Phát triển đô thị ảnh hưởng đến biến động đất đai trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển thành phố sông công đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân giai đoạn 2011 2015​ (Trang 52 - 59)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng và ảnh hưởng của sự phát triển thành phố Sông Công đến biến

3.2.2. Phát triển đô thị ảnh hưởng đến biến động đất đai trên địa bàn thành phố

năm 2015 thì các giá trị về sản lượng lương thực có hạt hay thu ngân sách thành phố tăng so với những năm trước. Sản lượng lương thực có hạt của năm 2015 là 22.788 tấn gấp khoảng 1,31 lần so với năm 2011. Ngoài ra, với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân thành phố Sông Công trong công tác giảm nghèo thông qua các chính sách hỗ trợ đối với người nghèo thì tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn đã được đẩy lùi, giảm từ 7,21% năm 2011 xuống còn 3,08% vào năm 2015 và tăng số lao động có việc làm mới lên 1.200 lao động trên địa bàn (năm 2015). Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy được phần nào sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thành phố Sông Công trong giai đoạn 2011 – 2015, đó là sự gia tăng nhanh chóng của ngành công nghiệp với giá trị tăng trong 5 năm là 486 tỷ đồng và thu nhập bình quân đầu người tăng 15trđ (từ 24trđ/ng/năm vào năm 2011 lên 39trđ/ng/năm vào năm 2015).

3.2.2. Phát triển đô thị ảnh hưởng đến biến động đất đai trên địa bàn thành phố Sông Công Sông Công

3.2.2.1. Thực trạng sử dụng đất, chuyển mục đích và thu hồi đất trên địa bàn

Trong những năm qua lãnh đạo UBND thành phố thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc và giám sát công tác quản lí đất đai cũng như tình hình sử dụng đất, quá trình chuyển mục đích và thu hồi đất trên địa bàn thành phố. Đồng thời, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách thông thoáng, nhanh gọn, đúng pháp luật cho các đối tượng thu hồi đất và các chủ đầu tư để đảm bảo các dự án được thực hiện đúng trình tự, thủ tục, công khai, dân chủ, thực hiện áp giá đúng chính sách, chế độ bồi thường theo quy định của Nhà nước; đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra, góp phần thu hút đầu tư các dự án. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn thành phố được thể hiện rất rõ qua bảng 3.2

Bảng 3.2: Tình hình biến động đất đai trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn 2011 - 2015

TT Mục đích sử dụng đất

Diện tích năm 2011 Diện tích năm 2012 Diện tích năm 2013 Diện tích năm 2014 Diện tích năm 2015

Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Diện tích (Ha) Tăng (+) giảm (-) 2012/ 2011 Diện tích (Ha) Tăng (+) giảm (-) 2013/ 2012 Diện tích (Ha) Tăng (+) giảm (-) 2014 /2013 Diện tích (Ha) Tăng (+) giảm (-) 2015/ 2014 (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)-(3) (7) (8)= (7)-(5) (9) (10) =(9)-(7) (11) (12)= (11)- (9) ** Tổng diện tích tự nhiên 8.276,27 100 8.276,27 0 8.276,27 0 8.276,27 0 9.671,41 1395,14 1. Đất nông nghiệp 6.335,85 76,55 6.336,0 0,15 6.334,72 -1,28 6.320,91 -13,81 7.565,76 1244,85 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 4.365,35 52,75 4.365,5 0,15 4.364,45 -1,05 4.353,63 -10,82 5.728,75 1375,12 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 2.485,04 30,03 2.485,21 0,17 2.484,26 -0,95 2.474,62 -9,64 3.288,07 813,45 1.1.1.1 Đất trồng lúa 2.014,81 24,34 2.014,93 0,12 2.014,23 -0,70 2.006,49 -7,74 2.553,48 546,99

1.1.1.2 Đất trồng CHN khác 410,49 4,96 410,54 0,05 410,29 -0,25 408,39 -1,9 734,59 326,2

1.1.1.3 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 59,74 0,73 59,74 0 59,74 0 59,74 0 0 -59,74

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.880,31 22,72 1.880,29 -0,02 1.880,19 -0,25 1.879,01 -1,18 2.440,68 561,67 1.2 Đất lâm nghiệp 1.890,25 22,84 1.890,25 0 1.890,25 -0,10 1.887,33 -2,92 1.713,51 -173,82

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 76,68 0,93 76,68 0 76,45 -0,23 76,33 -0,12 117,43 41,1

1.4 Đất nông nghiệp khác 3,57 0,04 3,57 0 3,57 0 3,62 0,05 6,07 2,45

2. Đất phi nông nghiệp 1.880,53 22,72 1.880,38 -0,15 1.881,66 1,28 1.895,47 13,81 2.089,83 194,36

