Tình hình nghiên cứu và ứng dụng vi khuẩn cố định đạm trên thế giớ

Một phần của tài liệu khảo sát tương tác của một số giống lúa chịu mặn và các dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm phân lập từ đất nhiễm mặn (Trang 29 - 32)

CHƢƠNG 2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng vi khuẩn cố định đạm trên thế giớ

Việt Nam

2.4.1. Trên thế giới

Cheng - Hui Xie và Akira Yokota năm 2005 đã phân lập vi khuẩn cố định đạm

Azospirillum oryzae sp.nov. từ rễ lúa Oryza sativa.

Tejera et al., (2005) đã nghiên cứu đặc tính và phân lập các dòng vi khuẩn

AzotobacterAzospirillum từ vùng rễ cây mía ở Tây Ban Nha nhận thấy

Azospirillum có khả năng kết hợp tốt với vùng rễ cây mía đường hơn so với

Azotobacter.

Jadav et al., (2010) thực hiện nghiên cứu cho thấy các chủng vi khuẩn có mặt tại vùng rễ như Pseudomonas aeruginosa BHUPSB02, Pseudomonas putida BHUPSB04,

Bacillus subtilis BHUPSB13, Paenibacillus polymyxa BHUPSB17 và Bacillus boronophilus BHUPSB19 có khả năng cải thiện khả năng nảy mầm của hạt đậu garbanzo (Cicer arietinum L.).

Venieraki et al., (2011) nghiên cứu đặc tính của các dòng vi khuẩn cố định đạm được phân lập từ vùng rễ lúa mạch, yến mạch, lúa mì.

Venieraki et al., (2011) khảo sát sự đa dạng di truyền của các dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm phân lập từ rễ lúa mì. Phân lập được 17 dòng vi khuẩn cố định đạm từ rễ lúa mì.

2.4.2. Trong nƣớc

Ở Việt Nam, có những nghiên cứu rất sớm về vi khuẩn cố định đạm như vi khuẩn nốt rễ cho cây đậu (Trần Phước Đường et al., 1984) và luân canh đậu - lúa (Trần Phước Đường et al., 1999) nhưng nghiên cứu về vi khuẩn sống trong rễ lúa chỉ có những nghiên cứu của Gillis và đồng tác giả (1995) phát hiện vi khuẩn Burkholderia vietnamiensis sống trong rễ lúa trồng ở Việt Nam. Sau đó, các nhà khoa học đã xác định được Burkholderia vietnamiensis là loài vi khuẩn có khả năng cố định đạm giúp tăng năng suất lúa (Trần Văn Vân et al., 2000), tăng năng suất mía (Baldani et al., 2002).

Cao Ngọc Điệp (2005) “Hiệu quả của chủng vi khuẩn nốt rễ (Sinorhizobium fredii) và vi khuẩn Pseudomonas spp. trên đậu nành”. Một thí nghiệm nhằm khảo sát hiệu quả của việc chủng vi khuẩn nốt rễ và vi khuẩn Pseudomonas spp. trên sự phát triển đậu nành (giống Nhật Bản 17A). Kết quả cho thấy thành phần năng suất, năng suất hột và hàm lượng protein trong hột đậu nành gia tăng đáng kể khi tưới dịch lên men vi khuẩn Pseudomonas spp. so với nghiệm thức không tưới dịch. Chủng hột đậu nành với vi khuẩn nốt rễ (dòng VN082 hay dòng ĐH-2) kết hợp với dịch lên men vi khuẩn Pseudomonas spp. cho năng suất hột cao nhất và chất lượng hột đậu nành tốt nhất.

Nguyễn Hữu Hiệp et al., (2005) đã phân lập được 20 dòng vi khuẩn có các đặc tính giống như giống Azospirillum trên cây lúa và nhận diện 8 dòng trong số đó là

Azospirillum lipoferum bằng kỹ thuật PCR.

Ngô Thanh Phong et al., (2010) phân lập và nhận diện vi khuẩn cố định đạm trong đất vùng rễ lúa trồng trên đất phù sa tỉnh Kiên Giang. Năm mươi mốt dòng vi khuẩn cố định đạm được phân lập trong đó có 34/51 có khả năng cố định đạm cao.

Ngô Thanh Phong et al., (2011) phân lập và nhận diện vi khuẩn cố định đạm trong đất vùng rễ lúa trồng trên đất phù sa tỉnh Vĩnh Long. Bảy mươi chủng vi khuẩn

được phân lập từ 27 mẫu đất trồng lúa của 3 huyện (Tam Bình, Trà Ôn và Vũng Liêm) của tỉnh Vĩnh Long trong đó có 59 chủng có khả năng cố định đạm. Mười chủng có khả năng khử acetylene (ARA). Có 21 chủng trong 25 chủng vi khuẩn có băng tương ứng 475bp trong phổ điện di của các phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu của gen

nifPolR và PolF.

Nguyễn Lam Anh (2012) phân lập từ vùng đất rễ lúa của 3 huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp: Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông, được 41 dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm (Hồng Ngự: 7 dòng, Thanh Bình: 1 dòng, Tam Nông: 23 dòng).

Võ Long Duyên (2012) khảo sát ảnh hưởng một số vi khuẩn có khả năng cố định đạm đến sự sinh trưởng và phát triển của giống lúa OM6976. Luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Công nghệ Sinh học, trường Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu khảo sát tương tác của một số giống lúa chịu mặn và các dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm phân lập từ đất nhiễm mặn (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)