3. DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
3.2 THẢM THỰC VẬT CÂY BỤI CÓ NGUỒN GÓC SAU KHAI THÁC Ở XÃ SƠN
3.2.1 Cấu trúc của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau khai thác ở xã Sơn Thịnh
Tƣơng tự nhƣ thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau canh tác nƣơng rẫy, thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau khai thác đƣợc phân chia thành 2 trạng thái chính là trạng thái thảm thực vật bỏ hóa 2 – 3 năm và trạng thái thảm thực vật bỏ hóa 4 – 5 năm.
Trạng thái thảm cây bụi phục hồi tự nhiên sau khai thác 2 – 3 năm: Thảm cây bụi mới đƣợc phục hồi khoảng 2 – 3 năm. Về cấu trúc của thảm cây bụi này có sự phân tầng có thể chia làm 2 tầng :
- Tầng 1 gồm các loài cây có chiều cao trên 1m, độ che phủ tầng này rất thấp là 30%, thƣờng gặp các loài: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma normale), Găng (Cathium horridum).
- Tầng 2 là tầng có độ cao dƣới 0,5m, độ che phủ cao 75%. Các loài thảm tƣơi thuộc họ ràng ràng (Ormosia sp), họ Ráy (Araceae), họ Gừng (Zigiberaceae).
Trạng thái thảm cây bụi phục hồi tự nhiên sau khai thác 4 – 5 năm: Về cấu trúc của thảm cây bụi có sự phân tầng có thể chia làm 3 tầng:
- Tầng 1 gồm các loài cây gỗ có chiều cao từ 3 – 4,5 m, độ che phủ thấp khoảng 20%. Tầng chủ yếu là các loài cây gỗ, ƣa sáng, mọc nhanh có kích thƣớc nhỏ: Ba soi (Mallotus barbatus), Bùm bụp (Mallotus apelta), Xoan (Pygeum arborea), Màng tang (Litsea cubela).
- Tầng 2 là tầng cây bụi có độ cao từ 1 - 2m, độ che phủ khá cao 50%. Các loài thƣờng gặp: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma normale), Mâm xôi (Rubus
alceaefolius), Trinh nữ (Mimosa pudica);
- Tầng 3 là tầng cỏ quyết có độ cao 40 - 60 cm, độ che phủ 65%, phần lớn các loài trong họ Hòa thảo: Vầu (Bambusa nutans), tre dóc (Bambusa sp.), cỏ lông lợn
(Lophopogon intermedius), cỏ lá tre (Centotheca lappacea), cỏ chỉ (Eriachne pallescens),
cỏ sâu róm (Setaria viridis), rau má (Centella asiatica).
Nhƣ vậy, về cấu trúc sinh khối tƣơi của 2 thảm thực vật có nguồn gốc sau canh tác nƣơng rẫy và sau khai thác tƣơng đƣơng nhƣng thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau khai thác có thành phần loài khác biệt, cây gỗ đa dạng hơn, cây gỗ có độ tàn che lớn hơn.
Thực vật thảm cỏ có những loài chịu bóng nhƣ Thài lài (C. nudiflora L.), Cỏ lá tre (Centotheca lappacea), Quyển bá (Selaginella sp.)