2.1 Đất ở 434,59 5,25 434,56 -0,03 435,68 1,12 522,55 86,87 619,33 96,78

2.1.1 Đất ở nông thôn 248,33 3,0 248,3 -0,03 248,66 0,36 249,3 0,64 376,53 127,23

2.1.2 Đất ở đô thị 186,26 2,25 186,26 0 187,02 0,76 191,46 4,44 242,81 51,35

2.3 Đất chuyên dùng 1.138,12 13,75 1.138,0 -0,12 1.138,16 0,16 1.146,89 8,73 1.062,90 -83,99

2.4 Đất tôn giáo tín ngưỡng 2,93 0,04 2,93 0 2,93 0 2,93 0 6,38 3,45

2.5 Đất nghĩa trang nghĩa địa 43,99 0,53 43,99 0 43,99 0 43,99 0 50,51 6,52

2.6 Đất sông suối và MNCD 260,89 3,15 260,89 0 260,89 0 260,89 0 350,71 89,82

2.7 Đất phi nông nghiệp khác 0,01 0 0,01 0 0,01 0 0,01 0 0 -0,01

3. Đất chưa sử dụng 59,89 0,72 59,89 0 59,89 0 59,89 0 15,82 -44,07

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 18,42 0,22 18,42 0 18,42 0 18,42 0 14,7 -3,72

Qua bảng 3.2 cho thấy rõ sự biến động đất đai trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn 2011 - 2015. Cụ thể:

Tổng diện tích tự nhiên của thành phố từ năm 2011 - 2014 giữ nguyên là 8.276,27 ha. Đến năm 2015, diện tích tự nhiên của thành phố tăng 1.395,14 ha so với năm 2014 chủ yếu do sát nhập thêm địa giới hành chính của phường Lương Sơn với tổng diện tích tự nhiên của phường Lương Sơn là 1.395,14 ha, trong đó đất nông nghiệp là 1095,06 ha.

Sự biến động diện tích đất nông nghiệp theo các năm như sau:

Năm 2012 diện tích đất nông nghiệp tăng 0,15 ha so với năm 2011. Nguyên nhân tăng diện tích đất nông nghiệp là do từ loại đất chưa sử dụng chuyển sang. Năm 2013 diện tích nhóm đất nông nghiệp giảm -1,28 ha so với năm 2012, do chuyển sang các loại đất khác như đất ở, đất có mục đích công cộng. Diện tích đất nông nghiệp giảm chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất lúa là chính. Vì các dự án thu hồi chủ yếu chọn nơi có đất nông nghiệp (đất lúa) để giảm chi phí bồi thường về đất. Các loại đất nông nghiệp khác như đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác, đất nuôi trồng thuỷ sản cũng có giảm nhưng không đáng kể. Năm 2014 diện tích đất nông nghiệp giảm 13,81 ha so với năm 2013. Và năm 2015 tăng 1.244,85 ha so với năm 2014. Diện tích đất nông nghiệp tăng chủ yếu là do chuyển từ đất chưa sử dụng sang và do sát nhập xã Lương Sơn từ thành phố Thái Nguyên thành phường Lương Sơn thuộc thành phố Sông Công.

Trong những năm tới khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất thấp, đồng thời do nhu cầu và tốc độ phát triển đô thị và thương mại, dịch vụ khá nhanh nên loại đất này sẽ có xu hướng giảm. Diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp sẽ ngày một tăng.

Sự biến động diện tích đất phi nông nghiệp theo năm như sau:

Năm 2012 giảm 0,15 ha so với năm 2011. Năm 2013 diện tích nhóm đất phi nông nghiệp tăng 1,28 ha so với năm 2012. Năm 2014 tăng 13,81 ha so với năm 2013. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng chủ yếu do được chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang. Năm 2015 diện tích đất phi nông nghiẹp tăng 194,36 ha so với năm 2014 do sát nhập thêm địa giới hành chính của phường Lương Sơn. Các loại

đất trong nhóm đất nông nghiệp được chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp như đất chuyên dùng, đất ở đô thị, đất nghĩa trang nghĩa địa trong đó tăng nhiều tập chung ở đất có mục đích công cộng (đất giao thông, đất chợ...), đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Đất chuyên dùng qua các năm có tăng đáng kể. Việc tăng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp cho thấy sự chuyển biến tích cực trong quá trình phát triển đô thị của thành phố Sông Công, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ - thương mại nên quỹ đất phi nông nghiệp sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Quỹ đất dành cho cơ sở hạ tầng, các công trình, hệ thống giao thông, thủy lợi cấp thoát nước, đầu tư môi trường, văn hóa giáo dục… ngày càng được mở rộng.

