Số lượng trạm gốc
Elisa cũng có số lượng trạm gốc lớn nhất. Số lượng trạm gốc lớn có nghĩa là vùng phủ sóng rộng và mạng có mật độ trạm cao. Về mặt này Sonera đứng thứ 2 và xếp theo sau là DNA.
Vùng phủ sóng
Hình 4- 6: Vùng phủ sóng ở Singapore
4.1.2.2 Singapore [11]
Dưới đây là một ví dụ về kết quả giám sát chất lượng dịch vụ di động 3G của Singapore từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2010:
Mức độ bao phủ dịch vụ (Service Coverage)
Mức độ bao phủ của dịch vụ được xác định theo mức thu tín hiệu. Do đó mức độ bao phủ của dịch vụ là khả năng của mạng lưới trong việc phủ sóng có mức thu thấp nhất là -100dBm. Việc lấy mẫu được lấy từ mức thu của các cuộc gọi thành công thực hiện trên được cao tốc, các tuyến đường, phố chính. Kết quả đánh giá được xác định số liệu trung bình của 229.482 mẫu mức thu tín hiệu của mỗi mạng. Kết quả như sau:
Hình 4- 8: Mức độ bao phủ dịch vụ
Tỷ lệ cuộc gọi thành công (Call Success Rate)
Chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ thành công của cuộc gọi. Cuộc gọi thành công là cuộc gọi mà thu bao chủ gọi nhận được tín hiệu kết nối được đến thuê bao bị gọi, ví dụ như tín hiệu hồi âm chng hoặc tín hiệu bận. Tỷ lệ cuộc gọi thành cơng trình bày dưới đây là kết quả đo kiểm của 360 cuộc gọi đối với mỗi mạng.
Hình 4- 9: Tỷ lệ cuộc gọi thành cơng
Tốc độ tải dữ liệu trung bình (Average ThroughPut Speed)
Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ tải dữ liệu trung bình được thực hiện bằng cách sử dụng giao thức FTP (File Transfer Protocol) tải file từ một máy chủ chuẩn. Kết quả sau đây dựa trên các phép đo trong phiên dữ liệu R99 PS384RAB (The results are based on tests conducted in the R99 PS384RAB data session).
Bảng 4- 1: Bảng tốc độ tải dữ liệu trung bình của Singapore
SingTel Mobile MobileOne StarHub Mobile Tốc độ tải dữ liệu trung bình 291.240kbps 285.496kbps 232.340kbps
4.2 Đề xuất phương pháp đo kiểm, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 3G tại Việt Nam tại Việt Nam
Như trong phần trình bày ở trên, các chỉ tiêu được các nước sử dụng để giám sát chất lượng dịch vụ tập trung vào dịch vụ thoại, video telephony, dịch vụ truy nhập Internet qua 3G (tốc độ tải dữ liệu), dịch vụ nhắn tin ngắn và chỉ tiêu về vùng phủ sóng. Chỉ tiêu về vùng phủ sóng là rất quan trọng đối với dịch vụ điện thoại di
động, đặc biệt là đối với dịch vụ 3G là dịch vụ yêu cầu về mức thu cũng như chất lượng thu cao để đảm bảo có thể truyền dữ liệu với tốc độ cao.
Ở Việt Nam hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã đưa ra một số chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 3G như Tỷ lệ cuộc gọi thành công, Tốc độ tải dữ liệu,… tuy nhiên mục đích ở đây là nhằm đo kiểm, đánh giá các cam kết của doanh nghiệp trong giai đầu triển khai mạng và dịch vụ 3G sau khi được cấp phép. Như vậy, qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, tôi kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện đo kiểm, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 3G tại Việt Nam trong thời gian tới như sau:
1. Vùng phủ sóng 2. Dịch vụ thoại
- Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công. - Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi.
- Chất lượng thoại. 3. Dịch vụ thoại thấy hình
- Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công. - Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi.
- Chất lượng thoại. - Chất lượng video. 4. Dịch vụ nhắn tin ngắn
5. Dịch vụ tải dữ liệu: Tốc độ tải dữ liệu trung bình
Ngồi ra, hiện nay TCN 68-186:2006 đang được Bộ Thơng tin và Truyền thông sử dụng để quản lý chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất, trong phạm vi của tiêu chuẩn này khơng phân biệt về cơng nghệ do đó hầu hết các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ của tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho dịch vụ điện thoại trên mạng 3G. Tuy nhiên mạng 3G là mạng có thể cung cấp rất nhiều dịch vụ phi thoại khác, đặc biệt là khả năng cung cấp dịch vụ dữ liệu băng rộng, do đó về lâu dài Bộ Thơng tin và Truyền thông cũng cần sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn ngành TCN 68-186:2006 để có thể áp dụng trong việc quản lý chất lượng dịch vụ đối với các dịch vụ trên mạng 3G.
