Cấu trúc tập vết thông thƣờng của NS

Một phần của tài liệu Các cải tiến TCP cho đường truyền vệ tinh (Trang 66 - 70)

Cấu trúc tập vết thông thƣờng của NS gồm 12 trƣờng, ý nghĩa của các trƣờng đƣợc chỉ rõ trong bảng sau:

Tên trƣờng Định dạng Ý nghĩa

event

+ Gói tin vào hàng đợi - Gói tin ra khỏi hàng đợi s Gói tin đƣợc gửi

d Gói tin bị loại khỏi hàng đợi e Gói tin bị lỗi

time %f Thời điểm xảy ra sự kiện

from node %d Nút gửi gói tin

to node %d Nút nhận gói tin

pkt type %s Loại gói tin

pkt size %d Kích thƣớc gói tin (tính theo Byte)

flags

e Có tắc nghẽn n Chấp nhận ECN

c ECN – Echo

a Giảm cửa sổ tắc nghẽn p Trạng thái ƣu tiên

f Trạng thái Khởi động nhanh

- Để dành

fid %d Định danh luồng địa chỉ IP (IPv6)

src addr %d.%d Địa chỉ nguồn + Cổng nguồn

des addr %ld Địa chỉ đích + Cổng đích

seq num %ld Số thứ tự của gói tin

pkt id %ld Số duy nhất xác định gói tin

Ví dụ thơng tin về gói tin gửi từ nút 1 tới nút 2 bằng nguồn phát cbr sẽ đƣợc lƣu trong file trace nhƣ sau:

+ 1.0000 1 2 cbr 210 ------- 0 66.0 67.0 0 0

Khi mô phỏng đƣờng truyền vệ tinh, mỗi dòng của tệp vết chứa kết quả mô phỏng ngồi các trƣờng kể trên cịn đƣợc bổ sung thêm 4 trƣờng, bao gồm:

Tên trƣờng Định dạng Ý nghĩa

Source Latitude %4.2f Vĩ độ vệ tinh nguồn Source Longtitude %4.2f Kinh độ vệ tinh nguồn Destination Latitude %4.2f Vĩ độ vệ tinh đích Destination Longtitude %4.2f Kinh độ vệ tinh đích Thí dụ:

+ 1.0000 1 2 cbr 210 ------ 0 66.0 67.0 0 0 37.90 -122.30 48.90 -120.94 Trong đó: giá trị 37.90 và -122.30 là vĩ độ và kinh độ của nút 1, còn 48.90 và - 120.94 là vĩ độ và kinh độ của nút 2. Giá trị âm của các đại lƣợng này tƣơng ứng với hƣớng Nam (đối với vĩ độ) hoặc hƣớng Tây (đối với kinh độ). Trong trƣờng hợp nút khơng chuyển tiếp đƣợc gói tin thì gói tin sẽ bị loại bỏ và trƣờng đích đến đƣợc đặt bằng -2.

4.3 Đánh giá hiệu suất TCP khi hoạt động trên đƣờng truyền vệ tinh.

Để đánh giá hiệu suất TCP khi hoạt động trên đƣờng truyền vệ tinh, trong luận văn này, chúng tôi sẽ chọn vệ tinh VINASAT-1 làm thí nghiệm mơ phỏng.

4.3.1 Vệ tinh VINASAT-1 và các tham số đặc trưng

Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hố đất nƣớc, Việt Nam đã ƣu tiên phát triển một số lĩnh vực quan trọng mang tính đột phá, trong đó có ngành viễn thông. Trong các năm vừa qua, viễn thông Việt Nam đã đạt đƣợc rất nhiều thành tựu to lớn, các công nghệ mới trong viễn thông không ngừng đƣợc đƣa vào sử dụng và phát triển. Một trong những thành tựu đó là việc phóng thành cơng vệ tinh VINASAT-1 vào tháng 4 năm 2008.

VINASAT-1 là vệ tinh truyền thơng có dung lƣợng ở mức trung bình, cao 4m, khối lƣợng khô khoảng 1,1 tấn; sau khi bơm nhiên liệu sẽ nặng khoảng 2,6 tấn. Thời gian hoạt động từ 15-20 năm, sau đó sẽ đƣợc điều khiển để đi vào quỹ đạo rác. Vệ tinh VINASAT-1 đƣợc phóng lên quỹ đạo địa tĩnh tại vị trí 1320E, đây chƣa phải là quỹ đạo tối ƣu của vệ tinh VINASAT-1 đối với vị trí địa lý của Việt Nam. Ngồi vị trí 1320E, Việt Nam cịn đăng ký với Liên minh Viễn thơng Quốc tế (ITU) các vị trí quỹ đạo 680

E; 114,50E; 122,50E; 870E; 970E; 1030E và 1070E.

Vệ tinh VINASAT-1 có 8 bộ phát đáp trên băng tần C và 12 bộ phát đáp trên băng tần Ku, các giá trị cụ thể trong bảng sau:

Băng tần C Ku

Số lƣợng bộ phát đáp 8 12

Băng thông mỗi bộ phát đáp 36 MHz 36 MHz

Tần số phát 6,425 – 6,725 GHz 13,750-14,500 GHz

Tần số thu 3,400 – 3,700 GHz 10,950-11,700 GHz

Băng tần C và Ku là 2 loại băng tần rất phổ dụng, có khả năng cung cấp các dịch vụ khác nhau trong lĩnh vực viễn thông. Dung lƣợng truyền dẫn của VINASAT-1 tƣơng đƣơng 10.000 kênh thoại hoặc 120 kênh truyền hình [32].

Hệ thống thông tin vệ tinh VINASAT-1 cung cấp hai loại hình dịch vụ là cho thuê băng tần vệ tinh và cung cấp các dịch vụ trọn gói.

Với loại hình dịch vụ cho thuê băng tần vệ tinh, ngƣời sử dụng có thể thuê các bộ phát đáp (đơn vị là bộ phát đáp) hoặc thuê lẻ dung lƣợng (đơn vị là Mhz hoặc Mbps).

Một số dịch vụ trọn gói nhƣ: dịch vụ điện thoại, fax và Internet (thích hợp cho vùng sâu vùng xa), dịch vụ trung kế mạng di động (thích hợp cho những điểm cần triển khai nhanh), dịch vụ thu phát hình lƣu động (SNG), dịch vụ truyền hình quốc tế,…

Ở quỹ đạo 1320E trên băng tần C, VINASAT-1 sẽ phủ sóng đƣợc một vùng rộng lớn bao gồm: Việt Nam, các nƣớc ASEAN, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia.

Một phần của tài liệu Các cải tiến TCP cho đường truyền vệ tinh (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)