Thông số và phương pháp phân tích chất lượng nước thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp quản lý các cơ sở chế biến cà phê tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la​ (Trang 43 - 51)

STT Thông số Phƣơng pháp phân tích

1 pH TCVN 6492:2011 2 Độ màu SMEWW 2120C:2012 3 TSS TCVN 6625:2000 4 BOD 5 SMEWW 5210 D 5 COD SMEWW 5220 C 6 Asen SMEWW 3113:2012 7 Thủy ngân TCVN 7877-2008 8 Chì SMEWW 3113:2012 9 Cadimi SMEWW 3113:2012 10 Crom (VI) TCVN 7939:2008 11 Đồng SMEWW 3111B:2012 12 Kẽm SMEWW 3111B:2012 13 Mangan SMEWW 3111B:2012 14 Sắt SMEWW 3111B:2012 15 CN- SMEWW 4500-CN-.C&E:2012 16 Clorua TCVN 6179-1:1996 17 Florua SMEWW 4500 F- D:2012 18 Amoni (NH 4+) TCVN 6179-1:1996 19 Sunfua SMEWW 4500 S2-D:2012 20 Tổng phốt pho TCVN 6202:2008 21 Colifom QTNB-PTN-08

Công tác lấy mẫu luôn tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

+ Toạ độ lấy mẫu hiện trƣờng đƣợc thực hiện dựa trên hệ thống thông tin định vị toàn cầu GPS (Global Positionging System).

+ Các điểm quan trắc phải đại diện cho vùng có tính đặc trƣng, chú trọng những nơi, vùng, các hoạt động sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cao.

+ Phản ánh đúng hiện trạng chất lƣợng các thành phần môi trƣờng đảm bảo tính khách quan, thƣờng xuyên, lôgic.

+ Đảm bảo tính khoa học, chính xác cho dự báo, diễn biến môi trƣờng, đề xuất các giải pháp phòng chống, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.

+ Việc lấy mẫu hiện trƣờng và phân tích trong phòng thí nghiệm đƣợc tuân thủ theo các quy chuẩn kỹ thuật, QCVN hiện hành, theo các yêu cầu của đảm bảo chất lƣợng và kiểm soát chất lƣợng trong quan trắc môi trƣờng.

2.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu điều tra, khảo sát thu thập đƣợc về hiện trạng môi trƣờng đối với các cơ sở sản xuất cà phê và công tác quản lý, xử lý trên địa bàn nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel:

- Tổng hợp số liệu điều tra xã hội học về số lƣợng, công nghệ chế biến, xử lý chất thải, thực hiện thủ tục môi trƣờng của các cơ sở chế biến cà phê.

- Tổng hợp số liệu thu thập về vùng trồng cà phê, sản lƣợng chế biến trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

- Tổng hợp, thống kê các văn bản quản lý môi trƣờng, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở chế biến cà phê.

Trên cơ sở các kết quả điều tra, thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau, xử lý số liệu tiến hành phân tích đánh giá tổng hợp các thông tin để đƣa ra các giải pháp đề xuất và kết luận.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng về hoạt động và công tác quản lý môi trƣờng đối với các cơ sở chế biến cà phê biến cà phê

3.1.1. Hiện trạng trồng, thu hoạch và chế biến cà phê

3.1.1.1. Hiện trạng trồng, thu hoạch cà phê

Kết quả khảo sát thực tế và tổng hợp từ các nguồn tài liệu cho thấy diện tích trồng cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La có nhiều xã, phƣờng trồng cà phê, trong đó tập trung chủ yếu vào 03 xã (Mƣờng Chanh, Chiềng Mung, Chiềng Ban). Năm 2014, diện tích cây cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La là 11.296 ha, năm 2017 là 17.600 ha, trong đó huyện Mai Sơn chiếm 30,3% diện tích trồng năm 2014, 36,1 % năm 2017. Diện tích trồng cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn tăng trung bình 732,3 ha/năm, tốc độ tăng bình quân 28,5%/năm [1].

