Thực tế ứng dụng mô hình vào quản lý danh mục chứng khoán ở Việt

Một phần của tài liệu ứng dụng lý thuyết markowitz để xác định danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Thực tế ứng dụng mô hình vào quản lý danh mục chứng khoán ở Việt

Nam

Theo sự phát triển của thị trường chứng khoán thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng thì việc đầu tư vào chứng khoán của người dân Việt không phải là

điều mới mẻ nữa. Tuy nhiên để bắt kịp được với xu hướng của thế giới thì có lẽ

Việt Nam vẫn chưa đạt được.

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu về hành vi đầu tư chứng khoán của

người dân Việt thì có khoảng 50% ý kiến cho rằng việc quyết định đầu tư chứng khoán chỉ dựa vào các báo cáo tài chính, 27% dựa vào các chỉ số hoạt động của công ty, 20% ý kiến cho rằng việc đầu tư là đầu tư theo phong trào, “tâm lý bầy đàn” và chỉ 3% ý kiến cho rằng cần phải phân tích, dự báo, dựđoán giá chứng khoán khi quyết định đầu tư và dựa vào việc ứng dụng các mô hình đầu tư tài chính để ra quyết định. Hầu hết các nhân tố qui mô hoặc đà tăng trưởng rất ít được quan tâm.

Đối với các mô hình đầu tư tài chính hiện đại, một số n g ườ i đ ầ u t ư

chỉ biết các Lý thuyết danh mục Markowitz; CAPM chứ họ hoặc công ty của họ

chưa từng ứng dụng. Cho thấy rằng việc ứng dụng các lý thuyết đầu tư tài chính

để ra quyết định đầu tư trên TTCK Việt Nam chưa được quan tâm.

Tuy nhiên, cần xem xét tình hình thực tế trên TTCK Việt Nam trong thời gian gần đây. Có thể nói, TTCK Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi, đầy biến động. Các dự báo, dựđoán bằng các phương pháp cho nhiều kết quả

khác nhau tuỳ theo mẫu quan sát và dữ liệu thu thập, chưa phản ánh xác thực sự

biến động của thị trường. Do vậy, trong điều kiện hiện tại, việc ứng dụng các mô hình chưa cho kết quả như mong muốn và gây mất lòng tin của nhà đầu tưđối với các kết quả phân tích thị trường. Ví dụ vào thời điểm tháng 10/2007, VN-Index

đang dao động ở mức 1,100 điểm, nhiều nhà phân tích kỹ thuật cho rằng VN- Index sẽ tiếp tục tăng điểm nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược, VN-Index giảm mạnh như “rơi tự do”. Trước tình hình đó, nhiều chuyên gia dự đoán rằng ngưỡng hỗ trợ của VN-Index sẽ là 600, rồi 500, thậm chí 400 nhưng đều bị thất bại. VN-Index đã xuống thấp đến mức 366 điểm vào ngày 20/06/2008.

Sự thất bại trong việc phân tích kỹ thuật và ứng dụng các lý thuyết đầu tư

tài chính vào TTCK Việt Nam có lẽ do như đã nói ở trên là TTCK Việt Nam là thị trường mới nổi nên biến động bất thường là điều không thể tránh khỏi. Thực tế

cho thấy từ tháng 3/2008 đến nay đã có đến 4 lần điều chỉnh biên độ dao động. Từ mức ±5% và ±10% (tương ứng đối với SGDCK Tp. Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội) đã giảm xuống còn ±1% và ±2% vào ngày 27/03/2008, rồi đến ±2% và ±3% ngày 07/04/2008, sau đó tăng lên ±3% và ±4% vào ngày 19/06/2008, và đến 18/08/2008 tăng lại ở mức ±5% và ±7%. Nhiều nhà phân tích cho rằng sự

thất bại của việc ứng dụng các lý thuyết đầu tư tài chính là do TTCK Việt Nam còn duy trì biên độ dao động. Tuy nhiên, trong điều kiện như hiện nay, không thể gỡ bỏ

rào cản này.

Ngoài ra, nhà đầu tư ứng dụng các mô hình trong phân tích chứng khoán còn máy móc, thông tin đầu vào cho mô hình còn thiếu và chưa chuẩn xác. Các phần mềm chuyên dụng như hiện nay chủ yếu là thống kê dữ liệu và đồ thị, chưa có phần mềm chuyên dụng thành lập danh mục đầu tư tối ưu hay định giá, dự báo giá chứng khoán.

Một phần của tài liệu ứng dụng lý thuyết markowitz để xác định danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35 - 36)