Giá trị
Min Max
Trung Bình Độ lệch chuẩn
Từ bảng 3.16 cho thấy giá trị bức xạ được hấp thụ cho hoạt động quang hợp (fAPAR) trung bình cho toàn khu vực nghiên cứu là 0,665, có nghĩa là 66,5% bức xạ mặt trời trong vùng ánh sáng nhìn thấy được sử dụng để tạo sinh khối.
Kết hợp với biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa chỉ số NDVI và fAPAR cho thấy giữa NDVI và fAPAR có có mối tương quan thuận với R2 = 0,5185. Khi chỉ số NDVI có giá trị cao thì chỉ số fAPAR cũng có giá trị cao.
Hình 3.15. Biểu đồ mối tương quan giữa chỉ số NDVI và fAPAR
3.3.4. Thành lập bản đồ trữ lượng sinh khối và Cacbon của các loại hình sử dụngđất nông nghiệp huyện Bố Trạch đất nông nghiệp huyện Bố Trạch
3.3.4.1. Xác định giá trị sinh khối của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
Để có được phương trình tính sinh khối trên ảnh theo công thức (2.7) thì nghiên cứu đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa sinh khối từ các ô tiêu chuẩn trên thực địa và chỉ số fAPAR từ các ô tiêu chuẩn trên ảnh cho từng loại hình sử dụng đất.
a. Loại hình đất trồng cây hàng năm khác
Sử dụng hàm hồi quy tuyến tính trong Excel nghiên cứu đã xác định được 2 hệ số cần thiết a = 90,62 và b = 5,86.
Be = 90,62 + 5,86 * CFAPAR Trong đó:
Be chính là sinh khối ước tính trên ảnh, a và b là hai hệ số có được khi phân tích phương trình mối quan hệ giữa sinh khối thực tế và chỉ số fAPAR trên ảnh.
CFAPAR chính là ký hiệu của phương trình fAPAR trên ảnh viễn thám
b. Loại hình đất trồng cây lâu năm và rừng trồng sản xuất
Sử dụng hàm hồi quy tuyến tính trong Excel nghiên cứu xác định được 2 hệ số cần thiết a = 11,73 và b = 9,89.
Be = 11,73 + 9,89* CFAPAR Trong đó:
Be chính là sinh khối ước tính trên ảnh, a và b là hai hệ số có được khi phân tích phương trình mối quan hệ giữa sinh khối thực tế và chỉ số fAPAR trên ảnh..
CFAPAR chính là ký hiệu của phương trình fAPAR trên ảnh viễn thám.
c. Loại hình đất rừng tự nhiên
Sử dụng hàm hồi quy tuyến tính trong Excel nghiên cứu xác định được 2 hệ số cần thiết a = 1625,46 và b = -783,96.
101
Trong đó:
Be chính là sinh khối ước tính trên ảnh, a và b là hai hệ số có được khi phân tích phương trình mối quan hệ giữa sinh khối thực tế và chỉ số fAPAR trên ảnh.
CFAPAR chính là ký hiệu của phương trình fAPAR trên ảnh viễn thám. Sau khi có được phương trình tính sinh khối trên ảnh, bằng công cụ
Raster
calculator (Spatial analyst tool/Map algebra) nghiên cứ đã xây dựng bản đồ phân cấp sinh khối tại huyện Bố Trạch thể hiện ở hình 3.15.
Giá trị sinh khối Đất cây lâu năm & Rừng sản xuất Giá trị sinh khối Đất cây hàng năm
Giá trị sinh khối Đất rừng tự nhiên
Hình 3.16. Hình ảnh thu nhỏ của các bản đồ phân cấp sinh khối các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Bố Trạch
Như vậy, từ kết quả phân tích và xây dựng bản đổ giá trị sinh khối của loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất rừng tự nhiên, đất trồng cây lâu năm và rừng trồng sản xuất nghiên cứu chỉ ra rằng giá trị sinh khối của đất trồng cây hàng năm là nhỏ nhất, của đất rừng tự nhiên là lớn nhất, thậm chí có khu vực hoàn toàn không có sinh khối (khu vực có giá trị âm như cồn cát trắng ven biển, khu đô thị đã bê tông hóa hay các ao, hồ, sông, suối….).
3.3.4.2. Đánh giá kết quả tính sinh khối của các loại hình sử dụng đất nông nghiệptại huyện Bố Trạch tại huyện Bố Trạch
Để đánh giá độ tin cậy của giá trị sinh khối được ước lượng từ ảnh viễn thám, chúng tôi tiến hành so sánh với giá trị sinh khối điều tra ngoài thực địa thông qua sai số độ lệch chuẩn và sai số trung phương tương đối.
Bảng 3.17. Giá trị sinh khối của loại hình Đất trồng cây lâu năm&rừng trồng sản xuất
OTC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24
OTC 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46
47 48 49
Từ bảng 3.17 cho thấy chênh lệch giữa giá trị sinh khối tính toán thực tế và sinh khối được xác định bằng ảnh viễn thám có sai số trung phương khoảng 2,39 tấn/ha. Sai số trung phương ở đây tương đối nhỏ vì cùng 1 loại hình sử dụng đất (trồng cây lâu năm và rừng trồng sản xuất) và cùng trồng một số loại cây (cao su, thông, bạch đàn…) nên sinh khối tương đối ngang nhau. Tỷ lệ về sai số tính sinh khối trên ảnh với sinh khối thựccó sai số độ lệch chuẩn là khoảng 5,29% hay nói cách khác tính sinh khối trên ảnh viễn thám có thể cho độ chính xác tới 94,71%. Với độ chính xác của phương pháp nghiên cứu 94,71% là chấp nhận được và có thể áp dụng phương pháp sử dụng ảnh viễn thám trong việc đánh giá nhanh sinh khối cũng như trữ lượng Cacbon.