5.2.2. Đường hầm được cấu hình bằng tay
Các đường hầm cấu hình bằng tay được cho phép và được cấu hình tĩnh trên các node hai ngăn xếp. Bởi vì đường hầm được cấu hình là một trong những cơ chế chuyển đổi đầu tiên được hỗ trợ bởi IPv6, nó được hỗ trợ bởi hầu hết các triển khai có sẵn ngày nay, bao gồm cả phần mềm IOS của Cisco.
Trên mỗi đầu của đường hầm được cấu hình, các địa chỉ IPv4 và IPv6 phải được gán bằng tay để cấu hình cho giao diện đường hầm. Các địa chỉ sau được gán cho giao diện đường hầm:
Địa chỉ IPv4 cục bộ: Một địa chỉ IPv4 được sử dụng bởi node hai ngăn xếp
trên mạng IPv4. Địa chỉ IPv4 này được sử dụng như địa chỉ IPv4 nguồn cho lưu lượng ra.
Địa chỉ IPv4 đầu xa: Một địa địa chỉ IPv4 được sử dụng bởi một node hai
ngăn xếp ở đầu xa trên mạng IPv4. Địa chỉ này được sử dụng như địa chỉ IPv4 đích cho lưu lượng ra.
Địa chỉ IPv6 cục bộ: Địa chỉ IPv6 được gán cục bộ cho giao diện đường hầm.
Như trình bày trong hình 5.10, mạng IPv6 A, được đại diện bởi tiền tố unicast toàn cầu 3ffe:b00:ffff::/48, và mạng IPv6 B, sử dụng không gian địa chỉ 2001:420:ffff::/48, được kết nối với nhau thông qua một đường hầm được cấu hình bằng tay. Địa chỉ IPv4 được gán cho giao diện đường hầm được cấu hình trên router R1 là 206.123.31.200, và địa chỉ IPv6 được gán cho cùng giao diện đó trên router này là 3ffe:b00:ffff:2::1/64. Còn địa chỉ IPv4 được gán cho giao diện đường hầm được cấu hình trên router R2 là 132.214.1.10, và địa chỉ IPv6 của nó là 3ffe:b00:ffff:2::2/64. Địa chỉ IPv6 được gán cho cả hai đầu đường hầm là cùng trong một subnet (cùng tiền tố /64).