh Bình Định có mức độ PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở ngƣỡng trung bình (Lê Văn Hữu, 2013).

Theo các nghiên cứu của Lê Văn Hƣng và Nguyễn Đình Hòe (Lê Văn Hƣng và Nguyễn Đình Hoè, 2014) đã xây dựng bộ tiêu chí xác định các khu vực trọng điểm cần quan tâm trong quy hoạch bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam. Bộ tiêu chí xác định độ nhạy cảm của KBT, HST biển đƣợc xây dựng dựa trên phƣơng pháp ma trận kiểm kê môi trƣờng của Dirk và cộng sự (Dirk et al., 1998) có bổ sung và điều chỉnh một số tiêu chí cho phù hợp với các hệ sinh thái khác nhau (rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, hệ sinh thái nƣớc trồi). Kết hợp với phƣơng pháp Đánh giá nhanh có sự tham gia PRA, đây là phƣơng pháp dễ thực hiện với chi phí rẻ và nhanh, phù hợp với điều kiện nƣớc ta hiện nay để xác định độ nhạy cảm của các khu bảo tồn, HST biển ở Việt Nam.

Ngoài ra, việc xây dựng bộ chỉ thị giám sát, đánh giá cũng đƣợc áp dụng trong quản lý rừng bền vững. Theo tiến trình Helsinki của EU thì quản lý rừng bền vững đƣợc định nghĩa là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và cƣờng độ phù hợp để duy trì ĐDSH, năng suất, khả năng tái sinh và sức sống của rừng, và duy trì tiềm năng của rừng trong việc thực hiện, hiện tại và trong tƣơng lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phƣơng, quốc gia, và toàn cầu, và không gây ra những tác động xấu đối với các hệ sinh thái khác. Để xác nhận quản lý rừng bền vững thì các chủ rừng, doanh nghiệp phải đƣợc cấp chứng chỉ rừng. Cơ sở để FSC (Hội đồng quản trị rừng thế giới – Forest Stewardship Coucil) chứng nhận quản lý rừng cho chủ rừng là Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững gồm 10 nguyên tắc (P – Principle) thuộc 3 lĩnh vực kinh tế - môi trƣờng – xã hội và 56 tiêu chí (C – Criteria) (Đào Công Khanh, 2006). Trên cơ sở này, dự thảo Bộ Tiêu chuẩn FSC Việt Nam (P&C&I Việt Nam) áp dụng tại Việt Nam (Phạm Hoài Đức và nnk., 2006).

Nhƣ vậy, qua rà soát những nghiên cứu trong nƣớc cho thấy, hầu hết mới chỉ đề cập tới khía cạnh quản lý thông qua đánh giá đƣợc thực trạng ĐDSH, mà hạn chế đề cập tới khía cạnh khác của PTBV. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá công tác quản lý bảo tồn KBT gắn giữa bảo tồn và kinh tế, xã hội của KBT là rất cần thiết.

Tất cả những thông tin trên là cơ sở để xem xét đề xuất những tiêu chí trong đánh giá mức độ bền vững công tác quản lý KBT thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý bền vững khu bảo tồn thiên nhiên ngọc sơn – ngổ luông, tỉnh hoà bình (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)