Nghiệm thức Môi trường Yoshida
Giá thể Chủng vi khuẩn Thời gian chủng vi khuẩn NT1- NT3 Có đạm Cát Không có - NT4 – NT6 Không đạm Cát Không có - NT7 – NT16 Không đạm Cát 10 DÒNG VK 1 giờ NT17 – NT26 Không đạm Cát 10 DÒNG VK 2 giờ NT27 – NT36 Không đạm Cát 10 DÒNG VK 3 giờ
Quy trình thực hiện:
- Chuẩn bị dụng cụ và môi trường:
Chuẩn bị bình tam giác, bình nuôi cấy lúa.
Chuẩn bị môi trường ươm hạt giống : 72 bình môi trường, mỗi bình 0,2g agar + 40 ml nước cất, khử trùng.
Chuẩn bị môi trường Yoshida: pha 12 lít môi trường Yoshida không đạm (không bổ sung NH4NO3) và 1,5 lít môi trường Yoshida có đạm, cho 40 ml dung dịch môi trường vào bình tam giác như bảng 2.
-Chuẩn bị môi trường Burk’s để nuôi tăng sinh vi khuẩn: chuẩn bị 2 lít môi trường Burk’s, cho vào 90 ống fancon, mỗi ống 20ml dung dịch môi trường.
- Khử trùng môi trường ươm hạt giống, môi trường Yoshisa, môi trường Burk’s ở 1210
C trong 30 phút.
- Chuẩn bị hạt lúa giống OM6976: chọn những hạt giống chắc hạt, sáng. Cho vào bình tam giác 500ml đã được khử trùng trước, khử trùng hạt giống bằng cồn 700
. Sau đó ngâm với nước Javel và lắc bằng máy khuấy từ trong 30 phút. Sử dụng nước cất đã khử trùng rửa lại hạt lúa nhiều lần cho sạch nước Javel (thao tác trong tủ cấy vô trùng). Tiến hành gieo hạt lúa vào 72 bình môi trường ươm hạt đã chuẩn bị trước, mỗi bình 30 – 35 hạt, ủ trong tủ tối 30 – 320C trong 2 ngày, sau đó đem ra ngoài cho mạ phát triển bình thường.
- Chuẩn bị vi khuẩn: 10 dòng vi khuẩn cố định đạm đã được phân lập cấy vào môi trường Burk’s đã khử trùng, sau đó đặt vào máy lắc ở 300
C trong 4 ngày.
- Chủng vi khuẩn: mạ sau 4 ngày cao khoảng 2 – 3 cm thì tiến hành chủng vi khuẩn vào cây mạ bằng cách ngâm cây mạ trong dung dịch chứa vi khuẩn ở các mức thời gian 1giờ, 2 giờ, 3 giờ. Sau đó cấy vào các bình tam giác theo các nghiệm thức khác nhau, mỗi bình 3 cây. Khi cấy xong, đặt các bình tam giác dưới áng sáng đèn cho phát triển bình thường, theo dõi kết quả sau 20 ngày.
- Chỉ tiêu theo dõi: số lượng lá (số lá trên một cây), chiều dài rễ (tính từ gốc rễ đến rễ dài nhất, số rễ (số rễ trên một cây), trọng lượng tươi (là trọng lượng của một cây khi còn tươi), trọng lượng khô (là trọng lượng của một cây sau khi sấy khô).
3.3.2. Khảo sát tƣơng tác của các giống lúa chịu mặn và các dòng vi khuẩn có
khả năng cố định đạm phân lập từ đất nhiễm mặn. a. Vật liệu
Bộ giống lúa chịu mặn và các dòng vi khuẩn cho kết cao ở thí nghiệm 1
b. Tiến hành
Thí nghiệm thực hiện với hai nhân tố dòng vi khuẩn và giống lúa. Thí nghiệm gồm 36 nghiệm thức với 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức sử dụng cát làm giá thể và dung dịch Yoshida có độ mặn 4‰.