.6 – Gói tin đi qua một loạt các router trung gian trước khi tới đích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển khai mô hình mạng ứng dụng IP version 6 (Trang 32 - 33)

 Authentication header (giao thức 51) – Trường này được sử dụng trong IPv6 để cung cấp sự xác thực, tính tồn vẹn dữ liệu. Nó cũng đảm bảo sự bảo vệ của một vài trường trong tiêu đề cơ sở IPv6. Tiêu đề này được sử dụng trong cả IPv4 và IPv6.

 Encapsulating Security Payload header (giao thức 50) – Tiêu đề này cũng được sử dụng trong IPSec để cung cấp sự xác thực, tính tồn vẹn dữ liệu, và tính bảo mật của gói tin IPv6. Tương tự như AH, tiêu đề này được sử dụng trong cả IPv4 và IPv6.

Các tiêu đề mở rộng:

Khi có nhiều tiêu đề mở rộng được sử dụng trong gói tin IPv6, thứ tự của chúng phải như sau:

1. Tiêu đề cơ sở IPv6

2. Tiêu đề tùy chọn Hop-by-Hop

3. Tiêu đề Destination Options (nếu tiêu đề Routing được sử dụng) 4. Tiêu đề Routing

5. Tiêu đề Fragment 6. Tiêu đề Authentication

7. Tiêu đề Encapsulating Security payload 8. Tiêu đề Destination Options

Gói tin bao gồm một vài tiêu đề mở rộng phải được xử lý một cách nghiêm khắc bởi các node đích theo thứ tự chúng xuất hiện trong gói tin IPv6. Node mà nhận gói tin thì khơng phải xử lý.

2.1.2.2. Giao thức UDP và IPv6

UDP (giao thức 17) được xem như một giao thức lớp cao hơn của IPv4 và IPv6. UDP không bị thay đổi với IPv6 và tiếp tục chạy trên đầu của các tiêu đề IPv4 và IPv6. Tuy nhiên, như trình bày trong hình 2.7, trường Checksum trong gói tin UDP là bắt buộc với IPv6. Nhưng đối với IPv4 thì trường này là tùy chọn. Vì vậy, trường Checksum của UDP phải được tính tốn bởi các node nguồn trước khi một gói tin IPv6 được gửi.

UDP checksum là cần thiết bởi vì trường Checksum của tiêu đề IPv4 đã bị hủy bỏ trong tiêu đề IPv6. Trường này được sử dụng để kiểm tra tính tồn vẹn của gói tin bên trong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển khai mô hình mạng ứng dụng IP version 6 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)