.8 Thực hiện TCP trunk

Một phần của tài liệu Các cải tiến TCP cho đường truyền vệ tinh (Trang 58 - 61)

TCP trunk có thể đồng thời làm thoả mãn một số các thuộc tính quan trọng trong các ứng dụng khác nhau, bao gồm:

(1) Đảm bảo băng thông mềm dẻo

 Đảm bảo băng thông tối thiểu (Guaranteed Minimum Bandwidth - GMB) cho các luồng: TCP trunk có thể đảm bảo khối lƣợng tối thiểu dữ liệu gửi trong một đơn vị thời gian.

 Băng thông mềm dẻo: để đảm bảo băng thông mềm dẻo, TCP trunk có thể thực hiện việc thêm băng thông mạng khi thấy cần thiết. TCP trunk có thể chia sẻ băng thơng với các TCP trunk khác, cân đối với các TCP trunk khác để thực hiện băng thông mềm dẻo. (2) Trực tiếp và liên tục chuyển tiếp

 Tại đầu bên phát, các gói tin dữ liệu có thể trực tiếp chuyển tiếp vào trong trunk, đƣợc cho phép bởi việc quản lý TCP trunk. Tƣơng tự nhƣ vậy, bên đầu thu các gói dữ liệu đến có thể trực tiếp chuyển tiếp ra ngoài mạng. Đặc biệt, bên nhận sẽ không chờ cho tới khi các gói tin dữ liệu khác tới vì chúng có thể bị trễ do các lý do khác nhau.

 Các gói tin dữ liệu ở nơi nhận hoặc nơi gửi sẽ chuyển tiếp liên tục, tức là theo đúng thứ tự đến của chúng.

(3) Mất mát trong phân phối ít

 Giả thiết rằng các router trên đƣờng truyền của trunk có thể đƣợc quản lý khác nhau và các gói tin đƣợc tạo khác nhau, khi xẩy ra tắc nghẽn, trƣớc tiên TCP trunk sẽ loại bỏ các gói tin có chức năng quản lý, giữ lại các gói tin dữ liệu. Sau đó TCP trunk đảm bảo rằng các gói tin dữ liệu đó sẽ không bị loại bỏ trong các bộ đệm của router trong khi TCP thực hiện điều khiển tắc nghẽn.

(4) Kết hợp và cô lập

 Bằng cách kết hợp một số luồng dữ liệu vào luồng TCP trunk, TCP trunk sẽ giảm số luồng dữ liệu mà các router dọc theo trunk cần phải xử lý. Do đó sẽ làm giảm tỉ lệ gói tin bị loại bỏ, đồng thời có thể giảm kích cỡ bộ đệm của các router.

 Dùng TCP trunk để mang các gói dữ liệu UDP, giao thức khơng có cơ chế điều khiển tắc nghẽn.

 Kết hợp các luồng TCP từ các TCP trunk ở các mạng khác nhau, tạo thành TCP trunk chuyên biệt cho các mạng sẽ giúp chia sẻ công bằng băng thông trên các mạng.

TCP trunk là một phƣơng pháp mới áp dụng trong việc điều khiển tắc nghẽn TCP, quản lý băng thông của các luồng truyền thông trên các đƣờng trục (tƣơng tự backbone). Thực hiện việc thiết lập các kết nối TCP riêng biệt để điều khiển tắc nghẽn, điều chỉnh băng thông sử dụng trong luồng truyền thông.

TCP trunk mang đến một số cải tiến trong việc quản lý băng thơng trên mạng. TCP trunk có thể phân phối linh hoạt băng thông cho các luồng truyền thông trong khi vẫn đảm bảo không làm thất lạc các gói dữ liệu trên đƣờng truyền có tắc nghẽn.

Chƣơng 4 - ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT TCP TRÊN ĐƢỜNG TRUYỀN VỆ TINH BẰNG MÔ PHỎNG

4.1. Giới thiệu bộ phần mềm mô phỏng NS

NS-2 là một phiên bản của hệ thống phần mềm mô phỏng mạng NS (Netwwork Simulator) do phịng thí nghiệm quốc gia Hoa Kỳ Lawrence Berkeley National Laboratory trong trong khuôn khổ dự án VINT.

Các đối tƣợng của NS đƣợc phát triển trên hai ngôn ngữ là C++ và Otcl, cho phép ngƣời sử dụng có thể mở rộng trên nền của bộ mơ phỏng NS. Bằng cách đó ngƣời sử dụng tạo ra các cấu hình mơ phỏng khác nhau để đạt đƣợc mục đích mơ phỏng đề ra.

Trong NS, ngƣời dùng có thể mơ phỏng các mạng dựa trên nền IP bao gồm mạng LAN có dây, khơng dây, mạng hỗn hợp có dây và khơng dây, mạng vệ tinh… Đồng thời NS cịn cung cấp khả năng mơ phỏng các ứng dụng nhƣ FTP, HTTP, Webcache, Telnet… dựa trên các Agent của tầng giao vận nhƣ TCP, UDP…

Một phần của tài liệu Các cải tiến TCP cho đường truyền vệ tinh (Trang 58 - 61)