3. DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
2.5 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ SINH KẾ VÙNG NGHIÊN CỨU
2.5.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Sơn Thịnh là xã miền núi nằm ở trung tâm huyện Văn Chấn, cách thành phố Yên Bái 75 km. Phía Đông giáp với xã Đồng Khê, phía Tây giáp với Thị trấn Nông trƣờng Nghĩa Lộ, phía Nam giáp với xã Phình Hồ (huyện Trạm Tấu), phía Bắc giáp với xã Suối Giàng.
Xã Minh An nằm ở phía Đông Nam của huyện Văn Chấn. Phía Bắc giáp thị trấn Nông trƣờng Trần Phú, xã Chấn Thịnh, phía Tây giáp xã Thƣợng Bằng La, phía Đông giáp xã Nghĩa Tâm, phía Nam giáp xã Thu Cúc huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ
b. Địa hình
Địa giới xã Sơn Thịnh nằm trong lòng chảo Sơn Thịnh khá bằng phẳng, bao bọc với đồi núi có độ dốc trung bình 25%.
Địa hình xã Minh An đƣợc chia làm 2 vùng rõ rệt:
Vùng đồi núi: Đƣợc bao bọc bởi các dãy núi cao có địa hình vòng cung trải dài theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Có độ cao trung bình khoảng 900 m. Loại địa hình có độ dốc lớn này tập trung ở phía Tây của xã nên thƣờng gây hiện tƣợng sạt lở, xói mòn, rửa trôi ....
Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng độ cao biến thiên từ 132,2 ÷ 242,6 m. Đây là khu vực canh tác chủ yếu của ngƣời dân trong xã. Loại địa hình này có độ dốc khoảng 5%.
c. Khí hậu, thủy văn
Xã Sơn Thịnh:
Theo số liệu điều tra của trung tâm khí tƣợng thủy văn tỉnh Yên Bái, xã Sơn Thịnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Bắc Bộ. Khí hậu của Sơn Thịnh khá đặc biệt bởi đƣợc chia làm 3 tiểu vùng khí hậu: Phía Đông giáp xã Đồng Khê mƣa nhiều, chệnh lệch biên độ ngày và đêm cao; vùng giữa của xã giáp xã Suối Giàng, khí hậu khô nóng, hàng năm chịu ảnh hƣởng của gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Lào); phía Tây giáp Thị trấn Nông trƣờng (TTNT) Nghĩa Lộ và xã Phù Nham chịu ảnh hƣởng của khí hậu vùng Mƣờng Lò.
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1300mm, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Lƣợng mƣa cao nhất vào tháng 7, tháng 8 chiếm 70% lƣợng mƣa cả năm.
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm 22 – 23°C, nhiệt độ cao nhất trong năm: 39°C, nhiệt độ thấp nhất trong năm: 0°C;
Độ ẩm trung bình 78%. Độ ẩm trung bình tháng cao nhất 81%; Độ ẩm trung bình thấp nhất là 52%.
Mặc dù vùng ít bị ảnh hƣởng của gió bão, tuy nhiên hàng năm vẫn bị ảnh hƣởng của gió lốc, gió xoáy mƣa to, lũ quét, sạt lở đất vào những tháng đầu và cuối mùa hè.
Xã Minh An:
Do vị trí địa lý, đặc điểm địa hình phức tạp nên khí hậu xã Minh An cũng thể hiện những đặc điểm đó:
Nhiệt độ trung bình: 20 – 30°C, mùa đông rét đậm nhiệt độ xuống tới 3 đến 5°C. Tổng nhiệt độ của cả năm đạt khoảng 7.500 – 8.100°C.
Lƣợng mƣa: Đƣợc chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa ít mƣa, từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm là mùa mƣa nhiều. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.200 – 1.600 mm. Số ngày mƣa trong năm khoảng 140 ngày.
Độ ẩm, ánh sáng : Độ ẩm bình quân từ 83 - 87%, thấp nhất là 50%, lƣợng bốc hơi trung bình từ 770 – 780 mm/năm. Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9, ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tổng số giờ nắng trong năm từ 1360 – 1730 giờ, lƣợng bức xạ thực tế đến đƣợc mặt đất bình quân cả năm đạt 45%.
Gió: Gió khô và nóng thƣờng xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm (tập trung nhất vào tháng 5 đến tháng 7), ngày gió nóng nhiệt độ lên tới 35 đến 38°C, bình quân mỗi năm có khoảng 20 ngày gió nóng .
Sƣơng muối: thƣờng xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, mỗi ngày kéo dài từ 1 đến 2 giờ.
Thủy văn
Sơn Thịnh có nhiều khe, suối, chằng chịt: Suối Bánh bắt nguồn từ xã Tà Xi Láng (huyện Trạm Tấu) chảy qua địa phận xã Đồng Khê (huyện Văn Chấn) vào địa phận xã Sơn Thịnh; suối Xuân cũng bắt nguồn từ xã Tà Xi Láng chảy đến Mũi Kim, hợp cùng dòng với suối Bánh thành suối Cửa Nhì; suối Lóp bắt nguồn từ xã Suối Giàng chảy qua Văn Thi, Bản Phiêng, Bản Lọng đến vực Lóp thì hợp dòng suối Nhì, suối Nhì chảy qua TTNT Nghĩa Lộ qua Bản Chanh (Phù Nham) rồi hợp dòng Ngòi Thia (Nậm Thia). Ngoài hệ thống khe, suối lớn nhỏ kể trên, Sơn Thịnh còn có nguồn suối khoáng nóng (độ nóng khoảng 50 – 55°C) chứa hàm lƣợng khoáng chất, nguyên tố vi lƣợng cao, có tác dụng chữa bệnh khớp, thần kinh rất tốt.
