Ví dụ về hai loại địa chỉ nói trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển khai mô hình mạng ứng dụng IP version 6 (Trang 39 - 40)

Dạng đầy đủ Dạng rút gọn

0000:0000:0000:0000:0000:0000:206.123.31.2 0:0:0:0:0:0:206.123.31.2 hoặc

::206.123.31.2

0000:0000:0000:0000:0000:0000:ce7b:1f01 0:0:0:0:0:0:ce7b:1f01 hoặc ::ce7b:1f01

0000:0000:0000:0000:0000:FFFF:206.123.31.2 0:0:0:0:0:FFFF:206.123.31.2 hoặc

::FFFF:206.123.31.2

0000:0000:0000:0000:0000:FFFF:ce7b:1f01 0:0:0:0:0:FFFF:ce7b:1f01 hoặc ::FFFF:ce7b:1f01

 Sự biểu diễn địa chỉ IPv6 trong URL

Trong khuôn dạng URL, dấu hai chấm (:) được định nghĩa để chỉ ra một chỉ số cổng tùy chọn. Đây là ví dụ của URL sử dụng dấu hai chấm để chỉ một chỉ số cổng:

www.example.net:8080/index.html http://www.example.com:8443/abc.html

Trong IPv6, URL của trình duyệt Internet phải có khả năng phân biệt dấu hai chấm của chỉ số cổng và dấu hai chấm trong một địa chỉ IPv6. Tuy nhiên, điều này là khơng thể bởi vì nếu một địa chỉ IPv6 được viết theo kiểu rút gọn thì sẽ có hai dấu hai chấm ở bất kỳ vị trí nào trong địa chỉ IPv6.

Vì vậy, để nhận biết một địa chỉ IPv6 trong khi vẫn giữ dấu hai chấm cho khuôn dạng URL (chỉ số cổng), địa chỉ IPv6 phải nằm trong dấu ngoặc vuông, như được định nghĩa trong RFC 2732. Và khi đó sau dấu ngoặc vng chỉ số cổng có thể được thêm vào, tiếp theo đến thư mục và tên file. Dưới đây là ví dụ của URL với địa chỉ IPv6 nằm trong dấu ngoặc vuông:

[3ffe:b80:c18::50]:8080/index.html

https://[2001:410:0:1:250:fcee:e450:33ab]:8443/abc.html

Tuy nhiên, cấu trúc địa chỉ IPv6 bên trong dấu ngoặc vuông thông thường chỉ sử dụng cho mục đích kiểm tra chẩn đốn và khi dịch vụ tên miền (DNS) không sử dụng được. Bởi vì địa chỉ IPv6 dài hơn các địa chỉ IPv4, nên người dùng có khuynh hướng sử dụng khn dạng DNS và FQDN thay vì địa chỉ IPv6 biểu diễn dưới dạng hexa.

 Địa chỉ IPv6 và mạng con (subnetting)

Trong IPv4 có hai cách để biểu diễn một tiền tố mạng:

+ Biểu diễn thập phân – Một mặt nạ mạng được chỉ ra theo khn dạng

+ Kí hiệu định tuyến liên miền không theo lớp địa chỉ (CIDR) – Mặt nạ

tiền tố mạng cũng có thể được chỉ rõ bằng một số thập phân biểu diễn số bit nhị phân liên tiếp bằng 1. Kí tự gạch chéo (/) được sử dụng giữa tiền tố và giá trị mặt nạ mạng.

Cả hai cách biểu diễn đều có nghĩa là có cùng số bit mặt nạ mạng cho các node. Ví dụ, mạng 192.168.1.0 với mặt nạ mạng 255.255.255.0 cũng có thể viết là 192.168.1.0/24 theo CIDR. Phạm vi địa chỉ IP có thể cung cấp cho các node trong mạng này là từ 192.168.1.1 đến 192.168.1.254.

Trong IPv6, nếu sử dụng mặt nạ mạng biểu diễn theo khuôn dạng dài, như d.d.d.d thì sẽ khơng thể được vì một địa chỉ IPv6 có kích thước khá dài. Nên chỉ có thể chấp nhận khn dạng biểu diễn mặt nạ mạng IPv6 theo kiểu CIDR. Mặc dù các địa chỉ IPv6 được biểu diễn dưới dạng hexa, nhưng giá trị mặt nạ mạng vẫn có thể sử dụng một số thập phân. Bảng 2-7 là ví dụ các địa chỉ IPv6 và tiền tố mạng viết theo kiểu CIDR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển khai mô hình mạng ứng dụng IP version 6 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)