Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.5. Ảnh hưởng của yếu tố nhân tác đến chất lượng dòng chảy tạ
sơng Bùi
Một trong những yếu tố có tác động trực tiếp đến chất lượng dòng chảy trong lưu vực sơng Bùi đó là các hoạt động sản xuất của con người, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài yếu tố nhân tác được phản ánh qua hai loại hình sử dụng đất đó là đất khác và đất dân cư. Biến động tình hình sử dụng đất dân cư và đất khác qua các thời kỳ được tổng hợp qua bảng 4.13 sau.
Bảng 4.15. Biến động đất khác + đất dân cư và các yếu tố dòng chảy qua các thời kỳ
Năm Đất khác +
Dân cư (ha)
Lưu lượng dòng chảy Q (m3/s) Chiều cao mực nước H (cm) Nhiệt độ nước T (oC) 1992 52.7 0.8 1,962.50 24.6 1995 56.3 0.9 1,971.20 24.5 1997 78.5 1.2 1,991.30 24.9 2000 199.2 1.3 1,997.20 24.7 2002 201.4 1.1 1,999.40 25.5 2005 337.8 1.5 1,997.70 24.6 2007 478.9 1.5 2,000.80 25 2010 617.4 1.4 2,001.80 25.5
Diện tích đất khác và đất dân cư qua các thời kỳ không ngưng tăng : năm 1992 có diện tích là 52.7 ha, năm 2000 có diện tích là 199.2 ha, năm 2005 có diện tích là 337.8 ha và năm 2010 có diện tích là 617.4 ha. Xu thế chung của số liệu quan trắc cho thấy, khi diện tích đất khác và đất dân cư tăng thì các chỉ tiêu phản ánh chất lượng nước mặt cũng tăng theo. Mối liên hệ giữa diện tích đất khác và đất dân cư với các chỉ tiêu phản ánh chất lượng nước mặt được thể hiện trực quan qua các hình sau :
Hình 4.35. Liên hệ giữa lưu lượng dòng chảy nước với diện tích đất khác và đất dân cư
Hình 4.36. Liên hệ giữa chiều cao mực nước với diện tích đất khác và đất dân cư
Hình 4.37. Liên hệ giữa nhiệt độ nước với diện tích đất khác và đất dân cư
Số liệu cho thấy mức độ tác động của con người thông qua các hoạt động kinh doanh, sản xuất đến chất lượng dòng chảy là ngày càng lớn, trong giai đoạn 1992 – 2010 diện tích đất dân cư đã tăng xấp xỉ 12 lần. Kéo theo nhiệt độ nước trung bình tại lưu vực sơng Bùi trong giai đoạn 1995 – 2010 cũng đã tăng lên khoảng 1oC theo số liệu quan trắc tại trạm thủy văn Lâm Sơn. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dòng chảy khác : lưu lượng dòng chảy, chiều cao mực nước cũng liên tục tăng trong suốt giai đoạn này. Điều này được giải thích do các chỉ tiêu này chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, bên cạnh tác động tiêu cực của các hoạt động nhân tác do con người mang lại, thì các chỉ tiêu này còn chịu sự tác động to lớn của các nhân tố khác như : lượng mưa, độ che phủ của rừng…
Trong giai đoạn 2000 - 2005 mặc dù diện tích đất khác + đất dân cư vẫn tăng mạnh mẽ, nhưng lượng mưa năm 2005 lại cao bất thường và độ che phủ của rừng trong giai đoạn này cũng tăng lên khoảng 5 lần, chính vì vậy ta thấy nhiệt độ dịng chảy vẫn có chiều hướng được duy trì so với thời điểm năm 2000. Qua đây ta thấy được ảnh hưởng của các hoạt động nhân tác đến các chỉ tiêu phản ánh chất lượng nước trong lưu vực, cũng như vai trò của
rừng trong việc giảm thiểu các tác động tiêu cực đến từ q trình biến đổi khí hậu đối với tồn vùng nói riêng và trên phạm vi tồn cầu nói chung.