CHƯƠNG 2 : KHẢO SÁT KỸ THUẬT MÔ HÌNH HÓA LUỒNG TƯƠNG TÁC
2.3. Tổng quan kỹ thuật mô hình hóa luồng tương tác IFML
2.3.4. Cơ chế sinh mã nguồn
Ngôn ngữ IFML là một ngôn ngữ cấp độ ngôn ngữ độc lập nền (PIM) trong kiến trúc hướng mô hình [22]. Tác giả đưa ra hai cách tiếp cận thích hợp nhất cho quá trình sinh mã tự động trong phát triển ứng dụng với IFML như Hình2.13.
Hình2.13: Cách tiếp cận sinh mã tự động trong phát triển ứng dụng hướng mô hình với IFML
Về lý thuyết, cách tiếp cận số 3 và số 4 là hai cách tiếp cận chính xác nhất của phương pháp phát triển phần mềm sử dụng kỹ thuật mô hình hóa luồng tương
tác IFML. Mô hình độc lập nền được xây dựng từ một DSL ở đây là ngôn ngữ mô hình hóa luồng tương tác IFML được chuyển đổi thành các mã nguồn đa nền tảng như HTML5, JavaScript... qua bộ chuyển đổi M2T (cách tiếp cận số 3) hoặc qua bước trung gian nhằm chuyển đổi thành các mô hình phụ thuộc framework đa nền tảng sử dụng bộ chuyển đổi M2M (cách tiếp cận số 4). Các mã nguồn này được sử dụng trực tiếp để xây dựng phần mềm trên nền tảng Web hoặc gửi đến framework chuyên biệt để chuyển đổi thành các ứng dụng trên từng nền tảng riêng biệt.
WebRatio đưa ra hai ứng dụng chính và cách tiếp cận của IFML trong phát trền ứng dụng Web và ứng dụng di động được mô tả trong minh họa Hình 2.14 [22]
Hình 2.14 : Ứng dụng IFML trong phát triển phần mềm
Trong pha thiết kế, mô hình IFML được nhà phát triển thiết kế trong môi trường được cung cấp bởi WebRatio cho phép mô hình hóa một ứng dụng Web thực thụ hoặc một ứng dụng di động. Nó cho phép nhà phát triển chuyển đổi các mô hình như mô hình miền (Domain Model), mô hình logic nghiệp vụ (Business logic model) từ môi trường mô hình hóa này sang môi trường mô hình hóa khác.
Các bộ sinh mã sinh ra các mã nguồn có khả năng chạy và có thể được đóng gói thành các file chạy của ứng dụng có thể chạy trực tiếp trên nền tảng tương ứng. Các ứng dụng được xây dựng trên cở sở tiêu chuẩn JEE-HTML5, iOS và Android.