Ảnh chụp phía sau bộ khuếch đại công suất, rack cao tần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu nâng cao hiệu năng mạng thông tin vệ tinh Bộ Công an (Trang 104 - 109)

4.3.3. Xây dựng hệ các quy trình khai thác vận hành

Quy trình dược xây dựng với mục đích chuẩn hóa các công việc có tính ổn định cao, ít thay đổi về nội dung, không nhiều biến động về kết quả cần đạt được cũng như cách thức thực hiện. Do vậy, quy trình thường được nhiều đơn vị điều hành, khai thác, sản xuất chú ý xây dựng và áp dụng. Đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh, quy trình ít phổ biến do tính bất định cao của hoạt động doanh nghiệp, nếu có thì thường tập trung vào các quy trình liên quan đến thủ tục tài chính.

Việc xây dựng và ban hành các quy trình nhằm đảm bảo hạn chế tối thiểu các sai hỏng do thao tác gây ra trong quá trình khai thác vận hành. Đồng thời quy trình cũng tạo ra hành lang đảm bảo trách nhiệm cá nhân khi tham gia quản lý điều hành hệ thống. Quy trình cũng đảm bảo và duy trì sự đồng bộ cần thiết

giữa các hoạt động của nhiều cá nhân, nhiều thành phần khác nhau trong cùng một công việc, cùng hệ thống với cùng mục đích.

Xây dựng quy trình là nội dung có tính ứng dụng cao trong thực tế. Tuy nhiên, để xây dựng một hệ thống quy trình hoàn chỉnh cho mạng thông tin vệ tinh Bộ Công an cần có sử đầu tư thích đáng về kiến thức, kinh nghiệm thực tế, thời gian, nhân lực cũng như tài chính. Đổi lại là sự ổn định, an toàn và sẵn sàng cao, khả năng sửa chữa và phục hồi nhanh của hệ thống sau khi gặp lỗi. Việc xây dựng quy trình khai thác vận hành cho mạng thông tin ngành công an là rất cần thiết và không nên để chậm trễ thêm.

Về cơ bản, hệ thống quy trình khai thác vận hành mạng thông tin vệ tinh ngành công an bao gồm:

1. Quy trình quản lý nhà trạm.

2. Quy trình vận hành, khai thác trạm đầu cuối thoại cố định. 3. Quy trình vận hành, khai thác trạm đầu cuối thoại cơ động.

4. Quy trình vận hành, khai thác trạm đầu cuối cố định có truyền hình. 5. Quy trình vận hành, khai thác trạm đầu cuối cơ động có truyền hình. 6. Quy trình vận hành, khai thác xe thông tin vệ tinh.

7. Quy trình khai thác vận hành trạm Hub có các nội dung sau -Quy trình khai vận hành hệ thống nguồn và các hệ phụ trợ -Quy trình khai thác vận hành các ăng ten

-Quy trình khai thác vận hành hệ cao tần và băng cơ sở -Quy trình khai thác vận hành hệ giao tiếp mạng

-Quy trình khai thác dịch vụ truyền ảnh

-Quy trình khai thác dịch vụ hội nghị truyền hình -Quy trình khai thác hệ thống thoại IP

-Quy trình báo cáo, thực hiện nhiệm vụ, xử lý khi xảy ra sự cố -Quy trình phối hợp vận hành với các đơn vị trong và ngoài ngành Cho đến nay, một số quy trình đã được xây dựng như các quy trình số 2, 3, 4, 5, 6 và quy trình bật tắt hệ thống thiết bị trạm Hub song còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, nhiều điểm chưa thống nhất cả về nội dung, hình thức lẫn kiến thức chuyên môn. Đặc biệt các Quy trình báo cáo, thực hiện nhiệm vụ, xử lý khi xảy ra sự cố và Quy trình phối hợp vận hành với các đơn vị trong và ngoài ngành hiện chưa có, đang được làm theo kinh nghiệm, gây chồng chéo, khó kiểm soát, hiệu quả công tác không cao.

4.3.4. Các giải pháp bổ sung khác

Về mặt quản lý: sự bất cập về thiết bị có thể được khắc phục phần nào nhờ sự tinh nhuệ của lực lượng vận hành hệ thống. Trong hầu hết các tình huống, trừ khi có mưa lớn, nhân viên khai thác thành thạo có thể điều chỉnh thông số trạm (tăng công suất phát, giảm từng bước tốc độ luồng tin đầu vào thông qua việc điều chỉnh hệ số nén, điều chỉnh hệ số điều chế và mã hóa hợp lý) để kết nối lưới đạt yêu cầu chất lượng. Để thực hiện giải pháp này cần chú ý đến công tác phát triển cán bộ: đào tạo chu đáo cán bộ vận hành khai thác; trang bị kiến thức cơ bản về thông tin vệ tinh và chuyên sâu về hệ thống đang sử dụng; phát hiện các nhân tố có tiềm năng để tập trung đào tạo, phát triển, bổ nhiệm các chức vụ cán bộ kỹ thuật chủ chốt; phân công hợp lý các nhân tố chính để nghiên cứu và có hiểu biết chuyên sâu về từng thành phần của hệ thống (cao tần, băng cơ sở, giao tiếp mạng, nguồn điện và các hệ phụ trợ, VoIP, M&C..) từ đó tăng cường hiệu quả trao đổi học tập lẫn nhau, đẩy nhanh tiến trình nắm bắt. Bên cạnh đó, cần nghiêm túc thực hiện việc xây dựng hệ quy trình khai thác vận hành để hỗ trợ công việc hàng ngày đồng thời tạo điều kiện để nhân viên mới dễ dàng tiếp cận hệ thống.

