Kết quả điều tra tác động của hoạt động chế biến cà phê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp quản lý các cơ sở chế biến cà phê tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la​ (Trang 67)

STT Ô nhiễm Hoạt động gây tác

động

Kết quả

Có Không

I Kết quả điều tra các hộ dân

1.1 Ô nhiễm đất Chế biến cà phê 17 83

1.2 Ô nhiễm không khí Chế biến cà phê 12 88

1.3 Ô nhiễm nƣớc Chế biến cà phê 100 0

II Kết quả điều tra cơ quan quản lý

2.1 Ô nhiễm đất Chế biến cà phê 2 3

2.2 Ô nhiễm không khí Chế biến cà phê 1 4

Qua khảo sát trên địa bàn huyện Mai Sơn, chất thải là vỏ cà phê đƣợc rất nhiều ngƣời sử dụng làm phân bón cho cây trồng, tuy nhiên vỏ cà phê không đƣợc quản lý, đƣợc đổ ra ven đƣờng hoặc khu vực dốc thì nƣớc rỉ từ vỏ cà phê phát sinh lẫn với nƣớc mƣa gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và gây mùi khó chịu, sinh ra nhiều khí độc hại trong quá trình phân hủy. Qua khảo sát đa số các hộ dân hoặc cơ sỏ CBCP chƣa thực sự quản lý chất tốt thải rắn là vỏ cà phê, vỏ cà phê đổ đống, để phân hủy tự nhiên ở ven đƣờng, vƣờn cà phê, khu đất trống. Hình 3.11. Chất thải rắn là vỏ cà phê thể hiện việc đổ vỏ cà phê ở các khu vực chƣa hợp lý.

Hình 3.11. Chất thải rắn là vỏ cà phê

3.3. Dự báo chất thải từ hoạt động chế biến cà phê

3.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến dự báo chất thải

 Diện tích trồng cà phê:

Yếu tố ảnh hƣởng tới chất thải phát sinh từ hoạt động CBCP là sản lƣợng cà phê. Nếu sản lƣợng cà phê lớn thì đồng nghĩa với lƣợng chất thải phát sinh từ hoạt động CBCP lớn. Do vậy yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến sản lƣợng cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn là diện tích trồng cà phê. Diện tích trồng cà phê tăng đồng nghĩa với sản lƣợng tăng theo tỷ lệ thuận.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1987/QĐ- BNNPTNT ngày 21/8/2012 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020, trong đó quy hoạch diện tích cây cà phê cả nƣớc 500.000 ha, trong đó tỉnh là Sơn La 5.000 ha. Tuy nhiên năm 2011 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2661/QĐ - UBND ngày 14/ 11/ 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc phê duyệt rà soát, bổ sung quy hoạch vùng trồng cây cà phê tập trung tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2020: theo đó nội dung chủ yếu là

xây dựng vùng nguyên liệu cà phê chuyên canh tập trung trên địa bàn các huyện Mai Sơn, Thuận Châu, thành phố Sơn La và mở rộng phát triển tại huyện Sốp Cộp. Phấn đấu đến năm 2020 ổn định diện tích vùng nguyên liệu là 10.000 ha; sản lượng qua chế biến 22.053 tấn, đạt tiêu chuẩn Quốc gia”.

Ngoài ra qua hình 3.1 cho thấy năm 2016 diện tích trồng cà phê giảm 4,2% so với năm 2015. Do vậy dự báo từ năm 2017 đến 2020 và 2025 thì diện tích trồng cà phê không có biến động về tăng diện tích trồng cà phê nếu UBD tỉnh, Bộ Nông nghiệp bổ sung quy hoạch trồng cà phê.

Do vậy theo dự báo thì yếu tố diện tích trồng cà phê đến năm 2020 và năm 2025 cơ bản sẽ giữ nguyên và sẽ không ảnh hƣởng nhiều tới sản lƣợng cà phê và lƣợng chất thải do hoạt động CBCP.

 Sản lƣợng cà phê

Về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê cũng là yếu tố ảnh hƣởng tới sản lƣợng cà phê. Việc bón phân hữu cơ, phân vi sinh phù hợp, bảo vệ đất của vùng trồng cà phê tốt và chăm sóc có kỹ thuật cao thì sản lƣợng cà phê cũng sẽ tăng thêm. Hiện tại việc bón phân cho cây cà phê của các hộ dân chƣa thực sự tốt, phân bón chủ yếu sử dụng vỏ cà phê ủ mục tự nhiên sau đó bón cho cây cà phê. Nếu cà phê đƣợc chăm sóc tốt, đảm bảo kỹ thuật thì sản lƣợng dự báo sẽ tăng thêm từ 5-10%.