Việc phân bố trồng cà phê tập trung chủ yếu tại 03 xã Mƣờng Chanh, Chiềng Mung, Chiềng Ban tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng, thu hoạch sản xuất cà phê tập trung.

Qua điều tra, một số xã nhƣ nơi có diện tích cây cà phê tập trung, nhiều vƣờn cà phê trồng trên sƣờn đồi, núi dốc,năng suất cây cà phê từng năm phụ thuộc vào kỹ thuật trồng, điều kiện thời tiết, khí hậu, năng suất năm 2017 – 2018 khoảng 1,36 tấn cà phê nhân/ha [1].

Hình 3.1. Diện tích trồng cà phê qua các năm tại huyện Mai Sơn

Phân tích, tổng hợp các số liệu điều tra tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La về diện tích trồng cà phê cho thấy diện tích tăng mạnh từ năm 2014 đến 2015 khi UBND tỉnh bổ sung quy hoạch trồng 10.000 ha cà phê. Các hộ gia đình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ đất nông nghiệp chuyển sang trồng cây công nghiệp (cây cà phê).

3424 5554 6081 6353 6748 3000 3500 4000 4500 5000 5500 6000 6500 7000 2014 2015 2016 2017 2018 ha Diện tích trồng cà phê Năm 3010 7209 2758 7322 4652 2500 3500 4500 5500 6500 7500 2014 2015 2016 2017 2018 Sản lƣợng cà phê Tấn Năm

Qua thống kê cho sản lƣợng cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La năm 2018 là 4.652 tấn cà phê nhân, tập trung chủ yếu ở các xã: Chiềng Ban, Chiềng Mung, Mƣờng Chanh. Sản lƣợng cà phê phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, kỹ thuật chăm xóc cây cà phê, nên sản lƣợng thƣờng biến đổi theo năm.

3.1.1.2. Hiện trạng các cơ sở chế biến cà phê

Qua kết quả khảo sát và điều tra xã hội học đối với các cơ sở chế biến cà phê, UBND các xã thuộc huyện Mai Sơn có 80 cơ sở chế biến cà phê. Các cơ sở chế biến cà phê tập trung tại 03 xã (Chiềng Ban, Chiềng Mung, Mường Chanh). Có 02/80 cơ sở chế biến cà phê lớn, có công suất từ 80 tấn cà phê quả tƣơi/ngày trở lên (Hợp tác Xây dựng và Phát triển nông thôn Mường Chanh và Công ty cổ phần cà phê Phúc Sinh Sơn La). Còn lại là các cơ sở chế biến cà phê quy mô hộ gia đình có công suất từ 2-15 tấn quả tƣơi/ngày.

3.1.2.3. Hiện trạng công nghệ chế biến cà phê tại vùng nghiên cứu

Kết quả khảo sát, phỏng vấn về công nghệ chế biến cà phê đối với 80 cơ sở chế biến trên địa bàn huyện Mai Sơn, kết quả điều tra về sản phẩm chế biến, công nghệ và công suất chế biến. Kết quả điều tra về công nghệ chế biến cà phê đƣợc áp dụng tại 80 cơ sở thì có 80/80 cơ sở áp dụng công nghệ chế biến ƣớt.

Các cơ sở chế biến đƣợc phân loại thành 02 nhóm chính:

- Cơ sở chế biến nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình: Cơ sở có công suất từ 1-15 tấn cà phê tƣơi/ngày. Đa số các cơ sở này hoạt động dƣới hình thức kinh doanh hộ gia đình, 90% các cơ sở này chủ yếu chế biến cà phê của chính gia đình tự trồng. Lý do chính của các cơ sở hộ gia đình tự chế biến cà phê là do giá cà phê quả tƣơi khi bán cho các cơ sở chế biến lãi suất thấp hơn so với tự chế biến sản phẩm cà phê thóc. Ngoài ra cơ sở chế biến lớn, xuất khẩu cà phê là Hợp tác xã Xây dựng và Phát triển nông thôn Mƣờng Chanh; Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La trong quá trình thu mua cà phê quả của các hộ dân trồng bán cho các thƣơng lái ép giá nên các hộ dân tự chế biến.

