So sánh tăng trưởng của rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc, sinh trưởng làm cơ sở tỉa thưa rừng trồng keo lai (acacia auriculiformis mangium) tại khu vực xuyên mộc thuộc tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 81 - 84)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Sinh trưởng của rừng trồng Keo lai

4.3.5. So sánh tăng trưởng của rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất

Sinh trưởng và tăng trưởng D, H, V và M đối với rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất được tóm tắt ở Bảng 4.44 - 4.47 và Hình 4.19.

Bảng 4.44. Đặc điểm tăng trưởng đường kính đối với cây bình quân của rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất.

Cấp đất Tăng trưởng định kỳ 2 năm: Tăng trưởng bình quân năm: ZDmax A (năm) Dmax A (năm)

(1) (2) (3) (4) (5)

I 2,8 4 2,3 4

II 2,5 4 2,0 4

III 1,9 4 1,9 4

Bình quân 2,4 4 2,0 4

Bảng 4.45. Đặc điểm tăng trưởng chiều cao đối với cây bình quân của rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất.

Loại đất Tăng trưởng định kỳ 2 năm: Tăng trưởng bình quân năm: ZHmax A (năm) Hmax A (năm)

(1) (2) (3) (4) (5)

I 3,5 4 3,1 4

II 3,5 4 3,0 4

III 2,6 4 2,3 4

Bảng 4.46. Đặc điểm tăng trưởng thể tích thân đối với cây bình qn của rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất.

Loại đất Tăng trưởng định kỳ 2 năm: Tăng trưởng bình quân năm: ZVmax A (năm) Vmax A (năm)

(1) (2) (3) (4) (5)

I 0,0434 8 0,0304 12

II 0,0280 8 0,0199 12 III 0,0197 8 0,0135 14 Bình quân 0,0304 8 0,0212 12

Bảng 4.47. Đặc điểm tăng trưởng trữ lượng gỗ đối với rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất. Đơn vị tính: 1 ha.

Loại đất Tăng trưởng định kỳ 2 năm: Tăng trưởng bình quân năm: ZMmax A (năm) Mmax A (năm)

(1) (2) (3) (4) (5)

I 61,7 8 46,1 14

II 42,1 8 31,9 14

III 31,8 10 24,9 18

Bình quân 45,7 8 35,5 16

Số liệu ở Bảng 4.44 chỉ ra rằng lượng tăng trưởng thường xuyên lớn nhất về đường kính bình qn (ZDMax) của rừng trồng Keo lai giảm dần từ cấp đất I (2,8 cm/năm) đến cấp đất II (2,5 cm/năm) và cấp đất III (1,9 cm/năm); trung bình ba cấp đất là 2,4 cm/năm. Thời điểm xuất hiện ZDMax trên ba cấp đất tại cấp tuổi 4. Lượng tăng trưởng bình quân năm lớn nhất về đường kính cây bình qn (DMax) giảm dần từ cấp đất I (2,3 cm/năm) đến cấp đất II (2,0 cm/năm) và cấp đất III (1,9 cm/năm); trung bình ba cấp đất là 2,0 cm/năm. Thời điểm xuất hiện

Số liệu ở Bảng 4.45 chỉ ra rằng lượng tăng trưởng thường xuyên lớn nhất về chiều cao bình quân (ZHMax) của rừng trồng Keo lai giảm dần từ cấp đất I (3,5 m/năm) đến cấp đất III (2,6 m/năm); trung bình ba cấp đất là 3,3 m/năm. Thời điểm xuất hiện ZHMax trên cả ba cấp đất tại cấp tuổi 4. Lượng tăng trưởng bình quân năm lớn nhất về chiều cao bình quân (HMax) giảm dần từ cấp đất I (3,1 m/năm) đến cấp đất II (3,0 m/năm) và cấp đất III (2,3 m/năm); trung bình ba cấp đất là 2,8 m/năm. Thời điểm xuất hiện HMax trên cả ba cấp đất tại cấp tuổi 4.

Số liệu ở Bảng 4.46 chỉ ra rằng lượng tăng trưởng thường xuyên lớn nhất về thể tích thân cây bình qn (ZVMax) của rừng trồng Keo lai giảm dần từ cấp đất I (0,0434 m3/năm) đến cấp đất II (0,0280 m3/năm) và cấp đất III (0,0197 m3/năm); trung bình ba cấp đất là 0,0304 m3/năm. Thời điểm xuất hiện ZVMax trên cả ba cấp đất tại cấp tuổi 8. Lượng tăng trưởng bình quân năm lớn nhất về thể tích cây bình qn (VMax) giảm dần từ cấp đất I (0,0304 m3/năm) đến cấp đất II (0,0199 m3/năm) và cấp đất III (0,0135 m3/năm); trung bình ba cấp đất là

M (m3/ha) 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2 3 4 5 6 7 8 9 10 M (I) M (II) M (III) M (Bình quân) .

Hình 4.19. Đồ thị biểu diễn quá trình sinh trưởng trữ lượng gỗ đối với rừng Keo lai trên ba cấp đất.

0,0212 m3/năm. Thời điểm xuất hiện VMax trên cấp đất I và II tại cấp tuổi 12, còn trên cấp đất III tại cấp tuổi 14.

Số liệu ở Bảng 4.47 chỉ ra rằng lượng tăng trưởng thường xuyên lớn nhất về trữ lượng gỗ (ZMMax) của rừng trồng Keo lai giảm dần từ cấp đất I (61,7 m3/ha/năm) đến cấp đất II (42,1 m3/ha/năm) và cấp đất III (31,8 m3/ha/năm); trung bình ba cấp đất là 45,7 m3/ha/năm. Thời điểm xuất hiện ZMMax trên cấp đất I và cấp đất II tại cấp tuổi 8, còn trên cấp đất III tại cấp tuổi 10. Lượng tăng trưởng bình quân năm lớn nhất về trữ lượng gỗ (MMax) của rừng trồng Keo lai giảm dần từ cấp đất I (46,1 m3/ha/năm) đến cấp đất II (31,9 m3/ha/năm) và cấp đất III (24,9 m3/ha/năm); trung bình ba cấp đất là 35,5 m3/ha/năm. Năng suất gỗ trung bình của rừng trồng Keo lai 10 tuổi trên cấp đất I, II và III tương ứng là 44,8 m3/ha/năm, 31,3 m3/ha/năm và 22,1 m3/ha/năm; trung bình ba cấp đất là 33,4 m3/ha/năm. Tuổi thành thục số lượng đối với rừng trồng Keo lai trên cấp đất I và II là 14 năm, còn trên cấp đất III là 18 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc, sinh trưởng làm cơ sở tỉa thưa rừng trồng keo lai (acacia auriculiformis mangium) tại khu vực xuyên mộc thuộc tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)