Khảo sát việc đo kiểm các chỉ tiêu chất lượng 3G tại các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đo kiểm chất lượng mạng thông tin di động mặt đất của Việt Nam qua một số tiêu chuẩn (Trang 35 - 44)

4.1 Các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ của Việt Nam và khảo sát việc đo kiểm các

4.1.2 Khảo sát việc đo kiểm các chỉ tiêu chất lượng 3G tại các nước

4.1.2.1 Phần Lan [14]

Phần Lan đã thực hiện các đợt khảo sát về chất lượng vùng phủ sóng và tốc độ tải dữ liệu của 3 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động của Phần Lan. Việc khảo sát được thực hiện tại 100 khu vực đô thị khác nhau. Năm 2011, việc khảo sát được thực hiện từ 11/02 đến 13/4/2011. Hai đợt khảo trước đó được thực hiện vào đầu năm và vào mùa thu năm 2010.

Mục đích của việc khảo sát là xác định vùng phủ sóng và chất lượng thu (mức thu tín hiệu và mức nhiễu) của các mạng 3G tại Phần Lan. Vùng phủ sóng được xác định trên cơ sở đo kiểm trên các tuyến đường giao thông, và như vậy không cần thiết phải cho biết chính xác về vùng phủ sóng hay mức thu trong nhà (coverage or indoor reception). Tuy nhiên, do việc đo kiểm được thực hiện tại số lượng lớn các khu vực đô thị nên kết quả cũng thể hiện bức tranh toàn cảnh đáng tin cậy về vùng phủ sóng của các mạng 3G. Nguyên tắc phân tích số liệu mức thu được mơ tả trong phần trình bày các kết quả. Kết quả được sử dụng để đánh giá sự khác nhau giữa các nhà khai thác với nhau về các dịch vụ thoại và dữ liệu.

Việc khảo sát cũng nhằm mục đích xác định tốc độ tải dữ liệu tối đa mà các mạng 3G hiện đang cung cấp, chỉ tiêu này được xác định bằng cách đo kiểm lượng dữ liệu được truyền trong một đơn vị thời gian. Việc đo kiểm được thực hiện đồng thời với chỉ tiêu vùng phủ sóng tại cùng 100 khu đơ thị, việc này cũng cho phép đưa ra một kết quả tổng thể đáng tin cậy về tốc độ tải dữ liệu hiện tại.

Các phép đo được thực hiện bằng 6 thiết bị đo được lắp đặt trên 1 phương tiện đo. Một cặp 2 thiết bị đo thực hiện các phép đo của 1 mạng. Trong các phép đo ở chế độ thu (reception measurements) các thiết bị đo sẽ được khố lại và chúng chỉ có thể đo hệ thống UMTS ở tần số 900 và 2100MHz.

Mức thu tín hiệu và mức nhiễu, là các tham số được đo trong chế độ thu, được xác định tương ứng với vị trí. Mức thu tín hiệu thường sử dụng đơn vị là dBm(*) và có giá trị âm. Giá trị đo được càng cao thì mức thu tín hiệu càng lớn. Trong phép đo này, mức thu tín hiệu để cuộc gọi có chất lượng thoại tốt vào khoảng -95dBm, còn kết nối dữ liệu tốc độ cao thì mức thu vào khoảng -75dBm. Các mạng di động nói chung giá trị mức thu thường trong khoảng -60 và -100dBm.

Chất lượng thu cũng có thể xác định bằng cách đo mức nhiễu. Tình huống có thể xảy ra là cả mức thu tín hiệu và mức nhiễu đều cao, điều này ảnh hưởng đáng kể đến dịch vụ cung cấp cho người sử dụng. Mức nhiễu đo được có đơn vị là dB(*) và có giá trị âm. Giá trị này càng cao thì mức nhiễu càng thấp. Thơng thường mức nhiễu nằm trong khoảng -15 và -2dB, mức nhiễu lớn hơn -10dB được coi là tốt. Phép đo tốc độ tải dữ liệu sử dụng để đánh giá chất lượng của các dịch vụ dữ liệu như email và Internet. Tốc độ đo được càng cao có nghĩa là người sử dụng dịch vụ di động có thể nhận thư điện tử và tệp tin đính kèm càng nhanh. Tốc độ tải dữ liệu được tính bằng đơn vị ‘kbps’ (hoặc kbit/s = kilobits per second**) là lượng dữ liệu tính bằng bit truyền được trong 1 giây. Hiện tại tốc độ hướng xuống trong mạng UTMS về lý thuyết có thể đạt được là 7,2Mbit/s. Tuy nhiên có sự thay đổi đáng kể về tốc độ truyền dữ liệu trong q trình kết nối. Các doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng các kết nối có tốc độ khác nhau, có nghĩa là người sử dụng có thể lựa chọn tốc độ tối đa nếu muốn.

