Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ mất đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển thành phố sông công đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân giai đoạn 2011 2015​ (Trang 72)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ mất đất nông nghiệp

3.4.1. Giải pháp từ phía Nhà nước

* Giải pháp cơ chế, chính sách - Về công tác quản lí nói chung:

+ Đẩy mạnh việc thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực như: quy hoạch, kế hoạch hóa, quản lí đầu tư, xây dựng, quản lí ngân sách, quản lí hành chính, quản lí và sử dụng đất, quản lí thị trường và các lĩnh vực xã hội.

+ Thực hiện tốt chính sách sử dụng và đãi ngộ tri thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, tạo điều kiện về lực lượng tri thức trong tỉnh tham gia tích cực vào giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

+ Nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân để người dân có thể hiểu và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời nâng cao tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

- Về chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng góp phần quan trọng cho sự thành công trong sản xuất công, nông nghiệp nói chung. Nhà nước cần đầu tư phát triển hệ thống giao thông của các phường, xã, đặc biệt là đường nội đồng, kiên cố hoá kênh mương cấp thoát nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Đối với các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thành phố Sông Công cần yêu cầu xây dựng hệ thống xả thải tốt và có cam kết bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động, tránh xả thải ra xung quanh nhà máy hoặc ra sông, suối… gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Đồng thời xử phạt nghiêm minh và biện pháp mạnh đối với chủ đầu tư, dự án không thực hiện đúng quy định. Nhà nước cần giành quỹ đất, xây dựng quy hoạch chi tiết và có chính sách khuyến khích đầu tư nhằm phát triển hệ thống các cụm công nghiệp, làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ.

- Về chính sách thị trường:

Cần tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường xuất khẩu, thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hoá, nông sản cho người nông dân và tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Có biện pháp kích thích sức mua của dân, nhất là ở khu vực nông thôn, nơi tập trung

nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường. Ví dụ như sản phẩm chè ngon ở 1 số xã như: Vinh Sơn hoặc Bình Sơn, nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích và đầu tư cây giống, phổ biién kĩ thuật, nhưng lại chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm

- Về chính sách tín dụng ngân hàng:

Nhà nước cần tăng cường vốn tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi đối với những hộ chuyển đổi cây trồng từ cây ngắn ngày sang cây dài ngày vì đây là loại cây sau vài năm mới cho thu hoạch, tiền đầu tư ban đầu lại khá lớn. Vì vậy, người nông dân cần có sự hỗ trợ về vốn ban đầu để đầu tư với lãi suất thấp. Ví dụ như người dân chuyển từ trồng màu sang trồng chè hoặc cây ăn quả mà cần nguồn vốn hỗ trợ thì nhà nước cần quan tâm và hỗ trợ cho hộ.

- Về chính sách khuyến nông và chuyển giao khoa học công nghệ:

Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội cần tổ chức các buổi tập huấn phổ biến kỹ thuật canh tác cũng như đặc điểm từng loại cây trồng để người dân nắm được và thực hiện theo, đồng thời cần giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của các hộ nông dân, phổ biến các quy trình công nghệ mới, giống mới, tạo niềm tin để người nông dân mạnh dạn thay đổi giống cây trồng cũng như phương thức sản xuất. Đồng thời tăng cường tổ chức các hội nghị đầu bờ, tổ chức tọa đàm để các hộ nông dân tham gia trao đổi, học tập kinh nghiệm.

3.4.2. Giải pháp từ phía chính quyền thành phố

- Giải pháp về qui hoạch

Các cấp chính quyền của thành phố cần nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Công tác quy hoạch cần bám sát tho hiện trạng sử dụng đất cũng như nhu cầu của người dân. Nhiều diện tích đất không thể canh tác cấy lúa do bồi tụ hay các điều kiện tự nhiên không thuận lợi nhưng vẫn quy hoạch là đất lúa nên khi người dân có nhu cầu chuyển mục đích sang loại cây trồng khác thì lại không phù hợp quy hoạch nên không chuyển được. Vì vậy tính thực tiễn của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là rất quan trọng. Hiện nay công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố còn nhiều bất cập, vướng mắc khi triển khai vì chưa cập nhật biến động đất đai giữa bản đồ địa chính và hiện

phục vụ cho công tác đo đạc lại bản đồ địa chính và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai bằng cách cập nhật các biến động về đất đai một cách thường xuyên. Hoặc trước khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cán bộ lập quy hoạch phối hợp với cán bộ địa chính xã, phường cần rà soát biến động về đất đai để chỉnh lý, cập nhật vào bản đồ những sai khác giữa thực địa và bản đồ.

