Trên thực tế mạng thông tin vệ tinh ngành công an sử dụng hai cấu hình xe thông tin cơ động. Loại 2 như đã đề cập ở trên. Loại 1 có bổ sung thêm chức năng truyền dẫn luồng E1 dự phòng cho mạng mặt đất khi có sự cố. Xe thông tin cơ động loại 1 sử dụng ăng ten 1,8m của C-Com, Mỹ. Với cấu hình nêu trên, xe thông tin loại 1 có thể thực hiện cuộc gọi với lưu lượng đến 2Mbps, đảm bảo truyền được 01 E1 cho tổng đài mặt đất khi đường truyền gián đoạn do thiên tai địch họa.
Toàn bộ hệ thống phụ trợ (nguồn điện, máy nổ, hệ cân bằng xe, cột ăng ten vô tuyến..) được tích hợp trên xe và có điều khiển tập trung tại bàn điều phối. Máy nổ có thể sử dụng chung bình nhiên liệu của xe hoặc dùng riêng để tăng thời gian làm việc độc lập. Khi đổ đầy bình nhiên liệu, trừ lúc di chuyển, xe có thể tác chiến độc lập liên tục trong 12 giờ mà không phải tiếp thêm xăng dầu.
Ăng ten vệ tinh được tích hợp và lập trình để có thể tự động dò tìm vệ tinh chỉ bằng một nút nhấn trên hệ điều khiển. Thời gian dò tìm vệ tinh khoảng 3-5 phút. Thời gian triển khai xe từ khi dừng đỗ đến khi có liên lạc về trung tâm khoảng 10 đến 15 phút, đáp ứng yêu cầu chỉ huy tác chiến.
Hình 2.14: Sơ đồ hệ thống tự động dò tìm vệ tinh của xe thông tin cơ động
Xe ô tô tích hợp là loại chuyên dụng được thiết kế riêng phục vụ cho công tác nghiệp vụ. Xe có 2 cầu, gầm cao hơn các xe cùng loại 35cm, sẵn sàng cho việc di chuyển trên vùng đồi núi. Xe được tích hợp cột ăng ten vô tuyến cao 10m để thu sóng vô tuyến từ camera truyền ảnh. Khi dừng đỗ, để cân bằng xe, hạn chế rung lắc khi triển khai vận hành hệ thống, đảm bảo độ ổn định khi nâng
hạ cột ăng ten vô tuyến, xe được trang bị hệ thống cân bằng tự động điều khiển tại bàn làm việc (xem hình 2.15).
Hình 2.15: Xe thông tin vệ tinh cơ động
2.2.4. Địa điểm lắp đặt, trang bị
Mạng Thông tin vệ tinh Bộ Công an bao gồm 01 trạm Hub chính đặt tại Hà Nội, trạm Hub dự phòng đặt tại Tp Hồ Chí Minh và khoảng 150 trạm đầu cuối được lắp đặt trên khắp cả nước, chủ yếu tại vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn về thông tin liên lạc.
Các trạm VSAT bao gồm hai loại chính: trạm VSAT liên lạc thoại và trạm VSAT có truyền hình hội nghị, truyền video. Có 106 trạm VSAT thoại và 16 trạm VSAT cố định có truyền hình. Bên cạnh đó, mạng còn có 29 xe thông tin vệ tinh cơ động đặc chủng, phục vụ tác chiến cơ động.
Trong tương lai, mạng thông tin vệ tinh ngành công an có thể mở rộng đến 500 trạm, sử dụng toạn bộ băng thông của một phát đáp băng tần Ku vệ tinh Vinasat 36MHz. Hiện nay băng thông sử dụng là 16MHz.
Địa điểm trang bị trạm thể hiện trong các bảng từ 2.5 đến 2.9.
Địa điểm trang bị Số lượng trạm
1 Tr¹m Qu¶ng Ninh 1 2 Tr¹m §µ N½ng 1 3 Tr¹m Gia Lai 1 4 Tr¹m §¾c N«ng 1 5 Tr¹m TP Hå ChÝ Minh 1 6 B×nh Xuyªn, VÜnh Phó 1
7 Thuû Nguyªn, H¶i Phßng 1
8 Thanh Oai, Hµ T©y. 1
10 §¹i Léc, Qu¶ng Nam 1
11 Diªn Kh¸nh, Kh¸nh Hoµ 1
12 Hµm T©n, B×nh ThuËn 1
13 Phó Giao, B×nh D-¬ng 1
14 T©n Ph-íc, TiÒn Giang 1
15 Duyªn H¶i, Trµ Vinh 1
16 Nh- Xu©n, Thanh ho¸ 1