Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển thành phố sông công đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân giai đoạn 2011 2015​ (Trang 39 - 44)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Sông Công

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Vị trí địa lí Thành phố Sông Công

Hiện nay, Thành phố Sông Công có tổng diện tích tự nhiên là 9.671,41 ha, được chia thành 11 đơn vị hành chính, gồm 7 phường và 4 xã với số dân là 109.409 người. Thành phố Sông Công là một đô thị công nghiệp, trung tâm kinh tế, văn hóa,

khoa học kỹ thuật phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 20km và cách Hà Nội 60km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km, cách Hồ Núi Cốc 17 km. Nằm trên tuyến đường quốc lộ 3. Có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên; - Phía Nam giáp thị xã Phổ Yên;

- Phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Phổ Yên; - Phía Tây giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Phổ Yên.

Với vị trí địa lý, kinh tế quan trọng như trên, Thành phố Sông Công có nhiều cơ hội khai thác các tiềm năng sẵn có cho phát triển kinh tế - xã hội [20].

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

a/ Cảnh quan địa hình

Thành phố Sông Công có địa hình thuộc 2 nhóm cảnh quan chính:

* Khu vực phía Đông có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi trong việc đầu tư phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng, tốc độ đô thị hóa nhanh. Bao gồm các đơn vị hành chính: Phường Lương Sơn, phường Bách Quang, phường Thắng Lợi, phường Lương Châu, phường Mỏ Chè, phường Cải Đan, phường Phố Cò, xã Tân Quang và xã Bá Xuyên.

* Khu vực phía Tây: Thuộc nhóm cảnh quan địa hình gò đồi và núi thấp, cảnh quan gò đồi, núi thấp, dạng bát úp với độ cao 80 - 100m, phân bố ở các xã phía Tây: xã Bình Sơn, xã Vinh Sơn.

b/ Độ dốc địa hình

Độ dốc trung bình địa hình có 4 bậc độ dốc chính là: dưới 80, từ 8 - 150, từ 15 - 250, và trên 250. Trong đó: Độ dốc trung bình địa hình bậc 1 (dưới 80) phân bố chủ yếu là đất ruộng màu, cây lâu năm, khu dân cư gần sông, các vùng gò thấp, các diện tích phát triển hạ tầng. Diện tích phân bố chủ yếu ở khu vực phía Đông thành phố. Độ dốc trung bình bậc 3 (từ 15 - 250) bao gồm các khu vực gò đồi thấp, diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên, đất trồng cây hàng năm khác. Độ dốc địa hình trung bình bậc 4 (trên 250) phân bố thuộc khu vực ranh giới phía Tây của thành phố.

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Sông Công nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C; nhiệt độ cao nhất vào các tháng 7, tháng 8, trung bình khoảng 380C; thấp nhất là tháng 1, trung bình khoảng từ 150C - 160C. Thời tiết trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có gió Đông Nam thổi về, mang theo hơi nước từ biển Đông gây ra những trận mưa lớn. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc tràn xuống, nhiệt độ hạ thấp, tiết trời giá rét. Nhìn chung khí hậu của thành phố tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng, phát triển trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất nguyên liệu, phát triển các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch.

3.1.1.4. Thủy văn

Chảy qua địa bàn thành phố theo hướng Bắc - Nam là dòng sông Công. Sông Công là con sông chính chảy qua địa bàn thành phố là một trong 3 phụ lưu của sông Cầu, bắt nguồn từ một số hợp lưu nhỏ ở thượng nguồn khu vực miền núi phía Đông tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc huyện Định Hóa. Sông Công chảy qua thành phố có chiều dài 14,8 km.

Dòng sông Công được chặn lại tại huyện Đại Từ, tạo nên một hồ Núi Cốc nhân tạo rộng lớn. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất công, nông nghiệp và nước sinh hoạt của thành phố Sông Công. Sông Công - hồ Núi Cốc là công trình thuỷ lợi lớn có ý nghĩa trong phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi sinh, tạo thắng cảnh nổi tiếng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố, hệ thống sông Công còn có 7 suối lớn đổ vào: Phía Tây có 2 suối lớn chảy qua địa phận các xã Bá Xuyên và Cải Đan; phía Đông có 5 suối chảy qua địa phận các xã Bá Xuyên, Cải Đan, các phường Lương Châu và Thắng Lợi.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a/ Tài nguyên đất

* Các loại đất: Theo số liệu thống kê đến năm 2015 tài nguyên đất của thành phố có diện tích là 9.671,41 ha. Chiếm 2,74% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên (353.101,67 ha). Bao gồm các loại đất chính sau:

- Đất nông nghiệp: diện tích 7.565,76 ha, chiếm 78,23% diện tích tự nhiên của thành phố. Trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 5.728,75 ha chiếm 59,23% + Đất lâm nghiệp có diện tích 1.713,51ha, chiếm 17,72% + Đất nuôi trồng thủy sản: 117,43 ha chiếm 1,21%

+ Đất nông nghiệp khác: 6,07 ha chiếm 0,06%

- Đất phi nông nghiệp: Diện tích 2.089,83 ha, chiếm 21,61% diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: Diện tích 15,82ha chiếm 0,16% diện tích tự nhiên.

* Thổ nhưỡng:

Đất đai trên địa bàn có đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu thuộc 3 nhóm chính là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng - nâu vàng:

- Nhóm đất phù sa (P) gồm: Đất phù sa không được bồi hàng năm. Đất phù sa ngòi suối. Đất phù sa có tầng loang lổ (trên nền Feralit - lẫn đất đồi). Đất phù sa glay.