Về diện tích đất chưa sử dụng của thành phố không biến động nhiều và nếu có biến động theo chiều hướng giảm là do được chuyển sang đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Trong giai đoạn 2011- 2014 diện tích đất chưa sử dụng không có biến động. Đến năm 2015 diện tích đất chưa sử dụng giảm 44,07 ha so với năm 2014 do chuyển mục đích sang một số loại đất khác như đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp.

Bảng số liệu 3.3 cho ta thấy được tình trạng chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất với nhau nhưng phần lớn diện tích đất nông nghiệp được chuyển sang đất phi nông nghiệp với tổng diện tích trong 5 năm là: 41,16 ha. Đây không phải là con số quá lớn nhưng với quỹ đất nông nghiệp như hiện nay cùng rất nhiều các nguyên nhân khác nhau như: quá trình ĐTH và sự gia tăng của quá trình CMĐ sử dụng đất, tình trạng gia tăng dân số thì quỹ đất nông nghiệp sẽ giảm mạnh trong những năm tới. Đồng thời diện tích các loại đất CMĐ nêu trong bảng 3.3 bao gồm cả đất thu hồi theo quy hoạch để phát triển kinh tế xã hội của thành phố và đất người dân xin CMĐ. Vì vậy, tổng diện tích CMĐ tương đối lớn là điều dễ hiểu. Trong 5 năm diện tích đất trồng lúa chuyển sang đất phi nông nghiệp là nhiều nhất chiếm gần ½ tổng diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp với 18,42 ha. Sau đó đến đất trồng cây lâu năm và đất hàng năm khác chuyển sang đất phi nông nghiệp cũng khá nhiều với tổng diện tích lần lượt là 12,48 ha và 5,09 ha. Và chuyển mục đích trong nội bộ đất nông nghiệp không đề ra trong kế hoạch nhưng trong 5 năm qua thành phố cũng đã chuyển 5,50 ha diện tích giữa các loại đất

với nhau. Trong đó có 3,04 ha đất lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm. Việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất chuyên trồng lúa để xây dựng các khu dân cư, cụm công nghiệp và các dự án trên địa bàn thành phố được thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bảng 3.3: Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn TP Sông Công giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị tính: ha STT Loại đất Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Thực hiện 5 năm I Đất NN chuyển sang đất PNN 7,05 1,28 13,81 8,37 10,65 41,16 1.1 Đất sản xuất NN 6,96 1,28 10,85 6,26 10,64 35,99 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6,16 0,39 9,2 5,13 2,63 23,51 1.1.1.1 Đất lúa 5,85 0,16 7,63 4,27 0,51 18,42 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 0,31 0,23 1,57 0,86 2,12 5,09 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 0,8 0,89 1,65 1,13 8,01 12,48 1.2 Đất lâm nghiệp 0 0 2,87 2,04 0 4,91 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 0,09 0 0,09 0,05 0 0,23

1.4 Đất nông nghiệp khác 0 0 0 0,02 0,01 0,03

II Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

trong nội bộ đất NN 1,92 0,79 0,47 1,48 0,95 5,50 2.1 Đất trồng lúa sang đất trồng

cây lâu năm 1,4 0,54 0,11 0,25 0,85 3,04 2.2 Đất trồng cây hàng năm khác

sang đất trồng cây lâu năm 0,29 0,02 0,33 0,59 0 1,23 2.3 Đất nuôi trồng thủy sản sang

đất trồng cây lâu năm 0,23 0,23 0,03 0,64 0,1 1,23

(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường thành phố Sông Công)[6]

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, các khu dân cư quy hoạch trên địa bàn thành phố, một phần diện tích đất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng, giảm năng suất canh tác hoặc không thể canh tác được nữa nên người dân đã xin chuyển mục đích để phù hợp hơn với điều kiện thực tế. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện nay diện tích đất nông nghiệp đang giảm khá nhanh. Đây là một trong những vấn đề đáng lo và cần quan tâm hiện nay của các cấp, các ngành và của

Bảng 3.4: Kết quả công tác thu hồi đất trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn 2011 - 2015

Năm

Diện tích thu hồi

(m2) Tổng số hộ bị thu hồi đất (hộ) Thu hồi để phát triển CN, Dịch vụ Thu hồi để Xây dựng hạ tầng Thu hồi đất để phát triển các khu đô thị Tổng số dự án Tổng diện tích Diện tích đất SXNN (m2) Số dự án Diện tích đất SXNN (m2) Số dự án Diện tích đất SXNN (m2) Số dự án Diện tích đất SXNN (m2) Năm 2011 86.482,7 82.143,15 103 2 21.043,78 10 9.752,45 5 51.346,92 17 Năm 2012 29.664,3 26.175,1 119 0 0 13 10.086,7 7 16.088,4 18 Năm 2013 192.950,47 131.454,97 607 3 55.085 13 67.273,96 6 66.846,01 22 Năm 2014 54.343 50.730 436 1 12.192 12 11.023 7 27.515 21 Năm 2015 130.382,62 69.418,92 437 3 2.413,76 19 7.290,26 7 117.464.9 29 Tổng 493.823,09 359.922,14 1.702 9 90.734,54 67 105.426,37 32 279.261,23 107

