.2 Mơ hình TCP/IP

Một phần của tài liệu Các cải tiến TCP cho đường truyền vệ tinh (Trang 28 - 31)

Tầng ứng dụng

Tầng ứng dụng chứa tất cả các giao thức bậc cao, hỗ trợ ứng dụng. Trong các mơ hình đầu tiên, tầng này bao gồm các giao thức TELNET (virtual terminal protocol), FTP (File Transfer Protocol) và SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) v.v.

Tầng giao vận

Tại tầng này, ngƣời ta định nghĩa hai giao thức kiểu đầu cuối - đầu cuối là TCP (Transmission Control Protocol) và UDP (User Datagram Protocol). TCP là giao thức hƣớng kết nối, bảo đảm, nó vận chuyển dịng byte sinh ra từ máy (nguồn) tới một máy tùy ý khác (đích) trong liên mạng mà khơng có lỗi. TCP phân mảnh dịng byte từ các tầng trên đi xuống thành các gói số liệu riêng biệt rồi chuyển từng gói số liệu này xuống cho tầng Internet. Tại máy đích, tiến trình TCP nhận và thực hiện lắp ráp các gói số liệu nhận đƣợc lại thành dịng

Application

Transport

Internet

Host-to- Network

Ethernet Token Bus Token Ring FDDI ARP Internet Protocol (IP)

ICMP Transmision Control Protocol (TCP) User Datagram Protocol (UDP) RIP Telnet FTP SMPT DNS SNMP

byte rồi chuyển lên tầng trên. TCP có các chức năng điều khiển lƣu lƣợng và điều khiển tắc nghẽn. UDP là giao thức không hƣớng kết nối, khơng bảo đảm (khơng có sự biên nhận cho gói số liệu UDP), dành cho các ứng dụng không muốn sử dụng các chức năng điều khiển lƣu lƣợng và phân phát các gói số liệu đúng thứ tự của TCP mà muốn tự cung cấp các chức năng này. UDP đƣợc sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng kiểu dùng một lần, khách/chủ và các ứng dụng trong đó việc phân phát tin nhanh chóng quan trọng hơn việc phân phối tin chính xác.

Tầng Internet

Tầng Internet có chức năng tƣơng tự tầng mạng trong mơ hình OSI. Nhiệm vụ của tầng Internet là định tuyến gói số liệu, điều khiển lƣu lƣợng và điều khiển tắc nghẽn. Mỗi gói số liệu có thể theo các con đƣờng khác nhau để tới đích; tại đích, thứ tự nhận các gói số liệu có thể khác với thứ tự lúc chúng đƣợc phát đi từ nguồn, do đó tầng Giao vận bên trên tầng Internet phải giải quyết vấn đề thứ tự các gói số liệu. Tầng Internet định nghĩa một khn dạng gói số liệu và giao thức chính là giao thức IP.

Tầng Host-to-Network

Bên dƣới tầng Internet là một khoảng trống lớn, mơ hình tham chiếu TCP/IP thực tế hầu nhƣ khơng nói gì về tầng này, ngoài việc chỉ ra rằng máy tính (host) phải nối với mạng bằng cách sử dụng một số giao thức để có thể gửi các gói số liệu IP đi trên mạng. Tầng này khơng đƣợc định nghĩa và nó khác nhau trên các máy tính khác nhau cũng nhƣ trên các mạng khác nhau.

2.3. Tổng quan về giao thức TCP

TCP là giao thức đảm bảo truyền thông tin cậy hƣớng kết nối - một kết nối ảo đƣợc thiết lập trƣớc khi các thực thể trên 2 máy tính trong mạng bắt đầu truyền tin. Giao thức TCP phức tạp chủ yếu bởi:

 TCP phải tối ƣu hóa hiệu suất truyền bằng cách giám sát và điều khiển lƣu lƣợng gửi tin từ thực thể gửi tới thực thể nhận, đảm bảo tự thích ứng với trạng thái của đƣờng truyền đƣợc chia sẻ với các kết nối khác.

 TCP phải đảm bảo trao đổi số liệu tin cậy và chính xác giữa thực thể cuối của mạng chính nhờ các yếu tố sau đây:

o Đối thoại khi thu phát: Mỗi khi gửi một gói số liệu, bên nhận phải thông báo nhận đúng sau một khoảng thời gian nhất định. Nếu khơng, gói số liệu đƣợc coi là nhận sai và đƣợc phát lại.

o Kiểm tra số liệu thu phát: Số liệu gửi đƣợc kiểm tra bằng thuật toán quy định. Byte kiểm tra (Checksum) đƣợc gửi cùng với số liệu phát và đƣợc so sánh với byte kiểm tra tính lại khi thu. Trong trƣờng hợp sai lệch, có nghĩa là có lỗi xảy ra trên đƣờng truyền, thực thể thu thông báo kết quả thu cho thực thể phát và yêu cầu gửi lại.

o Kiểm tra số tuần tự: Vì các gói TCP đƣợc truyền thành các gói IP và các gói IP có thể đến đích khơng theo thứ tự phát (IP là giao thức không hƣớng kết nối) nên thực thể TCP nhận phải lập lại trật tự các gói số liệu thu đƣợc, hủy bỏ các gói số liệu trùng lặp khi cần và chuyển các gói số liệu đó theo đúng trật tự phát cho các ứng dụng.

o Điều khiển lƣu lƣợng: Mỗi thực thể của kết nối TCP đều có một vùng đệm hạn chế. Thực thể TCP nhận chỉ cho phép thực thể phát gửi một lƣợng số liệu đủ với vùng đệm thu của mình. Điều này sẽ ngăn cản thực thể TCP phát lại nhanh, làm tràn vùng đệm của thực thể TCP thu nhận.

Các thực thể ứng dụng sử dụng dịch vụ truyền dẫn tin cậy của TCP mô tả ở trên để trao đổi số liệu. Chú ý rằng, thực thể ứng dụng và thực thể TCP có bộ

đệm riêng của mình để lƣu giữ tạm thời số liệu trong quá trình xử lý. Cách thức chuyển tiếp số liệu giữa hai bộ đệm trên là yếu tố quyết định hiệu suất chuyển tiếp số liệu của hệ thống TCP. Số liệu có thể truyền tồn bộ hoặc một phần từ bộ đệm ứng dụng tới bộ đệm TCP, trƣớc khi quá trình phát đƣợc khởi động; số liệu thu từ kết nối TCP có thể chuyển tiếp tức thời từ bộ đệm thu TCP tới bộ đệm ứng dụng hoặc chỉ khi tỷ lệ phần bộ đệm bị chiếm dụng so với tổng dung lƣợng bộ đệm đạt tới một giá trị nào đó. Các giao thức vận chuyển quy định về cách thức trao đổi số liệu giữa các thực thể cùng mức chức năng, chứ không quy định việc thực hiện cụ thể nhƣ thế nào.

2.3.1 Cấu trúc gói tin TCP

Một phần của tài liệu Các cải tiến TCP cho đường truyền vệ tinh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)