Đặc điểm chế độ thủy văn trong lưu vực sông Bùi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến chất lượn dòng chảy tại lưu vực sông bùi, huyện lương sơn, tỉnh hòa bình​ (Trang 51 - 56)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1.Đặc điểm chế độ thủy văn trong lưu vực sông Bùi

4.2. Đặc điểm chất lượng dòng chảy tại lưu vực sông Bùi

4.2.1.Đặc điểm chế độ thủy văn trong lưu vực sông Bùi

Đặc điểm chế độ thủy văn tại một khu vực được phản ánh qua quá trình diễn biến nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa tại khu vực đó theo từng tháng, từng mùa trong năm. Đặc điểm chế độ thủy văn trong lưu vực sông Bùi được tổng hợp trong bảng 4.6 và hình 4.10. như sau :

Bảng 4.6. Đặc điểm chế độ thủy văn tại lưu vực sông Bùi

Tháng Nhiệt độ Độ ẩm KK Lượng mưa

1 16 84 15 2 17.3 85 21 3 20.6 85 28 4 24.3 84 96 5 27 82 234 6 28.1 83 259 7 28.2 84 331 8 27.6 86 342 9 26.4 86 343 10 23.9 82 178 11 20.6 84 54 12 17.4 83 12 Cả năm 23.1 84 1,913

(Nguồn : Trạm thủy văn Lâm Sơn – Lương Sơn – Hịa Bình)

Độ ẩm là một chỉ tiêu tương đối ổn định tại khu vực nghiên cứu, độ ẩm trung bình trong cả năm đạt 84%, tháng có độ ẩm thấp nhất đó là tháng 5 và tháng 10 với độ ẩm đạt 82%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 8 và tháng 9 với độ ẩm đạt 86%.

Nhiệt độ tại khu vực cũng tuân theo quy luật biến thiên nhiệt độ của toàn miền Bắc, trong năm phân thành 4 mùa rõ rệt : xuân, hạ, thu, đơng. Trong đó nhiệt độ thấp nhất năm là ở tháng 1 với nhiệt trung bình 160C, nhiệt độ cao nhất trong năm đạt được ở tháng 7 có giá trị trung bình đạt 28.20C, nhiệt độ trung bình cả năm là 23.10C.

Trong phạm vi nhiên cứu của đề tài lượng mưa sẽ là nhân tố cần được quan tâm, phân tích nhất vì đây là nhân tố có vai trị quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng của dịng chảy trong lưu vực sơng Bùi. Số liệu quan trắc nhiều năm cho thấy tổng lượng mưa tại khu vực nghiên cứu là 1,913 mm, khu vực nghiên cứu cũng có sự phân chia rõ ràng về mùa mưa, phần lớn lượng mưa trong năm tập trung trong các tháng 5, 6, 7, 8, 9 và 10 ; trong đó lượng mưa tập trung nhất trong 3 tháng 7, 8 và 9 tổng lượng mưa trong 3 tháng này đạt trung bình 1,016 mm chiếm khoảng 50% tổng lượng mưa cả năm của toàn khu vực. Hình ảnh trực quan về biến động lượng mưa theo các tháng trong năm thể hiện qua biểu đồ 4.11 như sau.

Hình 4.11. Biến thiên lượng mưa theo các tháng trong năm tại lưu vực sông Bùi

4.2.2. Đặc điểm biến động lưu lượng dòng chảy Q (m3/s) tại lưu vực sông Bùi

Đặc điểm biến động dịng chảy tại lưu vực sơng Bùi, được phân tích qua 4 thời điểm: năm 1995, năm 2000, năm 2005 và năm 2010. Quá trình biến động dịng chảy tại các thời điểm được phân tích cụ thể như sau :

Năm 1995: Diễn biến lưu lượng dịng chảy trong năm được mơ phỏng qua hình 4.12.

Hình 4.12. Biến động lưu lượng dịng chảy trong năm 1995

Năm 2000: Diễn biến lưu lượng dòng chảy trong năm được mơ phỏng qua hình 4.13.

Năm 2005: Diễn biến lưu lượng dòng chảy trong năm được mơ phỏng qua hình 4.14.

Hình 4.14. Biến động lưu lượng dịng chảy trong năm 2005

Năm 2010: Diễn biến lưu lượng dịng chảy trong năm được mơ phỏng qua hình 4.15.

Qua các hình 4.12 – 4.15, cho thấy những tháng có lưu lượng dịng chảy lớn nhất tại lưu vực sông Bùi là các tháng 7, 8 và 9. Tuy nhiên tùy theo từng năm cụ thể mà mùa lũ tại lưu vực có thể đến sớm hoặc muộn hơn so với quy luật, tuy nhiên 3 tháng 7, 8 và 9 là 3 tháng có lượng mưa nhiều nhất và cũng là 3 tháng có lưu lượng dịng chảy lớn nhất trong năm tại địa điểm nghiên cứu. Tổng hợp kết quả quan trắc biến đổi lưu lượng dòng chảy theo các tháng trong năm theo 4 thời điểm được thể hiên trong bảng 4.7 và hình 4.16.

Bảng 4.7. Biến động lưu lượng dòng chảy theo các tháng trong năm

Tháng Năm 1995 (m3/s) Năm 2000 (m3/s) Năm 2005 (m3/s) Năm 2010 (m3/s) 1 0.28 0.76 0.36 0.96 2 0.19 0.64 0.28 1.16 3 0.18 0.56 0.26 0.76 4 0.19 0.62 0.18 0.85 5 0.30 1.28 0.30 0.86 6 0.51 1.55 0.69 0.87 7 1.27 2.63 2.90 1.23 8 2.41 1.25 4.30 3.06 9 3.11 1.81 4.82 2.70 10 0.84 2.17 1.88 1.79 11 0.70 1.15 1.04 1.24 12 0.40 0.86 0.73 1.09 Trung bình 0.87 1.27 1.48 1.38 Max 33.00 17.70 19.82 19.50 Min 0.13 0.31 0.11 0.60

(Nguồn : Trạm thủy văn Lâm Sơn – Lương Sơn – Hịa Bình)

Số liệu cho thấy lưu lượng dịng chảy bình qn các tháng trong năm qua các giai đoạn có chiều hướng chung là tăng dần : lưu lượng dịng chảy bình qn năm 1995 đạt 0.87 m3/s, năm 2000 đạt 1.27 m3/s, năm 2005 đạt 1.48 m3/s và năm 2010 đạt 1.38 m3/s.

Trong năm 1995 ngày có lưu lượng dịng chảy lớn nhất đạt 22 m3/s và ngày có lưu lượng dịng chảy nhỏ nhất đạt 0.13 m3/s ; năm 2000 ngày có lưu lượng dòng chảy lớn nhất đạt 17.7 m3/s, ngày có lưu lượng dịng chảy nhỏ nhất đạt 0.31 m3/s ; năm 2005 ngày có lưu lượng dịng chảy lớn nhất đạt 19.82 m3/s, ngày có lưu lượng nhỏ nhất đạt 0.11 m3/s và năm 2010 ngày có lưu lượng dịng chảy lớn nhất đạt 19.5 m3/s, ngày có lưu lượng dịng chảy nhỏ nhất đạt 0.6 m3/s.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến chất lượn dòng chảy tại lưu vực sông bùi, huyện lương sơn, tỉnh hòa bình​ (Trang 51 - 56)