4.2.1 Phương pháp đo kiểm vùng phủ sóng
Phương pháp đo kiểm chỉ tiêu vùng phủ sóng được các nước thực hiện bằng cách lấy mẫu mức thu tín hiệu ngồi trời (outdoor), việc lấy mẫu được thực hiện trên các tuyến đường giao thông và thiết bị đo được đặt trên các phương tiện di
động (driving test). Có 2 cách lấy mẫu mà các nước thực hiện đó là thiết bị lấy mẫu đặt ở chế độ rỗi (Bồ Đào Nha [9], Singapore [11]) và thiết bị lấy mẫu đặt ở chế độ đang hoạt động (ví dụ như đang thực hiện cuộc gọi, nước thực hiện là Phần Lan).
Ngồi ra để đánh giá chất lượng vùng phủ sóng cũng có 2 cách như trên
Đánh giá trên cơ sở số lượng mẫu đạt mức tín hiệu nhất định, ví dụ như đưa ra tỷ lệ phần trăm số lượng mẫu có mức thu đạt từ -100dBm trở lên trên tổng số mẫu thu. Đây là phương pháp mà tiêu chuẩn ETSI TS 102 250-2 khuyến nghị. Ngoài ra, từ số liệu về các mẫu đo có thể vẽ lên trên bản đồ về mức thu tại các điểm đo và mỗi khoảng mức thu được mô tả bằng một màu cụ thể nào đó (màu xanh lá cây là tốt, màu vàng là tạm được, màu đỏ là xấu,…), từ bản đồ mức thu này có thể đánh giá được chất lượng vùng phủ sóng của mỗi doanh nghiệp.
Đánh giá trên cơ sở chia các địa bàn đo thành các ô vuông, mỗi ô vng sẽ có 1 giá trị trung bình của các mẫu đo mức thu, sau đó tổng hợp và xây dựng biểu đồ phân bố số lượng các ơ vng có giá trị mức thu trong phạm vi nào đó. Ví dụ như chia dải mức thu từ -60 dBm đến -100 dBm thành 8 khoảng, từ số lượng mẫu thu sẽ xác định được có bao nhiêu mẫu nằm trong các khoảng tương ứng, từ đó vẽ ra biểu đồ phân bố.
Về mức ngưỡng thu, theo Phần Lan thì mức tín hiệu lớn hơn -95 dBm được coi là tốt đối với dịch vụ thoại, tại Singapore, mức ngưỡng thu là - 100 dBm.
Về phương pháp đo vùng phủ sóng, đề tài đề áp dụng một trong hai phương pháp: lấy mẫu khi thiết bị đầu cuối ở trạng thái thực hiện cuộc gọi và lấy mẫu khi thiết bị đầu cuối ở trạng thái rỗi. Kết quả đo kiểm sẽ là Tỷ lệ phần trăm số mẫu đạt mức ngưỡng quy định và Tỷ lệ phần trăm số mẫu nằm trong các khoảng giá trị mức thu khác nhau. Ngoài ra, trên cơ sở số liệu đo cũng có thể đưa ra bản đồ về mức thu tại những nơi được đo kiểm.
4.2.2 Phương pháp đo kiểm Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công (dịch vụ thoại và dịch vụ thoại thấy hình)
Hiện nay việc đo kiểm chỉ tiêu này ở các nước hầu hết là sử dụng phương pháp đo mô phỏng cuộc gọi và thiết bị đo đặt trên các phương tiện di chuyển. Phương pháp đo kiểm có nước thực hiện từ máy di động đến máy cố định và ngược lại, có nước thực hiện đo kiểm từ máy di động đến máy di động trong cùng một mạng (riêng đối với dịch vụ thoại thấy hình thì thực hiện từ máy di động đến máy di động trong cùng một mạng). Các nước không nêu rõ về khoảng giữa các cuộc gọi liên tiếp là
bao nhiêu. Theo khuyến nghị tại ETSI TS 102 250-5, ở chế độ đo di động thì khoảng cách giữa các cuộc gọi liên tiếp là 30s.
Đề tài đề xuất việc đo kiểm thực hiện từ máy di động đến máy di động trong cùng một mạng.
