Ma trận IE

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài mô HÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN lược của DOANH NGHIỆP OFFICE DEPOT (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT

2.2. GIAI ĐOẠN LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC PHÙ HỢP CHO CÔNG TY OFFICE

2.2.2.3. Ma trận IE

Ma trận IE là một ma trận đánh giá yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp, được viết tắt bởi tên tiếng Anh là Internal Factor Evaluation Matrix. Thông qua ma trận IFE, nhà quản lý có thể tận dụng cũng như khai thác một cách tối đa được những điểm mạnh và khắc phục hiệu quả điểm yếu của các bộ phận kinh doanh chức năng. Đồng thời cung cấp cơ sở giúp đánh giá được về chức năng cũng như mối quan hệ của các bộ phận này.

19

IE được áp dụng trong phân tích nội bộ ở nhiều lĩnh vực khác nhau của doanh nghiệp như tài chính, thị trường, công nghệ thông tin, nguồn nhân lực hay những lĩnh vực khác phụ thuộc vào từng bản chất và quy mô của doanh nghiệp.

Trục nằm ngang biểu thị tổng số điểm quan trọng của ma trận IFE từ 1,0 đến 4,0 điểm sắp xếp theo tứ tự nhỏ dần từ trái sang phải gồm 3 mức tương ứng với 3 cột: Mạnh, trung bình, thấp.

Trục thẳng đứng biểu thị tổng số quan điểm quan trọng của ma trận EFE từ 1,0 đến 4,0 điểm sắp xếp theo thứ tự nhỏ dần từ trên xuống dưới và gồm 3 mức tương ứng với 3 dòng: Cao, trung bình, thấp.

Độ lớn của các vòng tròn biểu thị phần trăm doanh số bán hàng của bộ phận doanh nghiệp.

Ma trận bên trong - bên ngoài IE là công cụ được sử dụng để phân tích các điều kiện làm việc và vị trí chiến lược của một doanh nghiệp. Nó dựa trên sự phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài được kết hợp thành một mô hình gợi ý. Vì vậy nó được coi là sự tiếp nối giữa mô hình ma trận IFE và mô hình ma trận EFE.

Dựa vào bảng phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong, nếu đưa vào ma trận IE thì hoạt động này dịch chuyển từ khu vực “II” dần sang khu vực “I” và nằm trong khu vực chiến lược: Phát triển và xây dựng, chiến lược phù hợp cho khu vực này là thâm nhập thị trường bằng cách đẩy mạnh công việc marketing, tăng tỉ lệ quảng cáo, tổ chức khai thác các cơ hội của công ty, phát triển thị trường và phát triển sản phẩm bằng cách cải tiến phát triển sản phẩm dịch vụ, chuyển hướng nghiên cứu cũng như đưa sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đến các khu vực địa lý mới có nhiều tiềm năng phát triển hơn.

20

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài mô HÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN lược của DOANH NGHIỆP OFFICE DEPOT (Trang 28 - 30)