Trong các phép đo tốc độ tải dữ liệu, thiết bị đo có thể đo mạng GSM và UTMS ở các tần số 900, 1.800 hoặc 2.100 MHz. Tuy nhiên trong q trình phân tích nếu ta muốn tập trung vào đo kiểm tốc độ dữ liệu cao hơn của mạng UTMS (>250 kbps).

Số lượng trạm gốc trong mỗi mạng cũng được xem xét. Chỉ tiêu này thể hiện cấu trúc mạng lưới: số lượng trạm lớn có nghĩa là mạng có mật độ cao hoặc diện tích bao phủ rộng. Nói chung, chất lượng và vùng phủ sóng của một mạng có thể được cải thiện bằng cách tăng số lượng trạm.

Ghi chú:

(*) Decibel mô tả mối quan hệ giữa 2 giá trị của cùng 1 đại lượng đo. Trong trường hợp đó, tỷ lệ logarit được sử dụng thay cho tỷ lệ tuyến tính. Đơn vị dBm thể hiện mối quan hệ giữa mức decibel và milliwatt. Ví dụ:

-10 0.0001 -30 0.000001 -50 0.00000001

-20 0.00001 -40 0.0000001 -60 0.000000001

(**) k = kilo = 1.024; M = Mega = 1.024 k = 1.048.576

b) Kết quả khảo sát năm 2011

Việc khảo sát do một công ty ECE thực hiện. ECE (European Communications Engineering - ECE Ltd) là một công ty Phần Lan độc lập hoạt động trong lĩnh vực phát triển, đào tạo và thiết kế mạng vô tuyến.

Phương pháp thực hiện:

Trong đợt khảo sát, việc đo kiểm vùng phủ sóng của 3 nhà cung cấp dịch vụ 3G tại Phần Lan là Elisa, DNA và Sonera được thực hiện tại 100 khu vực đơ thị trong đó bao gồm: 50 đơ thị đông dân cư nhất của Phần Lan, 25 khu vực đô thị thuộc hạng 50-100 và 25 khu vực đô thị nhỏ hơn. Các khu đô thị này chiếm khoảng 74% dân số của cả nước.

Mức thu trong mỗi khu vực đô thị được xác định bằng cách thực hiện các phép đo trong khu vực trung tâm, khu vực dân cư và các khu công nghiệp. Giới hạn của vùng phủ sóng được xác định bằng cách đo driving test trên các tuyến đường chính xuất phát từ khu đơ thị cho đến khi khơng cịn nhận được tín hiệu. Việc đo kiểm đã được thực hiện trên 13.752 Km trong số 17.428 Km đường của các tuyến đo với số mẫu tổng cộng là 4.717.959 mẫu.

Việc đo kiểm vùng phủ sóng được thực hiện bằng cách thiết lập máy đo ở trạng thái rỗi. Các máy được bật lên nhưng không sử dụng để thực hiện cuộc gọi thoại hay kết nối dữ liệu trong khi đo kiểm. Phép đo tải dữ liệu được thực hiện bằng cách tải liên tục tệp dữ liệu có dung lượng 50MB (52,428,800 bytes) từ mạng về thiết bị đo (đối với hướng xuống). SIM sử dụng để đo là SIM không bị giới hạn về tốc độ.

