Hình 3 .2 Hình thái thân cây hoắc hƣơng
Hình 3.12 Ảnh hƣởng của chất kích rễ đến chiều dài rễ của hom giống từ
giống từ cành già
Đối với hom cành già, chiều dài rễ ở các công thức xử lí N3M, KR, RP và RT lần lƣợt bằng 23,05; 29,10; 16,81 và 22,29 cm. Nhƣ vậy, KR có hiệu ứng tăng sinh trƣởng chiều dài rễ lớn hơn so với N3M và RT. Hiệu ứng tăng sinh trƣởng chiều dài rễ hom cành già nhỏ nhất khi đƣợc xử lí với RP (Hình 3.12).
Khi xem xét hiệu ứng của một loại chất kích rễ thƣơng mại đối với các loại vật liệu khác nhau, có thể thấy rằng N3M, KR và RP có hiệu ứng giống nhau, chiều dài rễ ở hom cành non và cành hom bánh tẻ lớn hơn so với ở cành hom già. Trong khi đó, ở công thức xử lí RT, chiều dài rễ lớn nhất quan sát đƣợc ở cành hom bánh tẻ. Nhƣng cả bốn loại chất kích rẽ thƣơng mại này đều có hiệu ứng đối với sinh trƣởng chiều dài rễ thấp nhất ở cành hom già.
3.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ IAA đến khả năng ra rễ của hoắc hương giâm hom
3.2.3.1. nh hưởng của nồng độ IAA đến tỷ lệ ra rễ và số lượng rễ của cây
Trong nghiên cứu này, IAA ở các nồng độ từ 50 đến 200 ppm đực sử dụng để đánh giá tác động của nồng độ IAA đến sự tạo rễ của hom cành Hoắc hƣơng. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ ra rễ và số lƣợng rễ đƣợc trình bày ở bảng 3.4 Tỷ lệ ra rễ (%)
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của nồng độ IAA đến số lƣợng rễ của cây Công thức Tỷ lệ ra rễ (%) Số lƣợng rễ CT1 100 11,40 ± 1,62 CT2 96,7 11,45 ± 1,36 CT3 93,3 9,61 ± 0,44 CT4 50 6,73 ± 1,56
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, IAA ở nồng độ 50 ppm (CT1) gây hiệu ứng phát sinh rễ cao hơn so với ở các nồng độ còn lại, trong khi nồng độ 200 ppm gây hiệu ứng phát sinh rễ thấp nhất. Tỷ lệ ra rễ của hom cành ở các công thức CT1, CT2, CT3 và CT4 lần lƣợt bằng 100; 96,7; 93,3 và 50%.
Kết quả thu đƣợc của đề tài có sự khác biệt với kết quả thu đƣợc của tác giả Trần Huy Thái (1996) khi tiến hành nhân giống Hoắc hƣơng bằng giâm hom. Khi xử lý hom giống bằng IAA ở nồng độ 50 ppm, tỷ lệ ra rễ chỉ đạt 60% trong khi ở cùng nồng độ, kết quả thu đƣợc của chúng tôi bằng 100% [25].