Xây dựng những hàm sinh trưởng trữ lượng rừng trồng Keo lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc, sinh trưởng làm cơ sở tỉa thưa rừng trồng keo lai (acacia auriculiformis mangium) tại khu vực xuyên mộc thuộc tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 61 - 63)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Xây dựng những hàm sinh trưởng đối với rừng trồng Keo lai

4.2.4. Xây dựng những hàm sinh trưởng trữ lượng rừng trồng Keo lai

Trữ lượng gỗ của rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất được xác định bằng cách nhân mật độ quần thụ (N, cây/ha) với thể tích cây bình qn trên ba cấp đất (V, m3). Hàm thể tích thân cây bình qn trên ba cấp đất có dạng tương ứng như hàm (4.30), (4.32), (4.34) và (4.36) (Bảng 4.15 và 4.16).

Những phân tích thống kê (Phụ lục 20) cho thấy những hàm ước lượng mật độ bình quân đối với rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất có dạng tương ứng như hàm (4.37) - (4.40) (Bảng 4.17). Số liệu ở Bảng 4.17 chỉ ra rằng ba hàm ước lượng mật độ có hệ số r2 > 98% và sai số nhỏ (MAPE < 1,0%).

Bảng 4.17. Những hàm mật độ đối với rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất. Đơn vị tính: 1 ha.

Phương trình trên ba cấp đất R2(%) ±S MAE MAPE

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

N = 1367,61*exp(-0,415641*A) + 1554,68 99,2 20,7 13,2 0,8 (4.37) N1 = 1290,17*exp(-0,415585*A) + 1465,32 98,9 20,3 13,6 0,8 (4.38) N2 = 1367,71*exp(-0,416456*A) + 1550,6 99,2 35,9 13,3 0,7 (4.39) N3 = 1453,71*exp(-0,416537*A) + 1648,23 99,2 21,1 14,2 0,8 (4.40)

Những hàm ước lượng M = f(A) đối với rừng trồng Keo lai từ 2 – 10 tuổi trên ba cấp đất đã được xây dựng theo 2 hàm Korf và Sigmoid. Kết quả phân tích hồi quy và tương quan được dẫn ra ở Bảng 4.18 và 4.19; Hình 4.14; Phụ lục 21 - 24. Số liệu ở Bảng 4.19 chỉ ra rằng những hàm ước lượng trữ lượng gỗ đối với rừng trồng Keo lai từ 2 – 10 tuổi bằng hàm Korf và hàm Sigmoid đều nhận hệ số xác định rất cao (r2 > 99,0%) và sai số rất nhỏ (MAPE < 10,0%). Hiện tượng này xảy ra là vì trữ lượng gỗ của rừng trồng Keo lai đã được ước lượng theo hai hàm V = f(A) và N = f(A). Trên cả ba cấp đất, hàm Korf nhận giá trị SSR nhỏ hơn rất nhiều so với hàm Sigmoid. Vì thế, theo tiêu chuẩn SSRmin, hàm Korf là hàm thích hợp để xây dựng hàm ước lượng M = f(A) đối với rừng trồng Keo lai từ 2 – 10 tuổi trên ba cấp đất.

Bảng 4.18. Những hàm ước lượng trữ lượng gỗ đối với rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất.

Cấp đất Hàm Phương trình M = f(A):

(1) (2) (3)

I - III Korf M = 2872,64*exp(-8,62488*A^-0,603084) (4.41) Sigmoid M = exp(6,89116 - 10,9857/A) (4.42)

I Korf M = 2335,08*exp(-9,08284*A^-0,740727) (4.43) Sigmoid M = exp(7,18898 - 10,9572/A) (4.44)

II Korf M = 1578,63*exp(-8,61592*A^-0,726488) (4.45) Sigmoid M = exp(6,77663 - 10,4317/A) (4.46)

III Korf M = 2527,86*exp(-9,32134*A^-0,582839) (4.47) Sigmoid M = exp(6,58494 -12,0466/A) (4.48)

Bảng 4.19. Tương quan và sai lệch đối với những hàm ước lượng trữ lượng gỗ của rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất.

Cấp

đất Hàm r2 ±Se MAE MAPE SSR (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) I - III Korf 99,9 1,4 0,3 1,1 11,1 (4.41) Sigmoid 99,7 17,3 4,4 10,8 2105 (4.42) I Korf 99,9 1,1 0,5 1,3 6,8 (4.43) Sigmoid 99,9 8,7 3,9 7,7 530 (4.44) II Korf 99,9 0,8 0,3 1,1 3,5 (4.45) Sigmoid 99,8 6,5 2,9 7,6 305 (4.46) III Korf 99,9 0,5 0,2 1,2 1,4 (4.47) Sigmoid 99,7 6,6 3,0 12,4 305 (4.48)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc, sinh trưởng làm cơ sở tỉa thưa rừng trồng keo lai (acacia auriculiformis mangium) tại khu vực xuyên mộc thuộc tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)