Về mặt định hướng chỉ đạo: việc ra định hướng chỉ đạo nhất thiết phải cân nhắc giữa khả năng công nghệ và nhu cầu thông tin liên lạc. Trong trường hợp các trạm kết nối mạng lưới, nếu xác định yêu cầu liên lạc trực tiếp giữa các xe thông tin cơ động với nhau và với VSAT có truyền hình là không thể thay thế, cần có định hướng rõ về công tác phối hợp với đơn vị điều hành vệ tinh, xác định nguồn kinh phí nâng cao hiệu năng hệ thống, sớm xây dựng và phê duyệt đưa vào sử dụng các quy trình khai thác, quản lý, vận hành mạng thông tin vệ tinh ngành công an đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển cán bộ, lựa chọn, cất nhắc cán bộ có năng lực chuyên môn tốt vào các vị trí tham mưu, chỉ huy trong lĩnh vực chuyên ngành.

KẾT LUẬN, ĐÓNG GÓP MỚI, và ĐỀ XUẤT

Nâng cao hiệu năng hệ thống thông tin vệ tinh ngành công an có vai trò quan trọng hàng đầu sau khi triển khai mạng. Việc nâng cao hiệu năng dựa trên cơ sở hoạt động thực tế của hệ thống và tính toán lý thuyết, sau đó là kiểm nghiệm trên thiết bị trước khi áp dụng để phục vụ công tác.

Trên cơ sở những tồn tại bộc lộ trong quá trình khai thác vận hành, luận văn đã phân tích và xác định được nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu năng mạng. Luận văn cũng đã phân tích chi tiết tính khả thi của từng giải pháp, chỉ rõ ưu nhược điểm làm căn cứ đề xuất áp dụng giải pháp hiệu quả nhất. Với thời gian hơn 02 năm kể từ tháng 2 năm 2010 là khi mạng thông tin ngành công an chính thức thông luồng kỹ thuật, các giải pháp đề xuất trong luận văn đã có thời gian đưa vào thực tế để kiểm nghiệm, đánh giá, có kết quả. Các đóng góp của luận văn cụ thể là:

1. Trên cơ sở hiện tượng thực tế xảy ra trong quá trình khai thác hệ thống, căn cứ phân tích, tính toán chuyên môn để nhận biết rõ nguyên nhân của các tồn tại về chất lượng mạng lưới từ đó đề xuất giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu năng mạng thông tin vệ tinh ngành công an.

2. Nêu, phân tích khoa học, kiểm nghiệm và đưa vào áp dụng thực tế giải pháp nâng cao chất lượng kết nối mạng hình lưới thông qua điều chỉnh tổng hợp nhiều yếu tố: nén tín hiệu đầu vào, hệ số mã sửa lỗi, phương thức điều chế của tuyến thông tin đồng thời cả hai phía thu phát, kết hợp với điều chỉnh công suất phát.

3. Nêu, phân tích khoa học và đánh giá chi tiết hiệu quả kinh tế trong việc tiết giảm chi phí thuê băng thông vệ tinh và đề xuất giải pháp giảm băng thông mạng thông tin vệ tinh ngành công an sử dụng thông qua điều chỉnh các thông số tuyến trong mạng hình sao trong khi vẫn đảm bảo chất lượng thông tin theo yêu cầu.

4. Nêu, phân tích khoa học một số tồn tại đối với công tác vận hành trạm Hub Hà Nội như: bố trí nhà trạm, hệ thống điều hòa làm mát và thoát khí, hệ thống quy trình khai thác; có đánh giá hiệu quả hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất phương án khắc phục.

Một số giải pháp kỹ thuật đã được áp dụng có hiệu quả trong công tác thường xuyên, một số vẫn chưa được quan tâm đúng mức dù cho đến nay chưa có phương án nào thay thế. Trở ngại chính trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu năng mạng không nằm ở vấn đề chuyên môn hay trình độ, kiến

thức, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật tham gia quản lý, vận hành khai thác hệ thống. Quy trình khai thác vận hành hệ thống mạng gần như chưa được quan tâm chỉ đạo xây dựng.

Việc chậm tháo gỡ tồn tại bộc lộ trong quá trình triển khai, xây dựng một mạng thông tin vệ tinh có thể gây ra những sai sót không thể sửa chữa, hoặc sửa chữa được nhưng với giá rất đắt, về lâu dài không chỉ tác động đến hoạt động của hệ thống thiết bị mà cả con người, thậm chí ảnh hưởng đến cả một giai đoạn dài trong con đường phát triển chung của lĩnh vực thông tin liên lạc ngành công an.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Quang Hiệu, Lê Anh Dũng (1999), “Một phương pháp tính toán để thiết kế trạm mặt đất và mạng thông tin vệ tinh VSAT”, Tạp chí Bưu chính viễn thông.

[2] Thái Hồng Nhị (2008), Hệ thống thông tin vệ tinh tập 1 và 2, NXB Bưu điện, Hà Nội.

[3] Dennis Roddy (2001), Satellite Communications 3rd Edition, McGraw- Hill, United State of America.

[4] Dirk Breynaert, Maximilien d’Oreye de Lantremange (2005), “Analysis of the bandwidth eifficiency of DVB-S2 in a typical data distribution network”, Newtec CCBN2005, Beijing.

[5] Gérard Maral, (2003), VSAT Network 2rd Edition, John Wiley & Sons, England.

[6] Tri T. Ha (1990), Digital Satellite Communications 2nd Edition, McGraw-Hill, Singapore.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu nâng cao hiệu năng mạng thông tin vệ tinh Bộ Công an (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)