Thời gian phát triển ứng dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu và đánh giá kỹ thuật mô hình hóa luồng tương tác IFML trong phát triển ứng dụng di động (Trang 91 - 93)

CHƯƠNG 3 : VẬN DỤNG VÀ THỰC NGHIỆM

3.3. Kết quả thực nghiệm và đánh giá

3.3.6. Thời gian phát triển ứng dụng

Một ứng dụng được yêu cầu phát triển thường dựa trên những tiêu chuẩn của ứng dụng gốc, do vậy việc xác định yêu cầu và tính khả thi của ứng dụng trong việc phát triển bằng kỹ thuật IFML phải được xem xét cẩn thận. Công đoạn này thường chiếm một phần lớn thời gian của quá trình phát triển ứng dụng, nhưng về tổng thể chung so với phương pháp xây dựng ứng dụng gốc, q trình phân tích xác định yêu cầu là tương đương nhau.

Sau khi xác định rõ yêu cầu và tính khả thi của ứng dụng cần xây dựng, việc phát triển và xây dựng ứng dụng sẽ được triển khai nhanh chóng với kỹ thuật IFML. Nhưng đối với những tính năng khó, hay những tính năng chưa được xác định rõ ràng sẽ là trở ngại lớn trong quá trình phát triển. Khó khăn này chủ yếu đến từ những tính năng yêu cầu tương tác với các công nghệ gốc của hệ điều hành, hay của thiết bị như : Dữ liệu có sẵn, các cảm biến, thời gian phát triển những tính năng này sẽ tương đối dài so với tổng thể toàn bộ thời gian phát triển ứng dụng. Trái lại, với phương pháp xây dựng ứng dụng gốc, tất cả yêu cầu đều có thể được thực hiện, thời gian phát triển mỗi tính năng khơng quá dài so với tổng thời gian phát triển ứng dụng.

Trong trường hợp cần một ứng dụng mẫu để trình bày với khách hàng, phương pháp IFML có thể cũng cấp ứng dụng mẫu một cách nhanh chóng. Trong khi đó, thời gian phát triển ứng dụng mẫu sử dụng phương pháp phát triển ứng dụng gốc tương đối dài, do khối lượng cơng việc lớn. Vịng đời phát triển ứng dụng là một lợi thế rất lớn của phương pháp IFML. Hình 3.25 và Hình 3.26 là biểu đồ GANTT về thời gian phát triển ứng dụng của cả hai phương pháp.

Hình 3.25: Biểu đồ thời gian phát triển ứng dụng MealNote_IFML

Hình 3.26: Biểu đồ thời gian phát triển ứng dụng gốc MealNote_Android Qua hai biểu đồ có thể thấy được lợi thể của phát triển ứng dụng di động sử Qua hai biểu đồ có thể thấy được lợi thể của phát triển ứng dụng di động sử dụng kỹ thuật IFML. Điều này là đồng nghĩa với công sức phát triển giữa hai sản

phẩm với hai phương pháp. Theo ước tính ban đầu, cần khoảng 4 man-month để phát triển ứng dụng gốc hoàn chỉnh, nhưng trên thực tế cần khoảng 3 tháng để xây dựng hồn thiện các tính năng chính. Trong khi đó, chỉ cần khoảng 1 man-month cho tồn bộ q trình phát triển sản phẩm sử dụng kỹ thuật IFML.

Về thời gian phát triển ứng dụng, phương pháp xây dựng phần mềm sử dụng kỹ thuật mơ hình hóa luồng tương tác tỏ ra vượt trội hơn kỹ thuật gốc nhiều lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu và đánh giá kỹ thuật mô hình hóa luồng tương tác IFML trong phát triển ứng dụng di động (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)