(Nguồn: UBND thành phố Sông Công)[10,11,12]

Qua bảng 3.4 cho thấy trong 5 năm (2011 - 2015) tổng diện tích đất thu hồi là khá lớn với 49,38 ha. Trong đó thu hồi diện tích đất nông nghiệp chiếm 72,89% trong tổng số diện tích (35,99 ha). Và 107 dự án lớn nhỏ đã được phê duyệt triển khai xây dựng trên phần diện tích đó. Trong năm 2011 đã tiến hành thu hồi đất của 103 hộ với tổng diện tích thu hồi là 8,65 ha. Năm 2012 thu hồi của 119 hộ với tổng diện tích thu hồi là 2,96 ha. Năm 2013 thu hồi của 607 hộ với tổng diện tích 19,29 ha. Đây cũng là một trong những năm có diện tích đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng thu hồi để thực hiện các dự án nhiều nhất. Năm 2014 thu hồi của 436 hộ với tổng diện tích thu hồi là 5,43 ha để thực hiện các dự án. Và năm 2015 thu hồi của 437 hộ với tổng diện tích là 13,03 ha với 29 dự án đã và đang được triển khai để

trên địa bàn thành phố. Nhìn chung, tất cả diện tích đất bị thu hồi đều phục vụ cho việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

3.2.2.2. Ảnh hưởng của phát triển thành phố Sông Công tới mục đích sử dụng đất nông nghiệp

Bảng 3.5: Tổng hợp diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp, giai đoạn 2011-2015

TT Mục đích sử dụng ĐVT

(ha)

Diện tích đất NN đã chuyển MĐSD sang đất phi nông nghiệp

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 I Tổng diện tích đất nông nghiệp 41,16 7,05 1,28 13,81 8,37 10,65

1 Đất sản xuất nông nghiệp 35,99 6,96 1,28 10,85 6,26 10,64 1.1 Đất trồng cây hàng năm 23,51 6,16 0,39 9,2 5,13 2,63 1.2 Đất trồng cây lâu năm 12,48 0,8 0,89 1,65 1,13 8,01

2 Đất lâm nghiệp 4,91 0 0 2,87 2,04 0

3 Đất nuôi trồng thủy sản 0,23 0,09 0 0,09 0,05 0

4 Đất nông nghiệp khác 0,03 0 0 0 0,02 0,01

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Sông Công) [6]

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là nhu cầu của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khai thác tối đa giá trị kinh tế do đất đai mang lại. Một số lý do cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất như: chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở, đất phi nông nghiệp sang đất ở, hoặc nhằm mục đích mua bán đất, cho thuê đất, mở các loại hình kinh doanh…

Năm 2013 và năm 2015 là 2 năm có diện tích xin CMĐ cao nhất chiếm >50% tổng diện tích đất xin chuyển của giai đoạn 2011 - 2015. Tuy tổng diện tích này không đáng kể so với diện tích thu hồi nhưng cũng phần nào làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Trong các loại đất thì diện tích đất trồng cây hàng năm được CMĐ nhiều hơn cả với 23,51 ha trong 5 năm. Tổng diện tích đất nông nghiệp khác chiếm

chỉ từ 0,01 - 0,02 ha/năm. Qua phân tích trên ta có thể thấy được sự tác động mạnh mẽ của ĐTH đến quỹ đất nông nghiệp của chúng ta. Và lý do mà người dân trên địa bàn thành phố xin CMĐ ngày càng tăng đó là: Dân số ngày một tăng kéo theo nhu cầu về nhà ở của người dân cũng tăng lên đặc biệt là ở những vùng trung tâm phát triển của thành phố Sông Công thì càng thấy rõ điều đó. Vì vậy, người dân chủ yếu xin CMĐ sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở để cho con hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh. Một phần nhỏ diện tích đất nông nghiệp khác (chủ yếu là đất trồng lúa) thì bị ô nhiễm do nước thải của các khu dân cư gần đó hay bị bồi tụ do cạnh đường cao tốc lên người dân không thể tiếp tục sản xuất hoặc cho năng suất thấp nên người nông dân đã xin CMĐ để phù hợp với hiện trạng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển thành phố sông công đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân giai đoạn 2011 2015​ (Trang 52 - 59)