Do địa hình đồi núi dốc mạnh, lƣợng mƣa lớn và tập trung nên tạo cho xã Minh An một hệ thống sông suối khá dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn và lƣu lƣợng nƣớc chảy thay đổi theo mùa. Mùa khô nƣớc cạn, mùa mƣa dễ gây lũ lụt ở các vùng ven suối. Tiêu biểu trên địa bàn xã có những dòng suối sau:
Suối Hán: chiều dài khoảng 17 km chảy theo hƣớng Bắc Nam;
Suối Vằn: có chiều dài 3,00 km chảy theo hƣớng Đông Bắc – Tây Nam; Ngoài ra còn có hệ thống các khe nhƣ: Khe Bịt; Khe Bút; Khe Phƣa .... d. Đất đai
Đất đai Sơn Thịnh mầu mỡ, thích hợp cho phát triển nông nghiệp đặc biệt là cây nhãn, cây ngô và các loại cây trồng khác. Với tổng diện tích rừng 1200,70 ha, rừng giữ nƣớc, rừng che chắn, chống xói mòn.
Bảng 2.1. Diện tích các loại đất chuyên dụng của xã Sơn Thịnh
Đất chuyên dụng Diện tích (ha)
Đất phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Đất sản xuất nông nghiệp
- Đất Lâm nghiệp - Đất nuôi trồng thủy sản - Đất nông nghiệp khác 2617,94 1436,16 1177,78 2,99 1,4
Đất phi nông nghiệp
- Đất chuyên dùng
- Đất ở
- Đất tôn giáo tín ngƣỡng - Đất nghĩa trang, nghĩa địa
- Đất suối, mặt nƣớc chuyên dùng 365,63 178,59 78,55 0 9,39 92,1 Đất chƣa sử dụng - Đất bằng chƣa sử dụng - Đất đồi chƣa sử dụng 169,47 6,23 163,24
(Nguồn; UBND xã Sơn Thịnh, năm 2013)
Xã Minh An:
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 3.281 ha. Căn cứ vào sự hình thành của các loại đất tài nguyên đất của xã Minh An đƣợc chia làm 7 loại đất chính thuộc 2 nhóm đất lớn theo nguồn gốc phát sinh:
Đất Feralit đỏ vàng: là nhóm đất chiếm phần lớn diện tích. Đặc điểm của loại đất này là hàm lƣợng mùn và đạm thấp, có tính chua nhẹ. Thích hợp với phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng.
Nhóm đất dốc tụ: Phân bố rải rác ở các thung lũng, sông suối, thành phần cơ giới thô, lẫn sỏi đá, nghèo mùn, đạm trung bình, có khả năng cải tạo thâm canh cây lƣơng thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
e. Tài nguyên rừng
Toàn xã Sơn Thịnh có 975,94 ha đất lâm nghiệp, chiếm 37,3% diện tích đất nông nghiệp chủ yếu nhân dân dùng để trồng các loại cây lấy gỗ và cây ăn quả.
Xã Minh An có 1708,3 ha rừng với tỷ lệ che phủ rừng đạt 50,5%, trong đó rừng tự nhiên 411,7 ha, rừng lâm nghiệp xã hội đạt 493,3 ha, rừng trồng kinh tế đạt 802,3 ha.
f. Tài nguyên nƣớc:
Nguồn nƣớc gồm các con suối và khe rãnh cung cấp nƣớc cho cánh đồng: Suối Pánh bắt nguồn từ Tăng Khờ chảy qua xã Đồng Khê tƣới cho các cánh đồng thôn Phù Sơn, Thác Hoa 1 và Bản Phiêng 1. Suối Xuân chảy từ làng Nhì huyện Trạm Tấu cung cấp nƣớc cho cánh đồng Đồng Ban, Bản Hốc; suối Lóp chảy từ thôn Suối Lóp xã Suối Giàng cung cấp nƣớc cho cánh đồng Phiêng 2, Bản Lọng; suối Tôm khe vƣợn hót cung cấp nƣớc tƣới cho cánh đồng Bản Lềnh, Hà Thịnh, An Thịnh.
Ngoài ra, các suối còn cung cấp nƣớc cho diện tích 2,99 ha nuôi trồng thủy sản. Nƣớc sinh hoạt: hầu hết các hộ sử dụng nƣớc giếng khoan và nƣớc từ mạch nƣớc trên đồi núi và 1 bộ phận dân cƣ khu trung tâm sử dụng nƣớc sạch do Ban quản lý nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng huyện cung cấp.
Xã Minh An:
Tài nguyên nƣớc mặt: Đây là nguồn nƣớc chính cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân là nƣớc suối. Chất lƣợng nguồn nƣớc mặt không đƣợc tốt, đặc biệt sau mỗi đợt mƣa lũ do vậy cần xử lý trƣớc khi đƣa vào sử dụng.
Tài nguyên nƣớc ngầm: Hiện trên địa bàn xã chƣa có tài liệu nào nghiên cứu về nguồn nƣớc ngầm của vùng nói chung và của xã nói chung. Nhìn chung thì nguồn nƣớc ngầm của xã chƣa đƣợc khai thác sử dụng.