Nhận dạng giao diện của địa chỉ IPv6 có thể tự động tạo ra từ địa chỉ MAC hoặc nhận một dãy số ngẫu nhiên. Khi kích hoạt giao thức IPv6 trên HĐH Window, cách thức tạo địa chỉ tự động bằng cách nhận dãy số ngẫu nhiên làm nhận dạng giao diện được mặc định kích hoạt. Nếu muốn tắt chức năng này, ta sử dụng lệnh:
netsh>interface ipv6> set privacy state=disabled store=persistent.
Khi chưa tắt chức năng trên, nếu lúc này trong mạng LAN có router quảng bá thông tin tiền tố thì máy tính windows sẽ đồng thời có ba địa chỉ IPv6:
- Địa chỉ IPv6 gán bằng tay
- Địa chỉ IPv6 tự động tạo từ tiền tố quảng bá của router và địa chỉ MAC - Địa chỉ IPv6 từ tiền tố và 64 bít nhận dạng giao diện ngẫu nhiên, thay đổi theo khoảng thời gian nhất định.
Trên máy tính cài Linux
Khi chưa kích hoạt giao thức IPv6 sử dụng lệnh ifconfig ta cũng sẽ chỉ nhận
được các thông tin liên quan đến IPv4.
Sử dụng lệnh modprobe ipv6 để kích hoạt tính năng IPv6 trên máy Linux sau
đó sử dụng lại lệnh ifconfig ta sẽ quan sát thấy các thông tin liên quan đến địa chỉ IPv6
được tự động sinh ra. Hệ điều hành Linux không tự động sinh ra giao diện ảo cho tunnel 6to4 như trong Windows.
Sử dụng một số lệnh như: ifconfig eth0 hoặc ip -6 route show dev eth0 sẽ
cho ta thông tin về giao diện eth0 hoặc các tuyến tạo ra cho giao diện này.
Tiếp theo ta sẽ cấu hình bằng tay địa chỉ IPv6 toàn cầu cho giao diện của card
mạng sử dụng lệnh ifconfig eth0 inet6 add 2001:dc9::2/64 và sử dụng lệnh ifconfig