Cấu hình hệ thống thiết bị đo kiểm:

ECE sử dụng hệ thống Nemo Outdoor, bao gồm: 3 Phần mềm đo: Nemo Outdoor v.4.24.90 4 Thiết bị đầu cuối: Nokia 6121 (3 chiếc)

5 Thiết bị đo tốc độ tải dữ liệu (Data-speed measurement): Huawei E169 (3 chiếc)

6 Máy thu GPS: RoyalTek RGM-3600 /LP

7 Máy tính cá nhân: Dell D630 (2 chiếc)

Kết quả khảo sát :

sóng của các doanh nghiệp trong các ơ vng đó. Việc so sánh được thực hiện dựa vào các mức thu tín hiệu, mức nhiễu và tốc độ tải dữ liệu riêng biệt.

Vùng phủ sóng (coverage)

Hình 4- 1: Ngun tắc phân tích vùng phủ sóng

Hình 4- 3: Tỷ lệ các ơ vng được phủ sóng

Số lượng các ơ vng trong đó có ít nhất 1 nhà cung cấp dịch vụ phủ sóng với mức thu vượt quá mức ngưỡng chuẩn.

Tốc độ tải dữ liệu (data speed)

Chất lượng của các dịch vụ dữ liệu được xác định bằng cách đo tải dữ liệu trong các mạng khác nhau. Tốc độ tải dữ liệu có sự khác biệt đáng kể giữa các doanh nghiệp với nhau, và về chỉ tiêu này, Elisa có mức chất lượng cao hơn đáng kể so với DNA và Sonera. DNA và Sonera hầu như chỉ có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốc độ thấp và trung bình trong khi Elisa có thể cung cấp các dịch vụ tốc độ cao.

Hình 4-4: Tốc độ tải dữ liệu

Số lượng trạm gốc

Elisa cũng có số lượng trạm gốc lớn nhất. Số lượng trạm gốc lớn có nghĩa là vùng phủ sóng rộng và mạng có mật độ trạm cao. Về mặt này Sonera đứng thứ 2 và xếp theo sau là DNA.

Vùng phủ sóng

Hình 4- 6: Vùng phủ sóng ở Singapore

4.1.2.2 Singapore [11]

Dưới đây là một ví dụ về kết quả giám sát chất lượng dịch vụ di động 3G của Singapore từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2010:

Mức độ bao phủ dịch vụ (Service Coverage)

Mức độ bao phủ của dịch vụ được xác định theo mức thu tín hiệu. Do đó mức độ bao phủ của dịch vụ là khả năng của mạng lưới trong việc phủ sóng có mức thu thấp nhất là -100dBm. Việc lấy mẫu được lấy từ mức thu của các cuộc gọi thành công thực hiện trên được cao tốc, các tuyến đường, phố chính. Kết quả đánh giá được xác định số liệu trung bình của 229.482 mẫu mức thu tín hiệu của mỗi mạng. Kết quả như sau:

Hình 4- 8: Mức độ bao phủ dịch vụ

Tỷ lệ cuộc gọi thành công (Call Success Rate)

Chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ thành công của cuộc gọi. Cuộc gọi thành công là cuộc gọi mà thu bao chủ gọi nhận được tín hiệu kết nối được đến thuê bao bị gọi, ví dụ như tín hiệu hồi âm chng hoặc tín hiệu bận. Tỷ lệ cuộc gọi thành cơng trình bày dưới đây là kết quả đo kiểm của 360 cuộc gọi đối với mỗi mạng.

Hình 4- 9: Tỷ lệ cuộc gọi thành công

Tốc độ tải dữ liệu trung bình (Average ThroughPut Speed)

Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ tải dữ liệu trung bình được thực hiện bằng cách sử dụng giao thức FTP (File Transfer Protocol) tải file từ một máy chủ chuẩn. Kết quả sau đây dựa trên các phép đo trong phiên dữ liệu R99 PS384RAB (The results are based on tests conducted in the R99 PS384RAB data session).

Bảng 4- 1: Bảng tốc độ tải dữ liệu trung bình của Singapore

SingTel Mobile MobileOne StarHub Mobile Tốc độ tải dữ liệu trung bình 291.240kbps 285.496kbps 232.340kbps

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đo kiểm chất lượng mạng thông tin di động mặt đất của Việt Nam qua một số tiêu chuẩn (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)