 Công nghệ chế biến cà phê

Công nghệ CBCP cũng là một yếu tố ảnh hƣởng đến chất thải phát sinh do CBCP.

Với công nghệ chế biến ƣớt thì phát sinh nhiều chất thải rắn, trên địa bàn huyện Mai Sơn trung bình chất thải rắn do CBCP chiếm 25% lƣợng nguyên liệu. Đối với nƣớc thải phát sinh từ hoạt động CBCP bằng phƣơng pháp ƣớt trên địa bàn huyện Mai Sơn thì trung bình sản xuất 1 tấn quả cà phê cần sử dụng 1,1 m3 nƣớc và phát sinh 1,1 m3 nƣớc thải.

Với công nghệ CBCP bằng phƣơng pháp khô thì lƣợng chất thải rắn phát sinh tƣơng đối ít và không phát sinh nƣớc thải. Tuy nhiên do đặc điểm về khí hậu của Sơn La từ tháng 9 – tháng 12 ít nắng và có mƣa không phù hợp cho việc chế biến bằng phƣơng pháp khô. Điều kiện địa hình của huyện Mai Sơn có độ phân cắt mạnh, độ dốc cao, diện tích bằng phẳng chiếm tỷ lệ rất nhỏ và đƣợc sử dụng chủ yếu làm đất ở và trồng lúa nên việc bố trí các bãi sân phơi cà phê cũng là một khó khăn khi sử dụng phƣơng pháp này. Ngoài ra cà phê Arabica chế biến bàng phƣơng pháp khô cho chất lƣợng sản phẩm rất thấp. Do vậy phƣơng pháp này không đƣợc sử dụng để CBCP ở huyện Mai Sơn.

tƣơi), tuy nhiên lƣợng nƣớc thải phát sinh rất nhỏ, chỉ phát sinh do vệ sinh máy móc và vệ sinh công nghiệp. Dự tính lƣợng nƣớc thải này phát sinh khoảng 2-4 m3/ngày, tùy thuộc vào quy mô và số lƣợng máy móc sử dụng. Tuy nhiên hiện nay công nghệ chế biến mật ong đòi hỏi hỏi ký thuật cao, bí quyết quy trình, đầu ra sản phẩm, đầu mối xuất khẩu sản phẩm. Hiện nay trên địa bàn huyện Mai Sơn chƣa có đơn vị nào thử nghiệm và dự kiến áp dụng công nghệ chế biến mật png vào sản xuất cà phê.

 Công nghệ xử lý chất thải đƣợc áp dụng

Việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải là yếu tổ ảnh hƣởng lớn nhất và trực tiếp tới lƣợng phát sinh chất thải từ hoạt động CBCP.

Với việc áp dụng công nghệ sản xuất phân vi sinh vào việc xử lý chấ thải rắn từ hoạt động CBCP thì gần nhƣ 100% lƣợng chất thải rắn này là nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất phân bón. Do vậy lƣợng chất thải rắn phát sinh do CBCP là không có.

Áp dụng công nghệ xử lý nƣớc thải cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến nƣớc thải xả ra môi trƣờng. Nƣớc thải đƣợc xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn Việt Nam thải ra môi trƣờng giảm thiểu tối đa việc ô nhiễm môi trƣờng nƣớc.

3.3.2. Các kịch bản dự báo phát sinh chất thải

Dựa trên các yếu tố ảnh hƣởng tới sản lƣợng và phát sinh chất thải, tác giả đƣa ra một số kịch bản khác nhau về phát triển và áp dụng công nghệ trong hoạt động CBCP để dự báo lƣợng chất thải phát sinh đến năm 2025 nhƣ sau:

Bảng 3.1. Kịch bản các yếu tố ảnh hưởng tới phát sinh chất thải

Yếu tố Kịch bản 1 (năm 2021) Kịch bản 2 (năm 2022) Kịch bản 3 (năm 2023) Kịch bản 4 (năm 2025) Diện tích cà phê Tăng 24,26% (tăng trung bình

năm theo chuỗi số liệu điều tra)

