Xuất phương pháp đo kiểm, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 3G tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đo kiểm chất lượng mạng thông tin di động mặt đất của Việt Nam qua một số tiêu chuẩn (Trang 44 - 48)

tại Việt Nam

Như trong phần trình bày ở trên, các chỉ tiêu được các nước sử dụng để giám sát chất lượng dịch vụ tập trung vào dịch vụ thoại, video telephony, dịch vụ truy nhập Internet qua 3G (tốc độ tải dữ liệu), dịch vụ nhắn tin ngắn và chỉ tiêu về vùng phủ sóng. Chỉ tiêu về vùng phủ sóng là rất quan trọng đối với dịch vụ điện thoại di

động, đặc biệt là đối với dịch vụ 3G là dịch vụ yêu cầu về mức thu cũng như chất lượng thu cao để đảm bảo có thể truyền dữ liệu với tốc độ cao.

Ở Việt Nam hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã đưa ra một số chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 3G như Tỷ lệ cuộc gọi thành công, Tốc độ tải dữ liệu,… tuy nhiên mục đích ở đây là nhằm đo kiểm, đánh giá các cam kết của doanh nghiệp trong giai đầu triển khai mạng và dịch vụ 3G sau khi được cấp phép. Như vậy, qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, tôi kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện đo kiểm, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 3G tại Việt Nam trong thời gian tới như sau:

1. Vùng phủ sóng 2. Dịch vụ thoại

- Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công. - Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi.

- Chất lượng thoại. 3. Dịch vụ thoại thấy hình

- Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công. - Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi.

- Chất lượng thoại. - Chất lượng video. 4. Dịch vụ nhắn tin ngắn

5. Dịch vụ tải dữ liệu: Tốc độ tải dữ liệu trung bình

Ngồi ra, hiện nay TCN 68-186:2006 đang được Bộ Thơng tin và Truyền thông sử dụng để quản lý chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất, trong phạm vi của tiêu chuẩn này khơng phân biệt về cơng nghệ do đó hầu hết các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ của tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho dịch vụ điện thoại trên mạng 3G. Tuy nhiên mạng 3G là mạng có thể cung cấp rất nhiều dịch vụ phi thoại khác, đặc biệt là khả năng cung cấp dịch vụ dữ liệu băng rộng, do đó về lâu dài Bộ Thơng tin và Truyền thông cũng cần sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn ngành TCN 68-186:2006 để có thể áp dụng trong việc quản lý chất lượng dịch vụ đối với các dịch vụ trên mạng 3G.

4.2.1 Phương pháp đo kiểm vùng phủ sóng

Phương pháp đo kiểm chỉ tiêu vùng phủ sóng được các nước thực hiện bằng cách lấy mẫu mức thu tín hiệu ngồi trời (outdoor), việc lấy mẫu được thực hiện trên các tuyến đường giao thông và thiết bị đo được đặt trên các phương tiện di

động (driving test). Có 2 cách lấy mẫu mà các nước thực hiện đó là thiết bị lấy mẫu đặt ở chế độ rỗi (Bồ Đào Nha [9], Singapore [11]) và thiết bị lấy mẫu đặt ở chế độ đang hoạt động (ví dụ như đang thực hiện cuộc gọi, nước thực hiện là Phần Lan).

Ngồi ra để đánh giá chất lượng vùng phủ sóng cũng có 2 cách như trên

Đánh giá trên cơ sở số lượng mẫu đạt mức tín hiệu nhất định, ví dụ như đưa ra tỷ lệ phần trăm số lượng mẫu có mức thu đạt từ -100dBm trở lên trên tổng số mẫu thu. Đây là phương pháp mà tiêu chuẩn ETSI TS 102 250-2 khuyến nghị. Ngoài ra, từ số liệu về các mẫu đo có thể vẽ lên trên bản đồ về mức thu tại các điểm đo và mỗi khoảng mức thu được mô tả bằng một màu cụ thể nào đó (màu xanh lá cây là tốt, màu vàng là tạm được, màu đỏ là xấu,…), từ bản đồ mức thu này có thể đánh giá được chất lượng vùng phủ sóng của mỗi doanh nghiệp.

Đánh giá trên cơ sở chia các địa bàn đo thành các ô vuông, mỗi ô vng sẽ có 1 giá trị trung bình của các mẫu đo mức thu, sau đó tổng hợp và xây dựng biểu đồ phân bố số lượng các ơ vng có giá trị mức thu trong phạm vi nào đó. Ví dụ như chia dải mức thu từ -60 dBm đến -100 dBm thành 8 khoảng, từ số lượng mẫu thu sẽ xác định được có bao nhiêu mẫu nằm trong các khoảng tương ứng, từ đó vẽ ra biểu đồ phân bố.

Về mức ngưỡng thu, theo Phần Lan thì mức tín hiệu lớn hơn -95 dBm được coi là tốt đối với dịch vụ thoại, tại Singapore, mức ngưỡng thu là - 100 dBm.

