Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam:

Một phần của tài liệu ứng dụng lý thuyết markowitz để xác định danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 92 - 94)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam:

Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm của các mô hình, qua đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quảứng dụng các mô hình đầu tư tài chính hiện đại vào TTCK Việt Nam.

Thứ nhất, chuẩn hoá hệ thống nhà đầu tư, khuyến khích các tổ chức, nhà

đầu tư chuyên nghiệp như các ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm… tham gia thị trường. Nâng cao tỷ trọng đầu tư của các nhà đầu tư chuyên nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư không chuyên nâng cao kiến thức đầu tư chứng khoán, khả năng phân tích thị trường. Từ đó, thông qua sựđiều tiết của thị trường sẽ loại bỏ dần các nhà đầu tư thiếu kiến thức, đầu tư theo phong trào, đầu tư theo cảm tính… ra khỏi thị trường. Hơn nữa, theo lộ trình mở cửa, trong thời gian đến sẽ có

nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài vào Việt Nam với thế mạnh về vốn, công nghệ, kinh nghiệm và kiến thức. Các nhà đầu tư trong nước phải thực sự đủ

mạnh, phải tự trang bị kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng phân tích thị

trường, kỹ năng dự báo, dự đoán… thì mới có thể cạnh tranh và tồn tại được. Ngoài ra, còn phải tăng cường phát triển hệ thống các quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Khuyến khích các quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn vào Việt Nam. Tận dụng tối đa các nguồn lực nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua thành lập các quỹ tham gia vào thị trường.

Thứ hai, nới lỏng hơn nữa biên độ dao động giá. Cho phép thực hiện bán khống, tạo điều kiện tối đa hoá lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Thứ ba, đa dạng hoá các sản phẩm, hàng hoá trên thị trường chứng khoán

để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đa dạng hoá các loại trái phiếu, phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình và trái phiếu chuyển đổi. Phát triển thị trường các công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn… Khuyến khích các công ty cổ phần chuẩn hoá hoạt động, phấn đấu để tham gia niêm yết chính thức trên thị trường. Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp, tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước. Chuyển đổi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sang hình thức công ty cổ phần để nhanh chóng niêm yết trên thị trường. Theo mục tiêu Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 50% GDP vào năm

2015 và đạt khoảng 70% vào năm 2020 (Ngày 18/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã

ký Quyết định số 450/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020 ).

Thứ tư, giảm thiểu các nhân tố tác động đến TTCK như ổn định thị trường tiền tệ, linh hoạt trong cơ chế điều hành lãi suất, thu hẹp dần thị trường phi tập trung (OTC) theo hướng chuyển sang thị trường tập trung. Hướng thị trường OTC hoạt động có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, hoạt động theo Luật chứng khoán.

Thứ năm, hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước. Có chính sách điều tiết thu nhập từ đầu tư chứng khoán. Quan tâm việc

minh bạch hoá thông tin. Đặc biệt tăng cường hình phạt và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như công bố thông tin sai, gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Tạo nét văn hoá trong công bố thông tin. Chuẩn hoá các bản cáo bạch, kiểm soát và xử lý các thông tin xấu nhằm gây rối loạn thị trường để trục lợi. Rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch thông tin. Các công ty niêm yết cần chú trọng hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ và sẽ tự đào thải nếu có hành vi gian dối, mất lòng tin

đối với nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu ứng dụng lý thuyết markowitz để xác định danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 92 - 94)