- Nhóm đất dốc tụ (L) (đất thung lũng dốc tụ) gồm: Đất dốc tụ trồng lúa nước không bạc màu. Đất dốc tụ trồng lúa nước bạc màu. Đất thung lũng biến đổi do không trồng lúa nước. Đất thung lũng biến đổi do trồng lúa nước bị bạc màu. Một số diện tích đất cát (C) dạng bở dời khi gặp nước.

- Nhóm đất nâu vàng đỏ vàng (F) (Đại diện cho đất khu vực gò đồi) gồm: Đất nâu vàng đỏ trên phiến thạch sét tầng dày. Đất nâu vàng đỏ vàng trên phiến thạch sét tầng trung bình. Đất nâu vàng đỏ vàng trên nền phù sa cổ có tầng dày. Đất nâu vàng đỏ vàng trên nền phù sa cổ có tầng trung bình.

Ngoài ra còn đất sông suối (Ss) và mặt nước có tầng thổ nhưỡng thuộc nhóm đất trên nhưng là các khu vực tụ thủy, ngập nước.

b/ Tài nguyên nước

Với nguồn nước hệ thống thủy nông hồ Núi Cốc, chủ yếu là Hồ Ghềnh Chè, hồ Núc Nác, các sông suối, hồ đập nhỏ, trữ lượng nước khá lớn, chất lượng tốt là nguồn cung cấp chính cho sản xuất. Tuy nhiên do chênh cao ảnh hưởng địa hình, nên thủy lợi vẫn là công tác đảm bảo cho việc tưới tiêu ruộng đồng.

Ngoài ra còn có nước ngầm ở độ sâu trung bình từ 4 đến 8m, một số khu vực chân núi thấp từ 10 đến 20m, tầng phân bố không đồng đều…

Thành phố Sông Công thuộc vùng nghèo nước dưới đất, các mũi khoan vào tới phức hệ chứa nước J - K công suất 120 - 200m3/ngày khá thấp nên cấp nước chủ yếu dựa vào nguồn nước mặt Sông Công.

c/ Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng: Theo số liệu kiểm kê đất đai đến 31/12/2015 thành phố Sông Công có 1.713,51 ha đất lâm nghiệp chiếm 17,71% diện tích thành phố, trong đó: Diện tích đất rừng sản xuất là 1.207,46 ha chiếm 12,48% diện tích thành phố, diện tích có rừng phòng hộ là 506,05 ha chiếm 5,23% diện tích thành phố.

d/ Tài nguyên khoáng sản

Nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố chưa được khảo sát đánh giá cụ thể. Song thực tế cho thấy thành phố Sông Công không có nhiều loại khoáng sản có diện tích lớn như các huyện khác trong tỉnh. Tài nguyên khoáng sản của thành phố hiện chỉ có các loại đá xây dựng, đá phiến sét, đất giàu sét có độ kết von lớn (trên 30%), một số mỏ đất ở phường Phố Cò đã và đang khai thác; Các bãi cát sỏi ở dọc Sông Công có thể phục vụ việc khai thác tận thu, tuy nhiên khi khai thác cần phòng chống sạt lở đất trong mùa mưa lũ.

e/ Tài nguyên nhân văn

Tính đến 31 tháng 12 năm 2015 thành phố Sông Công có 109.409 nhân khẩu với 8 dân tộc anh em cùng chung sống; trong đó dân tộc kinh chiếm 96,68%, còn lại là các dân tộc khác chiếm 3,32%. Trên địa bàn thành phố có 28 điểm di tích; trong đó có 15 điểm di tích lịch sử văn hóa, 2 điểm di tích thắng cảnh, 11 điểm di tích tín ngưỡng. Khu di tích lịch sử Căng Bá Vân (là một trong những khu di tích lịch sử được công nhận là di tích cấp Quốc gia); Chùa Bá Xuyên, Đình Bá Vân được xếp hạng di tích tín ngưỡng cấp tỉnh., ngoài ra còn chùa Tân Quang...; Tập thể nhân dân các dân tộc thành phố Sông Công với truyền thống cách mạng kiên cường, lịch sử văn hoá lâu đời và với những lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc đã tạo nên nhiều bản sắc văn hoá trong cộng đồng văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Trong phong trào xây dựng và bảo vệ đất nước, nhân dân thành phố Sông Công đã có nhiều đóng góp được Đảng và Nhà nước ghi nhận; trong đó có xã Bình Sơn được Nhà nước công nhận là xã Anh hùng trong thời kỳ kháng chiến

3.1.1.6. Thực trạng môi trường

Sông Công nằm trong khung cảnh thiên nhiên phong phú, có không khí trong lành, cây cối xanh tươi, tuy nhiên môi trường đất còn ảnh hưởng do thiên tai và việc khai thác xây dựng chưa theo quy hoạch một cách cơ bản, gây nên các hiện tượng như xói mòn, rửa trôi...

Nhìn chung môi trường tự nhiên hiện nay đã bị ảnh hưởng do phát triển dân số, tác động của các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế, độ che phủ của rừng thấp, do các loại hóa chất bảo vệ thực vật, do rác thải sinh hoạt và nước thải vệ sinh đô thị và nông thôn, việc đầu tư xử lý ô nhiễm còn yếu, các chương trình nước sạch và vệ sinh khu vực nông thôn còn khó khăn, công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng vẫn đang ở mức độ thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển thành phố sông công đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân giai đoạn 2011 2015​ (Trang 39 - 44)