- Cơ sở chế biến cà phê quy mô lớn: Cơ sở có công suất lớn từ 60 tấn/ngày trở lên có 2 cơ sở, công suất chế biến từ 60-150 tấn quả tƣơi/ngày. Qua kết quả khảo sát thực tế tại các cơ sở chế biến cà phê bằng phƣơng pháp ƣớt cho thấy, quy trình công nghệ nhƣ sau:

Hình 3.2. Côngnghệ chế biến cà phê nhân

Về cơ bản công nghệ chế biến cà phê nhân bằng phƣơng pháp ƣớt đƣợc thực hiện qua các công đoạn sau:

Bƣớc 1: Thu mua cà phê quả tƣơi: Cà phê tƣơi đƣợc nông hộ mang đến xƣởng bán hoặc các nhân viên thu mua của Cơ sở thu gom nhập về xƣởng, kiểm tra tỷ lệ xanh

Bƣớc 2: Rửa tách rác và tách quả xanh

Rửa tách rác: Cà phê tƣơi mới nhập về thƣờng rất bẩn và lẫn các tạp chất nhƣ đất, cành, lá cây nên phải rửa cà tách tạp chất trƣớc khi đƣa vào máy xát vỏ. Cà phê đƣợc đƣa lên sàng lắc để tách tạp chất, nƣớc cũng đƣợc phun vào để rửa cà phê. Trong quá trình này có công nhân đứng để cào lá, cành cây. Ở công đoạn này nƣớc

Bƣớc 1: Nguyên liệu cà phê tƣơi

Bƣớc 8: Phân loại hạt

Bƣớc 5: Đánh nhớt Nƣớc cấp Bƣớc 2: Rửa tác rác, tách quả xanh

Bƣớc 3: Tách vỏ Bƣớc 6: Sấy khô Vỏ lụa Nƣớc thải Vỏ, thịt quả Nhiên liệu đốt Khí thải Bể chứa, ao chứa Bƣớc 4: Ngâm ủ Tiếng ồn Tiếng ồn Bán cho các hộ dân tự ủ phân vi sinh Bƣớc 7: Bóc vỏ trấu và vỏ lụa Bƣớc 9: Cà phê nhân

thải phát sinh ra trong quá trình rửa cà phê, nƣớc thải phát sinh chủ yếu nhiễm các chất bẩn nhƣ đất đá, cành lá cây.

Bƣớc 3: Tách vỏ

Cà phê tƣơi sau khi đƣợc tách quả xanh sẽ đƣợc đƣa tách vỏ. Công đoạn này đƣợc thực hiện bởi máy xát, xát vỏ, loại bỏ thịt và chất nhầy khỏi hạt cà phê, chủ yếu làm cho vỏ, thịt kèm theo chất nhầy và hạt cà phê đƣợc tách ra, cà phê đƣợc làm sạch. Do phần thịt và chất nhầy của trái đƣợc tách ra khỏi hạt bằng các phƣơng tiện cơ học thƣờng bị sót lại dính xung quanh hạt cà phê và sẽ gây ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng của cà phê, nên phải tiếp tục làm sạch bằng phƣơng pháp tác động hóa học ở bƣớc ngâm ủ ở bƣớc 4. Trong quá trình tách vỏ sử dụng máy xát vỏ quả ƣớt, trong quá trình hoạt động của máy xát sẽ gây ra tiếng ồn khi hoạt động. Vỏ quả cà phê phát sinh đƣợc tách riêng từ công đoạn này.