Tăng 7,17% (tăng trung bình từ 2015-2018) Tăng 5,48% (tăng trung bình từ 2016-2018) Tăng 5,48% (tăng trung bình từ 2016-2018) Sản lƣợng

cà phê 6,6 -10 tấn/ha 6,6 -10 tấn/ha 6,6 -10 tấn/ha 6,6 -10 tấn/ha Công nghệ chế biến Công nghệ chế biến ƣớt Công nghệ chế biến ƣớt Công nghệ chế biến ƣớt Công nghệ chế biến ƣớt Hệ thống xử lý chất thải Các cơ sở nhỏ không có hệ thống xử lý; và 20 % lƣợng chất thải rắn đƣợc xử lý 10% lƣợng nƣớc thải các cơ sở nhỏ đƣợc xử lý và 30 % lƣợng chất thải rắn đƣợc xử lý 30% lƣợng nƣớc thải các cơ sở nhỏ đƣợc xử lý và 50 % lƣợng chất thải rắn đƣợc xử lý 50% lƣợng nƣớc thải các cơ sở nhỏ đƣợc xử lý và 100 % lƣợng chất thải rắn đƣợc xử lý

(Nguồn: Dự báo của tác giả)

Với diện tích trồng cà phê thay đổi từ 8.385ha đến 10.546 ha, sản lƣợng cà phê giao động từ 6,6-10 tấn/ha biến động theo từng năm khác nhau, áp dụng công nghệ chế

quả nghiên cứu về định mức phát sinh nƣớc thải, chất thải rắn trên địa bàn huyện Mai Sơn thì sản xuất 1 tấn cà phê quả tƣơi phát sinh ra 0,25 tấn chất thải rắn và 1,1 m3 nƣớc thải. Dự báo về sản lƣợng theo các kịch bản đƣợc tính toán nhƣ sau:

Bảng 3.2. Dự báo sản lượng cà phê theo các kịch bản

Kịch bản Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lƣợng (tấn)

Kịch bản 1 8.385 6,6 55.341 8.385 10 83.851 Kịch bản 2 8.986 6,6 59.309 8.986 10 89.863 Kịch bản 3 9.479 6,6 62.560 9.479 10 94.787 Kịch bản 4 10.546 6,6 69.604 10.546 10 105.461

(Nguồn: Tính toán, dự báo của tác giả)

Dự báo chất thải phát sinh chƣa qua xử lý theo các kịch bản đƣợc tính toán dựa trên định mức phát sinh nƣớc thải, chất thải rắn tại huyện Mai Sơn. Trung bình để chế biến 1 tấn cà phê bằng phƣơng pháp ƣớt phát sinh 0,25 tấn chất thải rắn, 1,1 m3 nƣớc thải. Kết quả dự báo nhƣ sau:

Bảng 3.3. Dự báo chất thải chưa qua xử lý theo các kịch bản

Kịch bản Sản lƣợng (tấn) Chất thải rắn (tấn) Nƣớc thải (m3) Kịch bản 1 55.341 13.835 60.875 83.851 20.963 92.236 Kịch bản 2 59.309 14.827 65.240 89.863 22.466 98.849 Kịch bản 3 62.560 15.640 68.816 94.787 23.697 104.266 Kịch bản 4 69.604 17.401 76.564 105.461 26.365 116.007

Nguồn: Tính toán, dự báo của tác giả

Đối với các cơ sở CBCP dự kiến đầu tƣ hệ thống xử lý nƣớc thải, chất thải rắn đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng. Lƣợng chất thải đƣợc xử lý, chất thải không xả trực tiếp ra môi trƣờng là nguyên nhân chính gây ô nhiêm môi trƣờng. Để dự báo lƣợng chất thải phát sinh theo các kịch bản thì yếu tố có hệ thống xử lý chất thải

quyết định trực tiếp tới lƣợng chất thải. Kết quả dự báo theo từng kịch bản đƣợc trình bày tại Bảng 3.4. Dự báo chất thải phát sinh theo các kịch bản:

Bảng 3.4. Dự báo chất thải phát sinh theo các kịch bản

Kịch bản Chất thải rắn đƣợc xử lý (tấn) Nƣớc thải đƣợc xử lý (m3) Chất thải rắn chƣa đƣợc xử lý (tấn) Nƣớc thải chƣa đƣợc xử lý (m3) Kịch bản 1 2.767 10.440 11.068 50.435 4.193 10.440 16.770 81.796 Kịch bản 2 4.448 15.920 10.379 49.320 6.740 19.281 15.726 79.568 Kịch bản 3 7.820 27.953 7.820 40.863 11.848 38.588 11.848 65.678 Kịch bản 4 17.401 43.502 0 33.062 26.365 63.224 0 52.784

(Nguồn: Tính toán, dự báo của tác giả)

Kết quả tính toán cho thấy với các kịch bản khác nhau thì nƣớc thải, chất thải rắn chƣa qua xử lý có biến động khác nhau. Nƣớc thải, chất thải rắn nếu không áp dụng các biện pháp quản lý, xử lý thì sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng trên địa bàn huyện Mai Sơn là khu vực cấp nƣớc sinh hoạt cho thành phố Sơn La.