4.2.3 Phương pháp đo kiểm Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi (dịch vụ thoại và dịch vụ thoại thấy hình) thoại thấy hình)
Tương tự như chỉ tiêu Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công ở mục 4.2.2. Về độ dài cuộc gọi thông thường các nước đặt là 120s. Theo khuyến nghị tại ETSI TS 102 250-5, ở chế độ đo di động thì độ dài cuộc gọi là 120s.
Đề tài đề xuất kết hợp việc đo kiểm 2 chỉ tiêu này có thể với nhau. Độ dài cuộc gọi là 120s và khoảng cách giữa các cuộc gọi liên tiếp là 30s.
4.2.4 Phương pháp đo kiểm Chất lượng thoại
Theo khuyến nghị ETSI TS 102 250-2 phương pháp đo chất lượng thoại là áp dụng khuyến nghị ITU-T P862 và P 862.1 và việc đo chất lượng thoại có 2 cách: đo chất lượng của từng mẫu thoại và đo chất lượng của cuộc gọi thơng thường (trong q trình đo chất lượng của cuộc gọi thoại thơng thường thì máy đo đánh giá vài mẫu thoại và giá trị chất lượng thoại của cuộc gọi là giá trị trung bình của chất lượng các mẫu thoại). Hiện tại TCN 68-186:2006 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành áp dụng để đo kiểm, đánh giá chất lượng thoại của dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động cũng sử dụng phương pháp khuyến nghị tại tiêu chuẩn ITU-T P862 và P 862.1.
Đề tài đề xuất việc đo kiểm và bài đo chất lượng thoại theo TCN 68-186:2006 và đo chất lượng thoại của cuộc gọi thông thường.
4.2.5 Phương pháp đo kiểm Chất lượng video
Hiện nay các tổ chức quốc tế chưa ban hành tiêu chuẩn chính thức đối với chỉ tiêu chất lượng video của dịch vụ video telephony. Tuy nhiên một số hãng sản xuất thiết bị đã tự xây dựng các thuật toán để đánh giá chỉ tiêu này và đề xuất với các tổ chức tiêu chuẩn hố. ETSI đã có khuyến nghị ETSI TR 102 493 V1.1.1 (2005-08) và Nhóm các chuyên gia về chất lượng video - VQEG đã có dự thảo phiên bản 1.16 để hướng dẫn về cách đo kiểm, đánh giá chỉ tiêu chất lượng video của dịch vụ video telephony. Một trong số các thuật toán này được gọi là VQuad - Objective Model for Video Quality Assessment (Mơ hình khách quan để đánh giá chất lượng video).
Tôi đề xuất sử dụng phương pháp đo kiểm VQuad nêu trên.
4.2.6 Phương pháp đo kiểm Tốc độ tải dữ liệu trung bình
Hiện tại các nước đều sử dụng phương pháp mô phỏng: sử dụng máy đo tải file dữ liệu từ một máy chủ chuẩn (reference server). Về dung lượng của file dữ liệu để thực hiện phép tải dữ liệu, theo Phần Lan là 50MB; Singapore và Bồ Đào Nha không nêu rõ dung lượng của file.
Tôi đề xuất phương pháp đo chỉ tiêu này là phương pháp mô phỏng, tải file dữ liệu có dung lượng từ 10MB đến 50MB từ máy chủ của doanh nghiệp.
4.3 Bài đo cụ thể
Đây là bài đo kiểm chất lượng mạng 3G của mạng EVN tại Hà Nội. Chúng ta đo kiểm chất lượng về:
- Tỷ lệ cuộc gọi thiếp lập thành công - Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi
- Chất lượng thoại
- Tỷ lệ cuộc gọi thoại thấy hình thiết lập thành cơng - Tỷ lệ cuộc gọi thoại thấy hình bị rơi
Phương pháp đo kiểm: tiến hành đo driving test, cố định ngoài trời, cố định trong nhà.
- Dùng phần mềm driving test bằng hệ thống Nemo outdor và bản đồ số. - Phần cứng:
Hình 4- 10: Sơ đồ kết nối hệ thống Nemo
Sau đây, là kết quả đo kiểm các thông số mạng 3G của EVNTelecom tại thành phố Hà Nội (tại 5 quận). Đo kiểm nhiều thông số tại một địa điểm và một thông số tại nhiều địa điểm.
4.3.1 Tỷ lệ cuộc gọi thiếp lập thành công và không thành công
Qua kết quả đo kiểm thực hiện tại 5 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhưng ở phần chính này luận văn trình bày cách đo, nhận xét, phân tích kết quả, đánh giá, khuyến nghị ở 2 quận Ba Đình và Đống Đa, cịn các quận khác ta xem ở phần phụ lục.