Bƣớc 4: Ngâm ủ

Mục đích của quá trình ngâm ủ là loại bỏ lớp nhớt trên hạt cà phê, làm cho cà phê sạch hơn, làm giảm nguy cơ hạt cà phê bị lên men đồng thời rút ngắn quá trình sấy.

- Thời gian ngâm ủ:

+ Thời gian: 8- 12h, nhiệt độ thƣờng.

+ Sử dụng nguồn nƣớc giếng khoan hoặc nƣớc sạch nông thôn.

+ Kiểm tra độ nhớt của cà phê thóc trong quá trình ngâm hoặc kiểm tra độ trong, độ nhớt của nƣớc ngâm ủ thải ra. Vỏ thóc sạch nhớt chứng tỏ quá trình ngâm ủ đạt yêu cầu.

Bƣớc 5: Đánh nhớt

- Cà phê thóc sau khi ngâm ủ xong đƣa vào máy đánh nhớt (rửa sạch nhớt): Mục đích của quá trình đánh nhớt là tách nƣớc và lớp nhớt trên vỏ cà phê sau khi ngâm. Trong quá trình đánh nhớt yêu cầu cà phê thóc sau khi đánh nhớt phải sạch và ráo nƣớc. Sau quá trình lên men chất nhầy bám quanh hạt cà phê bị mất kết cấu nhớt và dễ dàng đƣợc tẩy sạch bởi nƣớc. Sau khi lên men, hạt cà phê đƣợc rửa bằng nƣớc sạch, có độ ẩm khoảng 57% - 60% và đƣợc chuyển đến công đoạn sấy khô.

- Nƣớc thải ô nhiễm từ hoạt động chế biến cà phê sinh ra chủ yếu từ công đoạn này. Nƣớc thải chứa lớp thịt quả, một phần vỏ quả còn sót phát sinh, đây là

Bƣớc 6: Sấy

- Sấy ráo: Cà phê thóc sau khi đánh nhớt, đƣợc mang đi làm ráo. Quá trình sấy ráo có thể sử dụng lò sấy tĩnh hoặc phơi bằng nắng. Phơi nắng cần diện tích sân, bãi rộng, phơi nắng có thể giảm đƣợc nguyên liệu đốt trong quá trình sấy tĩnh. Sấy ráo trên lò sấy tĩnh: nhiệt độ phải duy trì ổn định, nhiệt độ 50-70, không đƣợc nâng nhiệt lên quá cao (lò sử dụng nhiệt trực tiếp), thời gian sấy thƣờng từ 10-12h.

- Sấy khô: Hàng sấy ráo xong sẽ đƣợc mang vào sấy khô trên lồng quay đến khi đạt đến độ ẩm yêu cầu. Quá trình sấy lồng ảnh hƣởng rất lớn đến màu sắc, cấu trúc và hƣơng vị của cà phê. Quá trình sấy kết thúc khi độ ẩm cà phê là 12,5%.

Trong quá trình sấy sử dụng nguyên liệu để đốt phát sinh khí thải nhƣ CO, CO2, SOx. Bƣớc 7: Bóc vỏ trấu, vỏ lụa

- Sau khi sấy xong cà phê thóc đƣợc xay khô, mục đích để vỏ thóc bong ra,sau đó cà phê đƣợc chuyển sang máy xát cà phê thóc, làm cho bề mặt hạt cà phê có bề mặt nhẵn, mịn. Trong giai đoạn này vỏ trấu ở dạng bụi và trấu phát sinh là chấ thải phát sinh chính.

Bƣớc 8: Phân loại và đóng bao thành phẩm

Cà phê sau khi đã đƣợc bóc vỏ trấu, vỏ lụa đƣợc phân ra theo lô hàng, đóng bao và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Đối với các hộ CBCP quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ chỉ thực hiện từ bƣớc 1 đến bƣớc 6 (sấy khô cà phê thóc) sau đó đƣợc bán cho các cơ sở lớn để chế biến cà phê nhân. Các cơ sở quy mô lớn thực hiện quy trình các bƣớc theo sơ đồ Hình 3.2. Công nghệ chế biến cà phê nhân.