3.4. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trƣờng

3.4.1. Đề xuất giải pháp quản lý cho cơ quan quản lý

3.4.1.1. Tăng cường tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường

* Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật.

Hoàn chỉnh và bổ sung các chính sách phân bổ và đầu tƣ kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng cho các cơ sở CBCP, đặc biệt là kinh phí cho hoạt động của hệ thống xử lý nƣớc thải. Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở chuyển đổi loại hình từ sơ chế sang bán quả cà phê nhằm có sự đồng bộ thống nhất trong việc quản lý.

Xây dựng các chế tài cụ thể để xử phạt đối với các hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trƣờng. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích (khen thƣởng, ƣu đãi cho vay vốn…) đối với các cơ sở tuân thủ tốt các quy định về bảo vệ môi trƣờng.

Mục đích của việc hoàn thiện các căn cứ pháp lý nhằm hoàn thiện các quy định chƣa phù hợp, tồn tại vƣớng mắc trong các khâu quản lý của các cấp chính quyền địa phƣơng tại Sơn La.

* Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm khuyến khích, khai thác tối đa mọi nguồn lực cho phát triển sản xuất cà phê nói riêng và hoạt động phát triển nói riêng. tạo điều kiện để các CSSX và các cá nhân tiếp cận đƣợc các chính sách một cách hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính theo hƣớng nhanh, gọn, một cửa cho các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất kinh doanh; rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất loại hình CBCP.

Hƣớng dẫn trình tự, quy trình, thời gian và biểu mẫu lập thủ tục hành chính về moi trƣờng nhƣ ĐTM, KHBVMT và các thủ tục cấp phép khác. Công khai, công bố bộ thủ tục hành chính về môi trƣờng để các cơ sở thực hiện và tuân thủ theo quy định.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thực hiện theo tinh thần tuân thủ pháp luật, nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Cải cách thủ tục hành chính nâng cao chất lƣợng thẩm định báo cáo ĐTM, KHBVMT, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục của nhà nƣớc mà vẫn đảm bảo chất lƣợng.

* Tăng cƣờng hoạt động giám sát môi trƣờng và thực hiện kiểm kê nguồn thải: Tiến hành kiểm kê phát thải từ các nguồn thải tại các cơ sở CBCP nhằm quản lý đƣợc các thông tin về tổng lƣợng thải và tải lƣợng ô nhiễm của các chất thải. Yêu cầu các CSSX phải hoàn thiện các thủ tục hành chính về môi trƣờng (ĐTM, KHBVMT, sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, Giấy phép khai thác nước, giấy phép xả nước thải…). Việc tăng cƣờng hoạt động giám sát môi trƣờng và thống kê nguồn thải cần đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng thực hiện thƣờng xuyên. Đề có cơ sở phòng ngừa, ứng phó với các sợ cố môi trƣờng có nguy cơ sảy ra do hoạt động CBCP.

* Tiếp tục triển khai áp dụng các công cụ kinh tế nhƣ phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải, chất thải rắn đối với các cơ sở CBCP.

* Áp dụng các biện pháp cƣỡng chế trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật bảo vệ môi trƣờng đối với các CSSX theo kế hoạch hoặc đột xuất. Kiên quyết xử lý nghiêm đối với những cơ sởvi phạm Luật bảo vệ môi trƣờng theo qui định của pháp luật, cụ thể:

- Phạt tiền, tạm đình chỉ hoạt động sản xuất, buộc di dời, cấm hoạt động, công khai thông tin về vi phạm Luật bảo vệ môi trƣờng đối với các cơ sở vi phạm.

- Ngừng cung cấp điện, đình chỉ việc vay vốn hoặc rút vốn vay trƣớc thời hạn đối với các cơ sở ÔNMT nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cho đến khi thực hiện xong việc đầu tƣ xây dựng các hệ thống xử lý ô nhiễm đạt quy chuẩn đƣợc cơ quan chuyên môn về môi trƣờng xác nhận theo quy định.

- Không cấp mới các loại giấy phép đối với các CSSX sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.

3.5.1.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường các cấp

Hiện tại cần bổ sung thêm 3 cán bộ vào phòng Quản lý môi trƣờng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm nhằm tăng cƣờng việc kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở CBCP và các cơ sở chế biến dong, riềng, các cơ sở ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Do Sơn La là tỉnh đặc thù có diện tích lớn (thứ 2 cả nước) địa hình phân cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn nên việc bổ sung cán bộ là cần thiết.

Đối với UBND huyện Mai Sơn, cần bổ sung thêm biên chế cho ít nhất 01 cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp quản lý các cơ sở chế biến cà phê tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la​ (Trang 67)