Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.2. Ảnh hưởng của lượng mưa đến chất lượng dòng chảy trong lưu
sông Bùi
Lương mưa và các yếu tố dòng chảy: lưu lượng nước, chiều cao mực nước và nhiệt độ nước ln có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau một cách mật thiết. Đặc điểm lượng mưa và các yếu tố dòng chảy tại các thời điểm nghiên cứu được tổng hợp qua bảng 4.11 sau .
Bảng 4.11. Đặc điểm lượng mưa và các yếu tố dòng chảy qua các thời kỳ Năm Tổng lượng mưa (mm) Lưu lượng dòng chảy Q (m3
/s)
Chiều cao mực
nước H (cm) nước T (Nhiệt độ oC)
1995 1,447 0.9 1971.2 24.5
2000 1,601 1.3 1997.2 24.7
2005 2,249 1.5 1997.7 24.6
2010 1,305 1.4 2001.8 25.5
(Nguồn : Trạm thủy văn Lâm Sơn – Lương Sơn – Hịa Bình)
Bảng 4.11. cho thấy xu hướng chung của lượng mưa và các yếu tố dòng chảy tại các thời điểm nghiên cứu diễn biến theo hướng tăng dần qua các năm. Riêng năm 2010 mặc dù lượng mưa đạt 1,305 mm, lưu lượng dòng chảy giảm còn 1.4 (m3/s) so với năm 2005 đạt 1.5 (m3/s), nhưng chiều cao mực nước vẫn tăng đạt 2001.8 (cm), nhiệt độ nước tăng đạt 25.5 (oC). Sự ảnh
hưởng của lượng mưa đến chất lượng dòng chảy trong lưu vực sông Bùi được phản ánh cụ thể qua các hình sau.
Hình 4.29. Liên hệ giữa lượng mưa với lưu lượng dịng chảy Q (m3/s)
Hình 4.30. Liên hệ giữa lượng mưa với chiều cao mực nước H (cm)
Hình 4.29 và 4.30 cho thấy, giữa lượng mưa và lưu lượng dòng chảy, chiều cao mực nước có mối liên hệ theo xu hướng đồng biến. Khi lượng mưa tăng thì lưu lượng dòng chảy tăng, chiều cao mực nước tăng và khi lượng mưa giảm thì lưu lượng dịng chảy giảm, chiều cao mực nước giảm. Riêng
năm 2010 mặc dù lượng mưa giảm nhưng chiều cao mức nước trung bình vẫn tăng, điều này được giải thích do các yếu tố phản ánh chất lượng dịng chảy : lưu lượng, chiều cao, nhiệt độ nước chịu ảnh hưởng của tổng hợp nhiều nhân tố khác nhau : lượng mưa, độ che phủ rừng, yếu tố nhân tác,… và mỗi yếu tố lại có mức độ tác động khác nhau. Riêng có yếu tố nhiệt độ nước có xu hướng biến động không thể hiện rõ mối liên hệ với lượng mưa.