NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ SINH KHỐI VÀ TÍCH LŨY CÁC BON THẢM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đường cacbon cơ sở cho thảm thực vật cây bụi tại huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 29 - 32)

3. DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

1.4 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ SINH KHỐI VÀ TÍCH LŨY CÁC BON THẢM

THỰC VẬT CÂY BỤI

Các nghiên cứu về sinh khối và tích lũy các bon của các thảm thực vật khá phong phú. Tuy nhiên, đối với nghiên cứu thực hiện trên thảm thực vật cây bụi còn khá ít, ít nhận đƣợc sự quan tâm và các nghiên cứu này chỉ thực sự tiến hành trong thời gian gần đây.

Khi nghiên cứu về sinh khối tƣơi, sinh khối khô, lƣợng các bon trong sinh khối thảm tƣơi và cây bụi, đã thu đƣợc những kết quả: sinh khối cây bụi thảm tƣơi tại Đà Bắc – Hòa Bình; Hà Trung, Thạch Thành, Ngọc Lặc – Thanh Hóa, Vũ Tấn Phƣơng (2006) cho thấy: Sinh khối tƣơi biến động rất khác nhau giữa các loại thảm tƣơi, cây bụi: Lau lách, trảng

cây bụi cao 2-3m, Cỏ lá tre, Cỏ tranh và Cỏ chỉ sinh khối tƣơi lần lƣợt là 104 tấn/ha, 61 tấn/ha, 22-31 tấn/ha. Đối với sinh khối khô: Lau lách có sinh khối khô cao nhất 40 tấn/ha; cây bụi cao 2-3 m là 27 tấn/ha; cây bụi cao dƣới 2m và Tế guột đạt 20 tấn/ha; Cỏ lá tre là 13 tấn/ha; Cỏ tranh 10 tấn/ha; Cỏ chỉ, Cỏ lông lợn là 8 tấn/ha. Cỏ lá lách có trữ lƣợng các bon lớn nhất (20 tấn/ha), tiếp theo cây bụi cao từ 2-3 m (14 tấn/ha), đứng thứ ba cây bụi dƣới 2m (10 tấn/ha), thấp nhất là Cỏ tranh và Cỏ chỉ, Cỏ lông lợn (3,9 tấn/ha).

Võ Đại Hải (2012)Nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon của rừng tự nhiên lá rộng thƣờng xanh, bán thƣờng xanh và rụng lá ở Tây Nguyên cũng đã tính toán đƣợc lƣợng các bon cây bụi thảm tƣơi. Theo đó, đối với rừng tự nhiên rụng lá, trạng thái rừng nghèo có trữ lƣợng các bon cao nhất (1,56 tấn/ha), tiếp theo là trạng thái rừng giàu (1,40 tấn/ha), trạng thái chƣa có trữ lƣợng (1,31 tấn/ha), trữ lƣợng các bon thấp nhất là trạng thái rừng trung bình (1,19 tấn/ha). Bảng 1.2

Bảng 1.2. Lƣợng các bon hấp thụ của các trạng thái rừng ở Tây Nguyên Trạng thái rừng Rừng tự nhiên rụng lá (tấn/ha) Rừng bán thƣờng xanh (tấn/ha) Rừng thƣờng xanh (tấn/ha) Rừng rất giàu - - 3,74 Rừng giàu 1,40 3,91 3,06 Rừng trung bình 1,19 2,93 - Rừng nghèo 1,56 - 3,28 Rừng chƣa có trữ lƣợng 1,31 - 3,9

Bùi Thanh Huyền(2013) đã tiến hành nghiên cứu cấu trúc sinh khối và khả năng tích luỹ các bon của một số thảm thực vật cây bụi tại Na Hang, Tuyên Quang, thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

- Sinh khối tƣơi của cây bụi, cỏ (cây thảo), thảm mục thảm lần lƣợt 15,75 tấn/ha, 4,16 tấn/ha và 3,63 tấn/ha, trong đó sinh khối tƣơi trung bình của thảm cây bụi là 23,56 tấn/ha. Trong thảm cây bụi khu vực nghiên cứu có năm loài chiếm ƣu thế là Mua

(Melastoma candidum), Đơn nem (Maesa perlarrius), Ba chạc (Euodia lepta), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Thâu kén (Helicteres angustifolia). Trong năm loài này, Mua là

loài có sinh khối tƣơi lớn nhất (6,38 tấn/ha), Cỏ lào có sinh khối tƣơi thấp nhất (2,16 tấn/ha)

- Sinh khối khô của cây bụi, Cỏ (cây thảo), thảm mục thảm lần lƣợt 6,54 tấn/ha, 2,59 tấn/ha và 3,23 tấn/ha, trong đó sinh khối khô trung bình của thảm thực vật cây bụi đạt 23,56 tấn/ha. Mua có sinh khối khô cao nhất đạt 2,71 tấn/ha, đơn nem, Ba chạc, Thâu kén có sinh khối khô tƣơng ứng là 2,69 tấn/ha, 1,2 tấn/ha, 1,04 tấn/ha, có sinh khối khô thấp nhất là Cỏ lào (0,89 tấn/ha).

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đường cacbon cơ sở cho thảm thực vật cây bụi tại huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)