Kết quả sinh khối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 115 - 119)

STT

1

2

3

Qua kết quả tính toán cho thấy có sự chênh lệch lớn trữ lượng sinh khối giữa các loại hình sử dụng đất và giữa các vùng khác nhau trong cùng một loại hình sử dụng đất, cụ thể:

- Đối với loại hình cây hàng năm: sinh khối thấp nhất là 13,94 tấn/ha, trong khi đó sinh khối cao nhất là 19,5 tấn/ha, sinh khối trung bình là 16,89 tấn/ha, độ lệch chuẩn sinh khối là 1,3 tấn/ha. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về giá trị sinh khối là do sự phát triển không đồng đều của đại diện các loại hình sử dụng đất (cây lúa, ngô, khoai) tại các khu vực khác nhau.

32,24 tấn/ha, trong khi đó sinh khối cao nhất là 71,79 tấn/ha, sinh khối trung bình là 57,59 tấn/ha, độ lệch chuẩn sinh khối là 10,96 tấn/ha. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh

94

lệch về giá trị sinh khối là do quá trình lập ô tiêu chuẩn để điều tra sinh khối thực tế ở những vị trí chưa có tính đại diện cao, một số khu vực đất trồng cây lâu năm năm đang trong quá trình tái sinh do đó trữ lượng thấp.

- Đối với loại hình rừng tự nhiên: sinh khối thấp nhất là 375,29 tấn/ha, trong khi đó sinh khối cao nhất là 675,25 tấn/ha, sinh khối trung bình là 484,59 tấn/ha, độ lệch chuẩn sinh khối là 72,93 tấn/ha. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch khá lớn về giá trị sinh khối là do để tăng tính khách quan cho mẫu, trừ những trường hợp không thể thu thập được số liệu do địa hình dốc núi cheo leo thì tác giả không tiến hành đo đếm, những trường hợp còn lại như núi đá vôi, núi đá không có rừng cây (chỉ bao gồm cây bụi, cây dây leo) vẫn được tác giả tiến hành đo đếm, nghiên cứu.

3.3.3. Xác định sinh khối của một số loại hình sử dụng đất từ ảnh viễn thám

3.3.3.1. Tiền xử lý ảnh

a. Hiệu chỉnh bức xạ

Bức xạ mặt trời truyền qua khí quyển ảnh hưởng đến các điều kiện khí tượng bằng sự truyền năng lượng vào không khí và trái đất. Vậy nên hiệu chỉnh bức xạ là một điều cần thiết để chuyển đổi giá trị số của phần tử ảnh không đơn vị sang giá trị thực của bức xạ. Công thức hiệu chỉnh đã được nêu ở phương pháp nghiên cứu theo công thức (3). Nghiên cứu sử dụng 2 kênh để hiệu chỉnh bức xạ là Kênh NIR và Kênh Red từ ảnh vệ tinh sentinel-2 với độ phân giải 10mx10m. Sử dụng công cụ Customize/ Estensions trong phần mềm Arcgis 10.3 để hiệu chỉnh.

b. Ghép các kênh ảnh

Ảnh Sentinel-2 sau khi tải về bao gồm có 12 Kênh tách riêng nhau do đó tác giả phải tiến hành ghép các Kênh lại với nhau để thuận tiện trong qua trình giải đoán.

c. Cắt ảnh

Đề tài thực hiện trên phạm vi huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cần cắt ảnh theo khu vực nghiên cứu.Mở file ảnh ranh giới của huyện Bố Trạch được dùng để cắt khu vực nghiên cứu trong ENVI 5.0 bằng thanh công cụ Basic Tools/Resize Data. Thu được kết quả ở hình 3.11.

Hình 3.11. Ảnh khu vực nghiên cứu sau khi xử lý

3.3.3.2. Tính các chỉ số từ ảnh viễn thám phục vụ tính sinh khối

a. Tính chỉ số thực vật (NDVI)

Nghiên cứu sử dụng ảnh để tính toán chỉ số thực vật NDVI bằng công cụ Math trong phần mềm ArcMap với các kênh được sử dụng là kênh 1, kênh 2, kênh 3, kênh 4 và giá trị độ sáng trung bình (Brightness).

Hình 3.12. Hình ảnh thu nhỏ của bản đồ chỉ số khác biệt thực vật NDVI

Từ bản đồ chỉ số thực vật kết hợp với tọa độ của các điểm đi thực địa hay tọa độ của các ô tiêu chuẩn, sử dụng công cụ Pixel Locator nghiên cứu thu được chỉ số NDVI trên ảnh của các ô tiêu chuẩn như ở bảng 3.12.

96

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w