Qua điều tra, ngoài hai phƣơng pháp sản xuất cà phê trên thì không có cơ sở nào chế biến quả cà phê bằng phƣơng pháp khô và phƣơng pháp mật ong. Phân tích về số liệu cho thấy cà phê Arabica chế biến bằng phƣơng pháp ƣớt cho ra sản phẩm có chất lƣợng tốt hơn nhiều so với phƣơng pháp chế biến khô. Phƣơng pháp chế biến khô chỉ phù hợp với các tỉnh miền nam, do có thời tiết quanh năm nóng và phù hợp với cà phê vối. Với điều kiện khí hậu của tỉnh Sơn La, khu vực nghiên cứu có độ cao trung bình là trên 600m, có khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi, mùa đông phi nhiệt đới lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều. Vụ thu hoạch cà phê từ tháng 9 đến tháng 12 vào mùa đông, ít nắng do vậy chế biến cà phê bằng phƣơng pháp khô là không phù

3.1.2. Hiện trạng công tác quản lý môi trường đối với các cơ sở chế biến cà phê của cơ quan quản lý

3.1.2.1. Hiện trạng phân cấp quản lý môi trường đối với các cơ sở CBCP

Cấp tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thuộc UBND tỉnh về bảo vệ môi trƣờng. Trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng có phòng Quản lý Môi trƣờng thực hiện công tác tham mƣu về quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng đối với các cơ sở thuộc diện lập báo cáo ĐTM gồm: 02 cơ sở chế biến cà phê: Nhà máy chế biến cà phê Phúc Sinh; xƣởng chế biến cà phê Mƣờng Chanh.

UBND huyện Mai Sơn: Thực hiện công tác quản lý môi trƣờng tại huyện Mai Sơn, UBND huyện có phòng Tài nguyên môi trƣờng quản lý đối với 78 cơ sở.

3.1.2.2. Công tác quản lý, giải quyết ô nhiễm do chế biến cà phê a. Hiện trạng về tổ chức bộ máy

Cấp tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thuộc UBND tỉnh về bảo vệ môi trƣờng. Trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng có Trung tâm Quan trắc Môi trƣờng và phòng Quản lý môi trƣờng (không có Chi cục Bảo vệ môi trường như các tỉnh khác trên cả nước) thực hiện công tác tham mƣu về quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng, quan trắc, phân tích thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về bảo vệ môi trƣờng. Trung tâm Quan trắc tài nguyên môi trƣờng đƣợc thành lập tại Quyết định: Quyết định số 1593/QĐ-UBND ngày 05/7/2007. Đến nay, phòng Quản lý môi trƣờng và Trung tâm Quan trắc đã cơ bản kiện toàn về mặt tổ chức và đi vào hoạt động ổn định. Về chuyên môn: phòng Quản lý môi trƣờng có 6 cán bộ công tác quản lý môi trƣờng, có 05/6 cán bộ đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành khoa học môi trƣờng (4/6 cán bộ có trình độ Thạc sỹ).

UBND huyện Mai Sơn: Thực hiện công tác quản lý môi trƣờng tại huyện Mai Sơn có phòng Tài nguyên môi trƣờng, về cơ cấu phòng có 06 biên chế chính thức, 01 hợp đồng lao động. Phòng có 01 trƣởng phòng và 02 phó phòng, trong đó 01 phó phòng đƣợc giao phụ trách lĩnh vực môi trƣờng. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy trong số 7 cán bộ làm việc tại phòng Tài nguyên môi trƣờng chỉ có 01 ngƣời đƣợc đào tạo chuyên ngành môi trƣờng, còn lại chủ yếu cán bộ có chuyên ngành đất đai. Hàng năm UBND tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ về triển khai Luật bảo vệ môi trƣờng và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp quản lý các cơ sở chế biến cà phê tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la​ (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)