Ta thấy, qua phần mềm đo kiểm NEMO tại:
● Quận Ba Đình:
- Có tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công cao nhất ứng với tất cả các điều kiện đo driving test, cố định ngoài trời và cố định trong nhà (100%);
- Tại khu vực Hồ Trúc Bạch và trên tuyến đường Hùng Vương, Châu Long, khu vực Phúc Xá mức thu nằm trong khoảng từ -90 dBm tới -115 dBm, đây là ngưỡng thu có tác động trực tiếp tới khả năng thiết lập thành cơng cuộc gọi;
- Trên đường Trúc Bạch, tín hiệu thu được đồng thời từ các node B HN 1207 và HN 1001, HN 1008 và HN 1023, điều này dễ gây ra nhiễu giữa các cell làm giảm dung lượng trong cell và ảnh hưởng tới thiết lập cuộc gọi;
Hình 4- 11:RSCP tại khu vực Hồ Trúc Bạch và phố Châu Long
Hình 4- 12: RSCP tại tuyến đường Hùng Vương
- Tại khu vực xung quanh đường Nguyễn Tri Phương do mật độ trạm thưa, mức thu tại một số điểm trong khu vực này thấp hơn -100 dBm;
Hình 4- 13: Mức RCSP tại tuyến đường Nguyễn Tri Phương
- Thơng số EcNo ( tương đương tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu) tại các khu vực Hồ Trúc Bạch không cao, thông số này ảnh hưởng trực tiếp tới dung lượng trong cell;
- Tất cả các khu vực nêu trên đều có mật độ dân cư đơng, dung lượng cao, nhóm đo kiểm đề xuất EVN lắp đặt bổ xung các node B và tăng số kênh tại các khu vực này.
● Quận Đống Đa:
- Có tỷ lệ cuộc gọi thiết lập thành cơng thấp nhất (98,64%) trong số các quận thực hiện đo kiểm;
- Các cuộc gọi không được thiết lập thành công trên địa bàn quận Đống Đa có vị trí gần các node B: HNI1263, HNI 1037 và HNI 1248;
Hình 4- 15: Vị trí các cuộc gọi thiết lập khơng thành công tại quận Đống Đa. - Tại các vị trí cuộc gọi thiết lập khơng thành cơng, mức RSCP tương đối
thấp (nhỏ hơn -100 dBm), nguyên nhân do tín hiệu bị suy hao do lá cây( đường Láng) và bị che chắn của các tòa nhà cao tầng;
- Một số vị trí, mặc dù nằm trong phạm vi phủ của các node B nhưng mức thu rất thấp, cần kiểm tra khả năng bị che chắn.
Hình 4- 16: Vị trí thuộc vùng phủ của các node B nhưng có mức thu thấp
Các quận khác chúng ta xem phần phục lục Ta có kết quả đo kiểm thống kê như bảng sau:
Quận/ Huyện
Loại hình thực hiện đo kiểm
Tổng số cuộc gọi (cuộc) Số cuộc gọi được thiết lập thành công (cuộc) Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành cơng (%) Ba Đình Driving test 123 123 100 Cố định ngoài trời 125 125 100 Cố định trong nhà 66 66 100 Đống Đa Driving test 171 166 97,08 Cố định ngoài trời 63 63 100 Cố định trong nhà 72 72 100
Quận/ Huyện
Loại hình thực hiện đo kiểm
Tổng số cuộc gọi (cuộc) Số cuộc gọi được thiết lập thành công (cuộc) Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công (%) Hoàn Kiếm Driving test 171 171 100 Cố định ngoài trời 211 210 99,53 Cố định trong nhà 72 72 100 Hà Đông Driving test 160 157 98,13 Cố định ngoài trời 142 141 99,30 Cố định trong nhà 45 45 100 Tây Hồ Driving test 287 283 98,61 Cố định ngoài trời 94 94 100 Tổng hợp Driving test 912 900 98,68 Cố định ngoài trời 707 705 99,72 Cố định trong nhà 246 246 100
Bảng 4- 2: Kết quả đo kiểm Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công
Nhận xét chung:
- Quận Đống Đa có tỷ lệ cuộc gọi thiết lập thành công thấp nhất trong 05 quận tiến hành đo kiểm;
- Phần lớn các cuộc gọi thiết lập không thành công nằm trong điều kiện đo