CHƯƠNG 3 : VẬN DỤNG VÀ THỰC NGHIỆM
3.3. Kết quả thực nghiệm và đánh giá
3.3.7. Khả năng bảo trì, nâng cấp và bảo mật ứng dụng
Bảo trì, nâng cấp ứng dụng gốc là rất tốn kém và khó khăn, do tính chất
phức tạp của cấu trúc dự án, nhà phát triển được giao nhiệm vụ bảo trì/nâng cấp cần hiểu được toàn bộ câu lệnh, luồng xử lý của ứng dụng ban đầu mới có thể tiến hành bảo trì/nâng cấp ứng dụng gốc. Ngồi ra cịn một số rủi ro cao trong việc gây ra lỗi khơng mong muốn trong q trình nâng cấp, bảo trì. Những lỗi này khó phát hiện trong q trình sửa đổi mã nguồn và thường được báo cáo bởi người dùng.
Với ứng dụng sử dụng kỹ thuật IFML, các thành phần, luồng tương tác bao gồm cả tương tác với dữ liệu đều được mơ hình hóa, nhà phát triển có thể tương tác một các trực quan. Do vậy, khả năng bảo trì/nâng cấp ứng dụng dạng này dễ dàng và tốn ít chi phí.
Một thách thức khơng nhỏ khác với các ứng dụng kiểu truyền thống là việc chuyển giao ứng dụng giữa các nhà phát triển khác nhau. Trong trường hợp ứng dụng được chuyển giao cho nhà phát triển khác, việc tìm hiểu để có thể tiếp tục bảo trì/nâng cấp ứng dụng sẽ tiêu tốn một thời gian dài. Điều này sẽ không xảy ra với ứng dụng xây dựng bằng kỹ thuật mơ hình hóa luồng tương tác.
Về khả năng bảo mật, lợi thế thuộc về ứng dụng gốc, theo ý kiến khách
quan, ứng dụng gốc đã có một cộng đồng phát triển lớn mạnh, có thể dễ dàng tìm được các thư viện, tính năng cho phép thực thi các phương pháp mã hóa, bảo mật dữ liệu giúp bảo mật dữ liệu người dùng thêm một tầng trong trường hợp bảo mật thiết bị bị vượt qua. IFML-WMP chưa hỗ trợ khả năng này. Xét về mặt bằng chung các ứng dụng hiện nay, hầu hết các ứng dụng đều xử dụng bảo mật của thiết bị hay hệ điều hành mà khơng có thêm bất kỳ biện pháp tăng cường bảo mật nào khác, do vậy, tuy chưa tốt như ứng dụng gốc nhưng IFML đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về bảo mật của ứng dụng thông thường.