Về phương pháp đo vùng phủ sóng, đề tài đề áp dụng một trong hai phương pháp: lấy mẫu khi thiết bị đầu cuối ở trạng thái thực hiện cuộc gọi và lấy mẫu khi thiết bị đầu cuối ở trạng thái rỗi. Kết quả đo kiểm sẽ là Tỷ lệ phần trăm số mẫu đạt mức ngưỡng quy định và Tỷ lệ phần trăm số mẫu nằm trong các khoảng giá trị mức thu khác nhau. Ngoài ra, trên cơ sở số liệu đo cũng có thể đưa ra bản đồ về mức thu tại những nơi được đo kiểm.

4.2.2 Phương pháp đo kiểm Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công (dịch vụ thoại và dịch vụ thoại thấy hình)

Hiện nay việc đo kiểm chỉ tiêu này ở các nước hầu hết là sử dụng phương pháp đo mô phỏng cuộc gọi và thiết bị đo đặt trên các phương tiện di chuyển. Phương pháp đo kiểm có nước thực hiện từ máy di động đến máy cố định và ngược lại, có nước thực hiện đo kiểm từ máy di động đến máy di động trong cùng một mạng (riêng đối với dịch vụ thoại thấy hình thì thực hiện từ máy di động đến máy di động trong cùng một mạng). Các nước không nêu rõ về khoảng giữa các cuộc gọi liên tiếp là

bao nhiêu. Theo khuyến nghị tại ETSI TS 102 250-5, ở chế độ đo di động thì khoảng cách giữa các cuộc gọi liên tiếp là 30s.

Đề tài đề xuất việc đo kiểm thực hiện từ máy di động đến máy di động trong cùng một mạng.

4.2.3 Phương pháp đo kiểm Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi (dịch vụ thoại và dịch vụ thoại thấy hình) thoại thấy hình)

Tương tự như chỉ tiêu Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công ở mục 4.2.2. Về độ dài cuộc gọi thông thường các nước đặt là 120s. Theo khuyến nghị tại ETSI TS 102 250-5, ở chế độ đo di động thì độ dài cuộc gọi là 120s.

Đề tài đề xuất kết hợp việc đo kiểm 2 chỉ tiêu này có thể với nhau. Độ dài cuộc gọi là 120s và khoảng cách giữa các cuộc gọi liên tiếp là 30s.

4.2.4 Phương pháp đo kiểm Chất lượng thoại

Theo khuyến nghị ETSI TS 102 250-2 phương pháp đo chất lượng thoại là áp dụng khuyến nghị ITU-T P862 và P 862.1 và việc đo chất lượng thoại có 2 cách: đo chất lượng của từng mẫu thoại và đo chất lượng của cuộc gọi thơng thường (trong q trình đo chất lượng của cuộc gọi thoại thơng thường thì máy đo đánh giá vài mẫu thoại và giá trị chất lượng thoại của cuộc gọi là giá trị trung bình của chất lượng các mẫu thoại). Hiện tại TCN 68-186:2006 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành áp dụng để đo kiểm, đánh giá chất lượng thoại của dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động cũng sử dụng phương pháp khuyến nghị tại tiêu chuẩn ITU-T P862 và P 862.1.

Đề tài đề xuất việc đo kiểm và bài đo chất lượng thoại theo TCN 68-186:2006 và đo chất lượng thoại của cuộc gọi thông thường.

4.2.5 Phương pháp đo kiểm Chất lượng video

Hiện nay các tổ chức quốc tế chưa ban hành tiêu chuẩn chính thức đối với chỉ tiêu chất lượng video của dịch vụ video telephony. Tuy nhiên một số hãng sản xuất thiết bị đã tự xây dựng các thuật toán để đánh giá chỉ tiêu này và đề xuất với các tổ chức tiêu chuẩn hố. ETSI đã có khuyến nghị ETSI TR 102 493 V1.1.1 (2005-08) và Nhóm các chuyên gia về chất lượng video - VQEG đã có dự thảo phiên bản 1.16 để hướng dẫn về cách đo kiểm, đánh giá chỉ tiêu chất lượng video của dịch vụ video telephony. Một trong số các thuật toán này được gọi là VQuad - Objective Model for Video Quality Assessment (Mơ hình khách quan để đánh giá chất lượng video).

Tôi đề xuất sử dụng phương pháp đo kiểm VQuad nêu trên.

4.2.6 Phương pháp đo kiểm Tốc độ tải dữ liệu trung bình

Hiện tại các nước đều sử dụng phương pháp mô phỏng: sử dụng máy đo tải file dữ liệu từ một máy chủ chuẩn (reference server). Về dung lượng của file dữ liệu để thực hiện phép tải dữ liệu, theo Phần Lan là 50MB; Singapore và Bồ Đào Nha không nêu rõ dung lượng của file.

Tôi đề xuất phương pháp đo chỉ tiêu này là phương pháp mô phỏng, tải file dữ liệu có dung lượng từ 10MB đến 50MB từ máy chủ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đo kiểm chất lượng mạng thông tin di động mặt đất của Việt Nam qua một số tiêu chuẩn (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)