- Giải pháp về lao động - việc làm

Thường xuyên chỉ đạo để từng bước cụ thể hoá các chính sách hỗ trợ kinh tế hộ nông dân mất đất nông nghiệp nói riêng và các thành viên của hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, éo le mà chưa có việc làm. Tạo mọi điều kiện cho hộ nông dân chuyển đổi nghề nghiệp bằng việc làm tại địa phương hoặc bằng tiền tùy vào từng trường hợp, từng hoàn cảnh của mỗi hộ gia đình sao cho phù hợp. Thường xuyên sửa chữa, bổ sung các chính sách sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương…

- Giải pháp về bố trí tái định cư

Việc chuẩn bị quỹ đất và bố trí tái định cư luôn phải đi trước một bước, để người dân mất đất thực sự thấy yên tâm khi biết mình sẽ được di chuyển đến đâu, điều kiện sinh sống ra sao, có phù hợp với hoàn cảnh gia đình hay không khi trao lại quyền sử dụng đất của mình cho Nhà nước. Nhiều gia đình sau khi ra chỗ mới không biết mình làm việc gì để sinh sống.

Trên thực tế việc bố trí các quĩ đất tái định cư và đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ hoàn chỉnh là một việc làm khá khó khăn của các cấp chính quyền do phải ứng một lượng kinh phí không nhỏ ra trước, đến khi có dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán vào ngân sách. Điều này cần phải có những chính sách dài hơi về đầu tư tài chính; chính sách tiết kiệm từ nguồn tiền sử dụng đất thu được để dành kinh phí đầu tư; chính sách huy động mọi nguồn lực từ người dân và các doanh nghiệp để tổ chức thực hiện. Ngoài ra cũng cần phải nói tới chính sách quy hoạch sử dụng đất đã nêu ở trên, luôn phải tính trước các vị trí tái định cư trong các đồ án qui hoạch khi phê duyệt. Có như vậy thì công tác quy hoạch và bố trí tái định cư mới giảm bớt phần nào khó khăn khi thực hiện.

- Giải pháp về tuyên truyền

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp Luật Đất đai thành một cuộc vận động mang tính toàn xã hội, bằng cách huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị; nâng cao nhận thức về pháp luật nói chung trong đó có pháp Luật Đất đai nói riêng, biến những quy định của pháp luật thành nhận thức của từng thành viên trong xã hội, từ đó có tác động tới ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong toàn thể nhân dân. Ví dụ như Luật đất đai và các Nghị định, thông tư hướng dẫn có hiệu lực từ khi nào và nội dung ra sao thì chỉ có lãnh đạo, các bộ các ngành thực hiện nắm bắt được còn đa số người dân không nắm bắt được và thời gian đầu thực hiện phải hướng dẫn người dân khá nhiều khi họ đi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai.

- Giải pháp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho người dân

Nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền sâu rộng Luật Đất đai và các bộ luật có liên quan, các văn bản hướng dẫn Luật đến điều chỉnh quan hệ đất đai trong xã hội, để người sử dụng đất nhận thức đúng đắn quyền và nghĩa vụ của họ. Người sử dụng đất cần nhận thức đúng đắn đất đai là tài sản vô giá của quốc gia, đặc biệt là đất nông nghiệp để cùng với các cấp chính quyền thực hiện việc tốt công tác quản lý, sử dụng đúng mục đích, đặc biệt là trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên đất.

- Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường

+ Cần nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ môi trường sống. Đồng thời chính quyền thành phố cũng cần nâng cấp và làm mới hệ thống cống cũng như xây dựng nhà máy xử lí nước thải của các khu công nghiệp, đô thị và của người dân trên địa bàn để giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng không những ở hiện tại mà còn lâu dài về sau.

+ Đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy ước, cam kết về bảo vệ môi trường và xử lí nghiêm đối với các trường hợp vi phạm. Cần tăng mức xử phạt để tăng tính dăn đe đối với các trường hợp vi phạm.

3.4.3. Giải pháp cho các hộ nông dân

- Các hộ dân nói chung và những hộ dân bị mất đất nói riêng cần tăng cường, tập trung đầu tư phát triển những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Luôn ứng

dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng cũng như giá thành nông sản phẩm từ đó nâng cao thu nhập và đời sống.

- Trong quá trình đầu tư sản xuất các hộ phải xác định phương án sản xuất kinh doanh, tính toán sơ bộ các khoản chi phí đầu tư để xác định lượng vốn cần đầu tư, từ đó xác định vốn vay cho phù hợp. Tích cực học hỏi kinh nghiệm của các hộ dân sản xuất giỏi. Luôn đổi mới và mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất đã lạc hậu để nâng cao số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Thành phố Sông Công là một đô thị công nghiệp, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật phía Nam của tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của tỉnh và mục tiêu phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội để đạt chỉ tiêu thành lập thành phố Sông Công vào năm 2015 đã làm cho diện tích đất nói chung và diện tích đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn thành phố biến động khá mạnh mẽ. Trong những năm qua tổng giá trị gia tăng của thành phố năm sau luôn cao hơn năm trước và theo xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời cũng phản ánh quan hệ đất đai theo quy luật của sự phát triển đô thị đó là giảm dần diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa, cụ thể như sau:

Diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sang đất phi nông nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2015 là 41,16 ha. Và biến động giữa các loại đất diễn ra tương đối lớn. Diện tích đất nông nghiệp tăng từ 6335,85 ha năm 2011 lên 7565,76 ha năm 2015 (tăng 1229,91 ha). Diện tích đất nông nghiệp năm 2013 giảm 1,28 ha so với năm 2012 và đây cũng chính là số diện tích giảm của đất phi nông nghiệp, năm 2015 diện tích đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp đếu tăng chủ yếu do sát nhập phường Lương Sơn và thành lập thành phố Sông Công.

Thu nhập của đa số các hộ nông dân bị thu hồi đất hoặc CMĐ sử dụng đất tương đối ổn định và ít bị ảnh hưởng. Nếu như năm 2011 các hộ sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi,... chiếm tới 56,67%. Với một số hộ sau khi bị thu hồi đất và nhận một khoản tiền bồi thường cộng với việc tiếp cận gần hơn với thị trường thì việc sản suất nông nghiệp của các hộ đã giảm 11,45% so với trước phát triển đô thị, còn 52,22% các hộ vẫn tiếp tục sản suất nông nghiệp. Đồng thời nhiều hộ nhận được một khoản lớn tiền bồi thường và tiền do bán đất. Đa số các hộ sử dụng số tiền nhận được để xây dựng hoặc tu sửa lại nhà cửa. Vì vậy cơ sở hạ tầng của người dân đã khang trang, kiên cố hơn. Một số hộ đã mạnh dạn chuyển đổi nghề nghiệp và thu nhập của hộ đã tăng dần. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ gặp khó khăn khi bị mất đất hoặc chuyển mục đích nhưng chưa có dự tính khả quan cho tương lai.

tốt do vậy có 31 hộ (34.44 %) đánh giá và cho rằng vấn đề sức khỏe của họ được cải thiện tốt hơn so với trước, 25 hộ chiếm 27,78 % ý kiến người dân cho là sức khỏe của họ không bị ảnh hưởng và 34 hộ chiếm 37,78 % cho rằng sức khỏe họ giảm sút do sự phát triển của thành phố trong thời gian qua.

Về vấn đề môi trường: Theo kết quả của phiếu điều tra cho thấy 28 hộ (31,11%) ý kiến cho rằng môi trường xấu đi nhiều trong những năm gần đây và có 26 hộ (28,89%) người dân cho rằng môi trường sống tốt hơn so với trước đây. Đây sẽ là một trong những vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn khi phát triển nền kinh tế trong thời gian tới.

2. Đề nghị

- Đối với Nhà nước: Đảng và Nhà nước cùng các cơ quan ban ngành khi đề ra những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế cần xem xét kĩ điều kiện của từng vùng để tránh những dự án treo gây lãng phí tiền của cũng như tình trạng quỹ đất bị bỏ không trong một thời gian dài. Cần áp dụng đồng bộ các chính sách như chính sách tín dụng, chính sách đầu tư, chính sách hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế tại địa điểm thu hồi đất. Các quy định liên quan đến đất đai hoặc chuyển mục đích sử dụng đất cần được nêu cụ thể và rõ ràng, nhiều trường hợp trong Luật đất đai chưa nêu hoặc nêu không rõ nn việc thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Đối với tỉnh: Tỉnh cần có các chính sách cụ thể về quy hoạch khu đô thị, khu tái định cư cho người nông dân bị mất đất. UBND tỉnh cần có hướng dẫn cụ thể và trả lời kịp thời hơn nữa các vướng mắc, đề nghị của người dân, nhất là trong lĩnh vực đất đai, vì đây là lĩnh vực nhạy cảm, dễ gây bức xúc cho người dân.

- Đối với thành phố: Thành phố cần thường xuyên chỉ đạo, từng bước cụ thể hoá các chính sách hỗ trợ kinh tế hộ nông dân. Đặc biệt là các chính sách liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đồng thời trong quá trình thực hiện quy hoạch UBND thành phố cần tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các chính sách cho phù hợp với đặc thù của địa phương, của từng xã, phường để công tác quy hoạch được sát nhất với nhu cầu của thực tiễn.

- Đối với hộ nông dân: Các hộ cần mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn đầu từ sản xuất cũng như nâng cao trình độ dân trí nhằm nâng cao đời sống của từng nông hộ. Và đi đôi với sự phát triển thì mỗi người dân cần nâng cao ý thức,

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Chính Phủ (2009), Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 về việc phân loại đô thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển thành phố sông công đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân giai đoạn 2011 2015​ (Trang 72)