Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc, sinh trưởng làm cơ sở tỉa thưa rừng trồng keo lai (acacia auriculiformis mangium) tại khu vực xuyên mộc thuộc tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 29 - 32)

Chương 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.5.2.1. Những chỉ tiêu nghiên cứu

Đặc điểm của rừng trồng Keo lai được mơ tả và phân tích so sánh thơng qua 18 chỉ tiêu: (1) mật độ lâm phần (N, cây/ha); (2) đường kính thân cây ngang ngực (D, cm); (3) chiều cao tồn thân (H, m), (4) thể tích thân cây (V, m3-); (5) tiết diện ngang quần thụ (G, m2/ha); (6) trữ lượng quần thụ (M, m3/ha); (7) lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về D (ZD, cm/năm); (8) lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về H (ZH, m/năm); (9) lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về V (ZV, m3/năm); (10) lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về M (ZM, m3/ha/năm); (11) lượng tăng trưởng bình quân về D (ΔD, cm/năm); (12) lượng tăng trưởng bình quân về H (ΔH, m/năm); (13) lượng tăng trưởng bình quân về V (ΔV, m3/năm); (14) lượng tăng trưởng bình quân về M (ΔM,

m3/ha/năm); (15) suất tăng trưởng D (Pd,%); (16) suất tăng trưởng H (Ph,%); (17) suất tăng trưởng V (Pv,%); (18) suất tăng trưởng M (Pm,%).

Đối với các yếu tố khí hậu, đề tài mô tả khái quát 5 chỉ tiêu sau đây: (1) nhiệt độ khơng khí trung bình của các tháng trong năm, (2) lượng mưa trung bình của các tháng trong năm, (3) độ ẩm khơng khí trung bình của các tháng trong năm, (4) tốc độ gió của các tháng trong năm.

Hình 3.2. Sơ đồ mơ tả áp dụng kết quả nghiên cứu.

ÁP D ỤNG KẾ T QUẢ N GHI Ê N C Ứ U Đầu vào  Cấu trúc quần thụ.  Mơ hình mật độ.

 Mơ hình sinh trưởng.

 Chỉ số mật độ.

 Chỉ số cạnh tranh.

 Phân hóa và tỉa thưa.

(2) Kỹ thuật nuôi rừng.

(3) Kỹ thuật khai thác rừng.

(4) Hiệu quả kinh doanh.

(5) Quản lý và bảo vệ rừng. (1) Kỹ thuật trồng rừng.

Hình 3.1. Sơ đồ mơ tả các bước thu thập và phân tích số liệu.

PHÂN T ÍC H ĐẶ C T R Ư NG C ỦA R Ừ NG Những biến đo đạc  Khí hậu, địa hình, đất...  Mật độ (N)  Đường kính (D)  Chiều cao (H)  Tiết diện ngang

(G)

 Thể tích (V)...

(2) Cấu trúc quần thụ

(3) Sinh trưởng quần thụ quân

(4) Phân hóa và tỉa thưa (1) Điều kiện tự nhiên

Đối với địa hình và đất, đề tài mơ tả khái quát dạng địa hình và loại đất.

3.5.2.2. Số lượng, kích thước và phương pháp bố trí ơ tiêu chuẩn

Trước hết phân chia rừng trồng Keo lai từ tuổi 2 – 10 năm trên ba cấp đất thành 5 cấp A; trong đó mỗi cấp A = 2 năm. Mỗi cấp A tương ứng với 1 cấp đất được thu thập 1 ô tiêu chuẩn. Tổng số 5 cấp tuổi và ba cấp đất là 15 ô tiêu chuẩn. Diện tích ơ tiêu chuẩn là 500 m2 (20*25 m). Những ô tiêu chuẩn này chỉ được sử dụng để thống kê mật độ của rừng trồng Keo lai. Các ơ tiêu chuẩn được chọn điển hình theo cấp A và cấp đất. Cấp đất được xác định gần đúng theo “Biểu cấp đất rừng Keo tai tượng” (Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-66-2003, 2003)[25].

3.5.2.3. Xác định những đặc điểm của rừng trồng Keo lai

(a) Thu thập số liệu trong các ô tiêu chuẩn. Đối với mỗi ô tiêu chuẩn, xác

định tuổi rừng trồng Keo lai theo hồ sơ trồng rừng. Sau đó thống kê mật độ. Số liệu này dùng để xây dựng hàm suy giảm mật độ đối với rừng trồng Keo lai. Thông thường chu kỳ kinh doanh đối với rừng trồng Keo lai là 8 – 10 măm (Nguyễn Huy Sơn (2006) [16, 17]). Với chu kỳ kinh doanh 10 năm, rừng trồng Keo lai có thể được tỉa thưa 1 lần tại cấp tuổi 4. Trước khi tỉa thưa, nhà lâm học cần biết cấu trúc quần thụ. Vì thế, nghiên cứu cấu trúc quần thụ tại cấp tuổi 4 là cần thiết. Cấu trúc của rừng trồng Keo lai trên mỗi cấp đất tại cấp tuổi 4 được phân tích từ 1 ơ tiêu chuẩn điển hình với diện tích 1.000 m2. Tổng số 3 ơ tiêu chuẩn. Sở dĩ sử dụng ô tiêu chuẩn với kích thước 1000 m2 là vì u cầu của mơ hình phân bố số cây theo cấp D và cấp H phải có số cây đủ lớn. Trong ơ tiêu chuẩn 1000 m2, chu vi thân cây ngang ngực (CV, cm) được đo bằng thước dây với độ chính xác đến 0,1 cm; sau đó quy đổi ra D (cm). Chỉ tiêu H được đo đạc bằng thước đo chiều cao với độ chính xác đến 0,20 m. Những đo đếm trên đây được thực hiện cho tất cả cây còn sống và cây đã chết nhưng chưa bị đổ gẫy.

(b) Xác định sinh trưởng của cây bình quân. Sinh trưởng của cây bình quân ở những cấp A khác nhau trên ba cấp đất được xác định bằng phương pháp giải tích thân cây. Những cây giải tích được chọn tại những quần thụ có tuổi cao

nhất (10 năm). Tổng số cây giải tích là 9 cây; trong đó mỗi cấp đất là 3 cây. Những cây giải tích có thân thẳng và trịn đều; tán lá trịn đều; khơng bị cụt ngọn; sinh trưởng bình thường. Sau khi chặt hạ, những cây giải tích được đo đạc chiều dài toàn thân (H, m) bằng thước dây với độ chính xác 0,01 m. Sau khi xử lý cành nhánh, thân cây được phân chia thành những phân đoạn 1 m. Các phân đoạn đều được đo đạc đường kính đầu nhỏ (Dmin, cm) và đầu lớn (Dmax, cm). Số liệu này được sử dụng để xác định thể tích các phân đoạn theo cơng thức kép tiết diện bình qn. Tiếp theo cưa thớt giải tích tại các vị trí 0,0 m; 1 m; 1,3 m; 2 m; 3 m; 4 m…cho đến đoạn ngọn còn khoảng 0,5 - 1,0 m. Sau đó tập hợp những thớt theo từng cây giải tích và ghi chú thứ tự cây, vị trí thớt theo hướng về phía ngọn cây.

(c) Thu thập điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu. Những số liệu về

khí hậu, địa hình, lọai đất, biện pháp lâm sinh đã qua được thu thập từ những tài liệu của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu và Hạt Kiểm lâm huyện Xuyên Mộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc, sinh trưởng làm cơ sở tỉa thưa rừng trồng keo lai (acacia auriculiformis mangium) tại khu vực xuyên mộc thuộc tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)