Chương 2 MỤC TIÊU NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu được thực hiện tại xã Lâm Sơn – là một xã phía Tây của huyện Lương Sơn – tỉnh Hịa Bình.
Tọa độ địa lý: Vĩ độ Bắc: 20045’ – 21001’
Vĩ độ Đông: 105024’ – 105039’
Phía Tây giáp với xã Dân Hịa, Dân Hạ của huyện Kỳ Sơn, Hịa Bình Phía Bắc giáp với các xã Tiến Xuân, Đông Xuân của thành phố Hà Nội (các xã này và xã Yên Bĩnh, Yên Trung trước ngày 01/08/2008 đều thuộc huyện Lương Sơn, Hịa Bình).
Phía Đơng giáp với thị trấn huyện lị Lương Sơn, Hịa Bình
Phía Nam giáp với xã Tân Vinh và Trường Sơn, Lương Sơn, Hịa Bình Lâm Sơn nằm chạy dài 10km trên quốc lộ 6 nối liền Hà Nội với vùng Tây Bắc, trung tâm xã cách trung tâm Hà Nội 45km.
3.1.2. Điều kiện khí hậu khu vực nghiên cứu
Những số liệu khí hậu cơ bản của khu vực nghiên cứu được trình bày tại bảng sau:
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản tại khu vực nghiên cứu Chỉ tiêu khí hậu Tháng Nhiệt độ TB Nhiệt độ tối cao Lượng mưa TB Số ngày mưa Độ ẩm khơng khí Tháng 1 16 33.7 15 7.7 84 Tháng 2 17.3 35.6 21 8.8 85 Tháng 3 20.6 38.1 28 11.2 85 Tháng 4 24.3 38.7 96 11.8 84 Tháng 5 27 41.2 234 16.5 82 Tháng 6 28.1 39.9 259 16.2 83 Tháng 7 28.2 39.3 331 18 84 Tháng 8 27.6 37.9 342 18.5 86 Tháng 9 26.4 36.6 343 14.4 86 Tháng 10 23.9 39 178 10.3 82 Tháng 11 20.6 35.2 54 7.5 84 Tháng 12 17.4 32.7 12 5.1 83 Cả năm 23.1 23.1 1913 146 84
(Nguồn: Phần mềm Sinh Khí Hậu – Viện STTNR&MT – trường ĐH Lâm nghiệp)
Khí hậu Lâm Sơn mang đặc trưng khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa. Có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa mang theo nhiều hơi nước và kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. - Mùa khô độ ẩm thấp và hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 23.10C, trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) là 28,2 0C, trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 16 0C.
Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân năm 1913mm. Mùa mưa chủ yếu
tập trung trên 95% vào mùa hè (tháng 7, 8, 9), ít nhất vào tháng 12. Độ ẩm trung bình năm là 84% nhưng khơng đồng đều vào các tháng trong năm, thấp nhất vào tháng 10 với 82%, cao nhất vào tháng 8 với 86%.
Chế độ gió: có hai hướng gió chính là gió Đơng Nam thổi vào mùa mưa
Bắc khô và hanh thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Ngoài ra trong khu vực cịn chịu ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào) và gió Bấc.
Thuỷ văn: Khu vực nghiên cứu có nhiều sơng suối, ao hồ, nhiều khe sâu
do địa hình chia cắt. Với lượng mưa tập trung trên 70% vào mùa mưa nên thường gây ra lũ quét ở vùng thượng nguồn sông Bùi. Tuy nhiên vào mùa khơ thường xảy ra tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt.
Do có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nên có thể phát triển cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng theo hướng tập đoàn.
3.1.3. Đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu
Địa hình chủ yếu là đồi núi đá vôi xen kẽ, dưới các thung lũng là các con suối khe nước uốn lượn và tập trung thành đầu nguồn con sông Bùi. Độ cao tuyệt đối so với mực nước biển là 500m, độ cao tương đối là 126m, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ tây bắc xuống đông nam. Các khối núi đá vôi chạy dài xen kẽ với các đồi đất với nhiều hang động, có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo tạo nên cảnh sắc thơ mộng.
3.1.4. Điều kiện thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu
Trên khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá Poocfirit, sa thạch và phiến thạch. Một số nơi cịn xuất hiện đất đá vơi, đất phù sa cổ ở những nơi ruộng nước có tỷ lệ đá lẫn ít, thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình. Độ dày tầng đất trung bình.
- Đất đồi núi: gồm có:
+ Đất feralit đỏ nâu vàng trên đá vôi (FQV). + Đất feralit đỏ vàng trên đá biến chất (FQJ). + Đất feralit vàng nhạt trên đá sa thạch (FQJ). + Đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ (Fp). - Đất ruộng: gồm:
+ Đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ.
3.1.5. Đặc điểm tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê của hạt Kiểm lâm huyện Lương Sơn tính đến ngày 31/12/2008, tồn huyện có 9.853, 9 ha rừng, trong đó:
- Rừng tự nhiên là: 2.687,4 ha chủ yếu là rừng non phục hồi và rừng tre nứa.
- Rừng trồng là: 7.166,5 ha (trong đó rừng non dưới 3 tuổi là 2.271,4 ha). Các loài cây trồng chủ yếu là Keo, Bạch đàn, Luồng, Lát,…
Đất chưa có rừng là: 8.779,4 ha (được quy hoạch cho mục đích phát triển lâm nghiệp). Diện tích này chủ yếu là trảng cỏ, lau lách và núi đá khơng có rừng.